Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Vai trò, liều dùng và một số lưu ý

Acid folic (vitamin B9) là dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ quá trình sản xuất DNA, RNA và tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong máu

Acid Folic (Vitamin B9) được khuyến nghị bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Từ đó, nhằm đảm bảo sức khỏe tối ưu nhất. Đặc biệt, đây là thành phần quan trọng với sức khỏe phụ nữ mang thai. Nó được khuyên dùng trong suốt thai kỳ. Nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ nhằm ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, nứt đốt sống,…

1. Acid Folic là gì?

Acid folic (vitamin B9) thuộc vitamin nhóm B, tan trong nước và tồn tại dưới dạng folate. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo, phân chia tế bào cũng như hình thành tế bào hồng cầu. Acid folic còn tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và các acid amin cần thiết cho tăng trưởng, phát triển. Dưỡng chất này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Phải kể đến như hoa quả, rau xanh, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thịt bò, thực phẩm lên men,… Với những vai trò trên, acid folic được khuyến nghị bổ sung hàng ngày. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai.

2. Tầm quan trọng của acid folic với sức khỏe

Acid folic là dưỡng chất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số vai trò của dưỡng chất này với sức khỏe con người đã được BCC tổng hợp.

2.1 Với người bình thường

Acid folic giúp tăng cường sản phẩm các tế bào khỏe mạnh. Cơ chế này giúp ngăn ngừa các thay đổi ở DNA và hỗ trợ phòng chống ung thư. Trong y học, đây là thành phần thiết yếu trong điều trị thiếu hụt acid folic hoặc bệnh thiếu máu do thiếu tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sản sinh hồng cầu, mang oxy từ phổi đến khắc các bộ phận. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ acid folic còn giúp ngăn chặn một số bệnh lý. Điển hình là lão hóa, loãng xương, trầm cảm, mất ngủ, đau cơ bắp, suy giảm trí nhớ,… Chưa kể, nó còn giúp cải thiện các triệu chứng sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như trầm cảm sau sinh, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực…

2.2 Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Bổ sung đầy đủ acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phòng ngừa dị tật bẩm sinh về tim và miệng như hở môi và vòm miệng. Thậm chí các dị tật nghiêm trọng như bệnh não, nứt đốt sống, vô sọ,… Thiếu dưỡng chất này quá nhiều so với mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc rối loạn tâm thần sau sinh. Bởi vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ liều lượng khuyến nghị.

acid folic là gì

3. Đối tượng nên và không nên bổ sung Acid folic

3.1 Ai nên bổ sung?

Hầu hết mọi người đều cần bổ sung đầy đủ acid folic hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu khác nhau tùy theo thể trạng, độ tuổi,… Bởi việc thừa, thiếu dưỡng chất này có thể gây hại đến sức khỏe. Do đó, cần cung cấp đủ liều để hạn chế tối đa tác dụng phụ với cơ thể. Nói chung, tất cả mọi người đều cần nạp đủ lượng vitamin B9. Trong đó, có một số nhóm đối tượng đặc biệt cần bổ sung vitamin này để duy trì sức khỏe:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh niên
  • Người trưởng thành và người cao tuổi
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần bổ sung hợp chất này trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là 3 tháng đầu. Sau đó, duy trì liều lượng ổn định theo khuyến nghị của bác sĩ.

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bầu mắc tiền sử bệnh lý dưới đây, cần bổ sung đầy đủ để ngăn ngừa em bé mắc dị tật bẩm sinh ở con cái. Cụ thể:

  • Tiền sử ở các đợt mang thai trước, thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh;
  • Tiền sử gia đình cha hoặc mẹ có người bị khuyết tật ống thần kinh;
  • Mẹ bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường;
  • Mẹ mắc hội chứng hồng cầu hình lưỡi liềm;
  • Đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh động kinh hoặc HIV như Fosphenytoin (Cerebyx), Phenobarbital (Luminal), Phenytoin (Dilantin), Primidone (Mysoline), Pyrimethamine (Daraprim), 5-Fluorouracil, Capecitabine (Xeloda),…

chế độ ăn giàu acid folic cho phụ nữ mang thai

3.2 Đối tượng không nên bổ sung

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng acid folic, một số đối tượng sau khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ:

  • Dị ứng với acid folic hoặc muối folate
  • Thiếu máu ác tính hoặc do thiếu vitamin B12
  • Chạy thận nhân tạo
  • Đặt stent mạch vành

Xem thêm:

4. Liều lượng acid folic khuyến nghị ở từng nhóm đối tượng

Tùy vào độ tuổi, thể trạng và trường hợp đặc biệt mà có nhu cầu acid folic khác nhau. Dưới đây là liều lượng khuyến nghị ở từng nhóm đối tượng:

Tuổi Liều lượng được khuyến nghị
0 – 6 tháng tuổi 65 mcg/ngày
7 – 12 tháng tuổi 80 mcg/ngày
1 – 3 tuổi 150 mcg/ngày
4 – 8 tuổi 200 mcg/ngày
9 – 13 tuổi 300 mcg/ngày
14 – 18 tuổi 400 mcg/ngày
Trên 19 tuổi 400 mcg/ngày
Phụ nữ mang thai 400 – 800 mcg/ngày
Phụ nữ cho con bú 500 mcg/ngày

Trường hợp sinh con mắc dị tật bẩm sinh như thiếu một phần não, nứt đốt sống, nếu có dự định sinh thêm con, cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thường trường hợp này cần đến 4.000 mcg acid folic/ ngày.

