Vitamin B3 (Niacin): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vitamin B3 (Niacin) là dưỡng chất thiết yếu, giúp đảm bảo sức khỏe hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe làn da

Vitamin B3 (Niacin) là một phần của vitamin tổng hợp hàng ngày. Loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt là tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch và làn da. Vitamin B3 được tìm thấy trong nhiều thực phẩm tự nhiên, bao gồm sữa, thịt, men, bánh ngô, ngũ cốc,… Cơ thể không tự tổng hợp được mà cần bổ sung thông qua thực phẩm ăn hàng ngày. Vậy vitamin B3 là gì, lợi ích của nó với sức khỏe người như thế nào?

1. Vitamin B3 (Niacin) là gì?

Vitamin B3 (còn được gọi là Niacin, Axit nicotinic) tan trong nước và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Được sử dụng với hàm lượng lớn, vitamin B3 giúp cân bằng cholesterol bằng cách giảm triglyceride và cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL). Hợp chất này tan trong nước và cơ thể không thể tự tổng hợp đủ theo nhu cầu. Do đó, vitamin B3 cần được bổ sung từ thực phẩm tự nhiên cũng như thực phẩm chức năng. Tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý mà quy định lượng vitamin B3 phù hợp. Hàm lượng dư thừa được bài tiết qua nước tiểu.
Trong cơ thể, vitamin B3 tồn tại dưới 2 dạng với vai trò khác nhau:

  • Acid Nicotinic: Giảm Cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Niacinamide: Ngăn ngừa bệnh ung thư da và điều trị vảy nến.

Thuộc nhóm vitamin B3, Niacin hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm thành năng lượng. Đồng thời, tăng cường hiệu quả xúc tác của enzyme thực hiện quá trình này. Ngoài ra, nó còn tham gia truyền tín hiệu với cơ chế hoạt động như chất chống oxy hóa.

một số thực phẩm giàu vitamin b3

2. Vitamin B3 có tác dụng gì?

Vitamin B3 có vai trò quan trọng với hoạt động sống và sức khỏe của con người. Cụ thể:

2.1 Cân bằng chất béo

Từ những thế kỷ trước, vitamin B3 đã được sử dụng để điều trị cholesterol tăng cao trong máu. Dù giảm đến 5 – 20% cholesterol xấu nhưng có thể gây nên tác dụng phụ nếu điều trị kéo dài với số lượng lớn. Một số rủi ro phải kể đến như tổn thương gan, hệ tiêu hóa hoặc không dung nạp glucose. Bởi vậy, nó thường được dùng như chất hỗ trợ. Lưu ý, không tự điều trị bằng chất bổ sung niacin không kê đơn. Ngoài khả năng làm giảm Cholesterol xấu, vitamin B3 còn giúp tăng cường cholesterol tốt đến 15 – 35%. Niacin còn kích thích enzyme liên quan tổng hợp chất béo này nhằm làm giảm triglyceride trong máu.
Có thể thấy, loại vitamin này có vai trò quan trọng trong điều hòa cholesterol, giảm chất béo trong máu. Đồng thời, ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý tim mạch và huyết áp.

2.2 Ngăn ngừa bệnh lý tim mạch

Vai trò tiếp theo của Vitamin B3 mà BCC muốn giới thiệu là khả năng điều hòa cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giảm viêm, giảm oxy hóa và một số tình trạng như xơ cứng, xơ vữa động mạch. Thực tế đã chứng minh việc bổ sung vitamin B3 đơn lẻ hoặc kết hợp với statin giúp giảm các nguy cơ liên quan đến sức khỏe.

vitamin b3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

2.3 Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tấn công tế bào tạo insulin. Từ đó, gây thiếu hụt insulin và tích tụ đường không được chuyển hóa tốt trong máu. Người mắc tiểu đường type 1 có thể dùng vitamin B3 nhằm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng. Với bệnh tiểu đường type 2, dưỡng chất này giúp làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa biến chứng tim mạch.

2.4 Cải thiện sức khỏe da

Các yếu tố từ ánh nắng mặt trời và môi trường có thể gây hại đến làn da. Vitamin B3 được chứng minh có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư da. Các chế phẩm này được sử dụng dưới dạng uống hoặc bôi như kem dưỡng da.

niacinamide trong thực phẩm

2.5 Tăng cường chức năng não

Vitamin B3 giúp tăng cường hoạt động và đảm bảo chức năng não. Bởi đây là thành phần cấu tạo NAD và NADP nhằm cung cấp năng lượng cho cơ quan này hoạt động. Với một số bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, sương mù não có thể sử dụng Niacin như chất bổ sung. Với bệnh nhân Alzheimer, vitamin B3 giúp tăng cường sức khỏe não và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng này.

