Albumin là gì? Thành phần quan trọng của huyết thanh. Xét nghiệm Albumin giúp phát hiện các bệnh lý như suy gan, suy thận, đa u tủy xương…
Albumin là protein cần thiết và được tổng hợp nhiều tại gan. Xét nghiệm định lượng Albumin trong máu là kết quả không thể thiếu trong xét nghiệm sinh hóa khi kiểm tra sức khỏe. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng với những người nghi ngờ mắc một số bệnh lý. Phải kể đến như bệnh gan, thận, đa u tủy xương, suy nhược cơ thể,… Chỉ số này thường được chỉ định trong thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin huyết thanh. Vậy Albumin là gì? Xét nghiệm Albumin như thế nào và ý nghĩa kết quả chỉ số ra sao? Cùng BCC tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Albumin máu là gì?
Albumin là thành phần protein quan trọng của huyết thanh. Nó chiếm đến 58 – 74% hàm lượng protein toàn phần. Có 40% hàm lượng albumin trong huyết tương. Còn lại là nằm ở dịch ngoại bào với 60%.
Albumin máu đảm nhận một số chức năng quan trọng trong cơ thể như:
- Duy trì áp lực thẩm thấu keo trong máu và ngăn cho nước không bị rò rỉ khỏi mạch máu.
- Tăng cường acid amin hỗ trợ tổng hợp protein ở ngoại vi.
- Hỗ trợ liên kết, vận chuyển các chất được sản sinh trong quá trình chuyển hóa đi khắp cơ thể. Chẳng hạn như: acid béo, bilirubin, hormone steroid,…
Cơ quan duy nhất sản sinh albumin là gan (khoảng 10,5g Albumin mỗi ngày). Bởi vậy, chỉ số Albumin có thể phản ánh hoạt động và chức năng gan. Đồng thời, cảnh báo các dấu hiệu rối loạn, tổn thương trong cơ thể và hỗ trợ xác định một số bệnh lý. Tuy nhiên, thời gian đầu gan bị tổn thương chưa có dấu hiệu rõ rệt. Đó là do thời gian phân hủy của Albumin là từ 12 – 18 ngày nên hàm lượng albumin chưa giảm nhiều.
2. Xét nghiệm định lượng Albumin là gì?
Xét nghiệm Albumin giúp xác định chính xác hàm lượng Albumin trong máu. Đây là căn cứ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, tiến triển bệnh trong quá trình điều trị. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xét nghiệm và kê đơn thuốc phù hợp với hiệu quả điều trị. Đồng thời, nó còn hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý và hiệu quả hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt là gan và thận.
3. Thời điểm cần thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin trong máu
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm Albumin khi cơ thể gặp phải một số dấu hiệu bệnh lý. Trong đó, xét nghiệm này đặc biệt quan trọng trong việc xác định chính xác hoạt động và chức năng của một số cơ quan. Điển hình là gan, thận và một số cơ quan khác.
Bên cạnh đó, xét nghiệm Albumin máu và Prealbumin còn được thực hiện khi muốn giám sát, kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Hàm lượng Albumin không thay đổi nhanh như Prealbumin. Tuy nhiên, nó có thể giảm và biểu hiện tình trạng thiếu hụt Protein, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, người bệnh có thể cần thực hiện thêm xét nghiệm ALT, AST, GGT, Bilirubin để đánh giá chính xác kết quả sức khỏe.
Xét nghiệm Albumin thường chỉ định cho một số đối tượng xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu sau:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, khó tiêu, sụt cân đột ngột
- Vàng mắt, vàng da nghiêm trọng
- Sưng phù khu vực quanh mắt, bụng, chân tay, mắt cá chân
4. Yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ Albumin trong máu là gì?
Trong quá trình xét nghiệm Albumin, có một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ này. Do đó, để đảm bảo kết quả chính xác, BCC đã tổng hợp một số vấn đề cần lưu ý sau:
- Chỉ số Albumin trong quá trình xét nghiệm tăng do buộc garo lâu.
- Nồng độ Albumin thấp hơn thực tế do mẫu máu được lấy ở gần vị trí đang truyền dịch.
- Phụ nữ mang thai thường có nồng độ Albumin giảm đi và nồng độ Globulin tăng lên.
- Sử dụng thuốc làm tăng nồng độ Albumin. Ví dụ như: Steroid đồng hóa, dextran, androgen, insulin, progesterone, thuốc kháng viêm chứa steroids, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng,,…
- Dùng thuốc làm giảm hàm lượng Albumin. Ví dụ như: estrogen, thuốc bổ sung ion amoni, thuốc tránh thai, có hại cho gan,…
- Người bị mất nước thường bị tăng nồng độ Albumin.
5. Thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin huyết thanh
5.1 Trước khi xét nghiệm
- Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng.
- Ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
- Mặc quần áo thoải mái để tiện cho quá trình lấy máu.
5.2 Quy trình thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm máu
Chuyên viên xét nghiệm quấn dải băng quanh tay để làm giảm tốc độ máu chảy và tập trung lượng máu lớn ở chỗ cần lấy. Dùng cồn sát trùng vị trí tiêm và tiêm vào tĩnh mạch. Nếu cần thiết, có thể tiêm nhiều hơn 1 lần. Gắn ống vào vị trí máu chảy. Sau khi lấy đủ máu, tháo dải băng, xoa bông gòn lên chỗ vừa tiêm và dán băng cá nhân. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng, lúc bệnh nhân đói.
Xét nghiệm nước tiểu
Bệnh nhân lấy nước tiểu và mẫu được cho vào tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Tránh để nước tiểu nhiễm trùng bởi phân và không lẫn tạp chất như giấy vệ sinh trong mẫu. Thu thập nước tiểu lần cuối càng sắp hết 24 giờ càng tốt. Mẫu nước tiểu sau đó được chuyển đến đơn vị thực hiện xét nghiệm Albumin.
6. Cách đọc kết quả xét nghiệm định lượng Albumin
6.1 Giá trị chỉ số Albumin bình thường
- Trẻ 0 – 4 tháng tuổi: Hàm lượng Albumin là 2,0 – 4,5 g/dL;
- Trẻ 4 – 16 tháng tuổi: Hàm lượng Albumin là 3,2 – 5,2 g/dL;
- Người lớn trên 16 tuổi: Hàm lượng Albumin là 3,5 – 4,8 g/dL hay (35 – 48 g/L).
6.2 Giá trị chỉ số Albumin bất thường
Định lượng Albumin giảm
- Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Mắc bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, lạm dụng bia, rượu), thận, tiểu đường, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, sốc, viêm nhiễm, đặc biệt là hậu phẫu.
- Bệnh về đường ruột, đường tiết niệu, suy tim, nhược giác, bỏng, đa u tủy xương, ung thư hạch bạch huyết Hodgkin
- Tình trạng rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp,…
Định lượng Albumin cao
- Nồng độ Albumin tăng cao có thể do một số nguyên nhân sau:
- Cơ thể mất nước, mắc viêm tụy cấp
- Phụ nữ mang thai
- Người mới hiến máu hoặc xét nghiệm máu gần đây
- Buộc garo lâu
- Chế độ ăn uống giàu chất đạm
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm chỉ số albumin bất thường, cần tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, cần phải kết hợp chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện lành mạnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng sai cách các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khi chưa có sự đồng ý của các chuyên gia.
7. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Albumin là gì?”. Xét nghiệm Albumin huyết thanh là một phần không thể thiếu trong khám sức khỏe định kỳ. Chỉ số này giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của gan, thận và một số bệnh lý khác. Nhờ đó, bạn có thể được điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng cuộc sống. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.