5. Phương pháp bổ sung acid folic an toàn, hiệu quả

5.1 Bổ sung từ thực phẩm

Rau củ quả, thịt bò, thực phẩm lên men là nguồn cung cấp lượng acid folic cần thiết dành cho bà bầu. Đây là nguồn bổ sung an toàn và hiệu quả. Một số thực phẩm giàu acid folic có thể tham khảo như:

  • Rau xanh: rau chân vịt, rau bina, đậu bắp,, măng tây, bông cải,…
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu nành, đậu hà lan,…
  • Một số loại hoa quả: cam, bưởi, quýt; chuối, bơ, dưa gang,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: bánh mì, ngũ cốc, bánh quy,…
  • Gan và thận động vật
  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Lòng đỏ trứng gà

một số thực phẩm giàu acid folic

5.2 Bổ sung bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp, việc bổ sung acid folic từ thực phẩm tự nhiên không đáp ứng đủ được nhu cầu người dùng. Khi đó, bổ sung thuốc, thực phẩm chức năng chứa dưỡng chất này rất cần thiết. Theo khuyến cáo trước khi mang thai, bạn nên uống một viên chứa khoảng 400 microgam acid folic/ ngày. Còn trong thai kỳ, phụ nữ được khuyên dùng 600 microgam acid folic/ ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, cả hai vợ chồng cần tầm soát sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản trước khi mang thai.
Lưu ý rằng lượng acid folic được khuyến nghị hàng ngày từ 400 đến 600 microgram. Hàm lượng acid folic không dư thừa quá nhiều có thể được thải qua nước tiểu và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trường hợp hấp thụ với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày kéo dài có thể gây nên một số tác dụng phụ. Phải kể đến như buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, động kinh,…

acid folic cho bà bầu

6. Một số tác dụng phụ cần tránh

Acid Folic hầu như không gây ra các dụng nào nếu sử dụng đúng liều. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:

  • Nôn, buồn nôn, tiêu chảy
  • Biếng ăn, ăn không ngon
  • Tích nước trên cơ thể như mặt, môi, lưỡi,…
  • Tức ngực, đau bụng, đau họng,…
  • Sưng đỏ, phồng rộp, phát ban trên da,…
  • Dễ cáu gắt và khó chịu
  • Khó nhận biết sự thiếu hụt vitamin B12, làm tăng nguy cơ tổn thương não và hệ thần kinh
  • Lão hóa nhanh các tế bào thần kinh
  • Tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức
  • Dư thừa acid folic khiến phụ nữ mang thai dễ bị kháng insulin và kìm hãm não bộ của thai nhi, trẻ nhỏ phát triển
  • Tăng cường mức độ co giật ở người mắc chứng rối loạn co giật
  • Tăng khả năng phát triển của các khối u cũng như nguy cơ tái phát ung thư

7. Acid folic và những câu hỏi thường gặp

Acid folic là dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mỗi người, tuy nhiên cần bổ sung dưỡng chất này với liều lượng phù hợp ở thời điểm thích hợp. Tổng hợp những thắc mắc thường gặp về acid folic:

7.1 Acid folic có phải là sắt không?

Rất nhiều người lầm tưởng acid folic là sắt. Do các chế phẩm bổ sung sắt thường chứa hợp chất này. Tuy nhiên, đây là hai dưỡng chất khác nhau. Acid folic (hay axit folic) không phải là sắt. Nó là hợp chất hòa tan của vitamin B9 và cần thiết với hầu hết mọi người. Đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang trong thai kỳ. Bổ sung đủ liều lượng acid folic được khuyến nghị giúp đảm bảo duy trì và phát triển ở trẻ.

7.2 Nên uống vitamin B9 khi nào?

Thời điểm bổ sung acid folic thích hợp nhất là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống cùng cà phê, trà hoặc rượu bia. Bởi nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ. Với phụ nữ, nên uống acid folic sau bữa ăn khoảng 30 phút với nước lọc hoặc 2 tiếng trước khi ngủ buổi tối để dạ dày dễ chịu hơn.

7.3 Có cần bổ sung dưỡng chất này cho nam giới không?

Tỷ lệ nam giới thiếu acid folic không nhiều. Tuy nhiên, bổ sung đầy đủ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp mọc tóc và ngăn ngừa trầm cảm. Đặc biệt, với nam giới chuẩn bị làm bố, cần bổ sung để cải thiện sức khỏe và chất lượng tinh trùng. Từ đó, tăng tỷ lệ thụ thai thành công và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Acid folic là gì?”. Đây là dưỡng chất thiết yếu cho mọi người. Đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai. Việc bổ sung đủ acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

cách tính chỉ số bmi

Chỉ số BMI – Công thức tính và ý nghĩa với sức khỏe

Chỉ số BMI là thước đo nhằm xác định tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe có thể...
vitamin d3 k2

Vitamin D3 K2 là gì? Công dụng và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin D3 K2 là gì? Dưỡng chất cần thiết cần được bổ sung đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe...
vitamin b3

Vitamin B3 (Niacin): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vitamin B3 (Niacin) là dưỡng chất thiết yếu, giúp đảm bảo sức khỏe hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và...