2.6 Ngăn ngừa bệnh viêm khớp phát triển

Viêm khớp là bệnh thường gặp, gây đau đớn và hạn chế khớp vận động. Việc sử dụng vitamin B3 giúp cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm NSAID.

cải thiện bệnh viêm khớp

2.7 Điều trị bệnh Pellagra

Bệnh Pellagra thường gặp ở người thiếu vitamin B3 trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do kém hấp thu hoặc rối loạn chuyển hóa. Bởi vậy, cần bổ sung vitamin B3 để điều trị căn bệnh này.

Xem thêm:

3. Cách sử dụng Vitamin B3

3.1 Liều dùng

Vitamin B3 được sử dụng bằng nhiều cách với hàm lượng khác nhau. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung niacin với liều lượng tối ưu nhất. Nó có thể được bổ sung từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Dưới đây là liều lượng khuyên dùng cho từng đối tượng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày, thường từ sữa mẹ
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 4mg/ ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6mg/ ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8mg/ ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 12mg/ ngày.
  • Đàn ông: 16 miligam/ ngày
  • Phụ nữ: 14 miligam/ ngày
  • Phụ nữ (có thai): 18 miligam/ ngày
  • Phụ nữ (cho con bú): 17 miligam/ ngày
  • Lượng tối đa hàng ngày cho người lớn ở mọi lứa tuổi: 35 miligam/ ngày

3.2 Cách uống an toàn và hiệu quả

Hàm lượng vitamin B3 phù hợp tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Do đó, mọi người cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Khi bác sĩ kê đơn vitamin B3, cần tránh dùng trong bữa ăn để giảm nguy cơ đau dạ dày. Loại vitamin này được sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng vào buổi tối và nên ăn nhẹ trước để phòng ngừa tác dụng phụ.

4. Một số tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B3

Niacin thường an toàn với hầu hết người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ. Trong đó, biểu hiện nhẹ phổ biến nhất là phản ứng bốc hỏa. Nó có thể gây bỏng, ngứa rát, đỏ mặt, tay, ngực, đau đầu. Việc bắt đầu với lượng nhỏ niacin và uống 325 mg aspirin trước mỗi liều niacin giúp làm giảm phản ứng này. Thường nó sẽ biến mất nhanh chóng sau khi cơ thể đã quen dần. Rượu có thể làm phản ứng thêm nặng nên cần tránh sử dụng lượng rượu.
Thuốc niacin kê đơn có lợi với người cholesterol cao, không dùng statin hoặc không kiểm soát được cholesterol thông qua việc sử dụng statin, chế độ ăn uống và tập luyện. Không sử dụng niacin theo toa vì cholesterol cao với phụ nữ mang thai. Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải như:

  • Khó chịu ở dạ dày, khí đường ruột, đau bụng, tiêu chảy
  • Đau đầu, đau miệng, chóng mặt, buồn nôn
  • Ngứa, phát ban, đỏ da
  • Tim đập loạn nhịp, thị lực yếu, mất vị giác, rối loạn tuyến giáp
  • Bệnh Gout, bệnh crohn, tổn thương gan, tiểu đường
  • Dị ứng, ngất xỉu, đột quỵ
  • Các tác dụng phụ này có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, trường hợp chuyển biến xấu, cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám.

5. Vitamin b3 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B3 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Dưới đây là một số thực phẩm giàu Niacin:

  • Gan, thịt gà hay cá hồi
  • Bánh mì, nấm, khoai tây nấm và khoai tây
  • Sữa bột

thực phẩm giàu vitamin b3

6. Một số lưu ý khi sử dụng Niacin

  • Khi bổ sung Vitamin B3, cần tuân theo ý kiến của bác sĩ. Bởi nó có thể gây dãn mạch, đánh trống ngực hoặc buồn nôn khó chịu. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể dịu sau 30 phút.
  • Không dùng chung với các loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, chống đông máu, hạ đường huyết,…
  • Bảo quản vitamin B3 ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Trường hợp quên uống cần sử dụng ngày nhớ ra. Nếu quá sát với liều tiếp theo, tuyệt đối không được uống hai liều cùng lúc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Vận động viên, người nghiện rượu cần bổ sung vitamin B3 liều cao hơn so với bình thường.
  • Người kém ăn, suy dinh dưỡng hay người cao tuổi có thể sử dụng sữa chứa vitamin B9 để thay thế.
  • Mua bổ sung vitamin B3 tại những nơi uy tín, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Xem thêm:

7. Tạm kết

Tổng kết lại, vitamin B3 là một vi chất có tầm quan trọng cực lớn đối với sức khỏe của cơ thể. Qua những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu rõ được giá trị của việc bổ sung vitamin B3 cho cơ thể nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe mỗi ngày. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (10 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng digeorge

Hội chứng DiGeorge là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng DiGeorge là rối loạn di truyền do mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22, gây ra hàng...
thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Cách thức chẩn đoán và điều trị

Thalassemia là bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin, gây thiếu máu kéo dài và ảnh...
hở hàm ếch

Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây khe hở ở môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến ăn...