Chỉ số acid uric là gì? TIPs duy trì nồng độ ổn định

Chỉ số acid uric là gì? Nồng độ acid uric tăng cao cảnh báo các vấn đề sức khỏe cùng chi tiết giải pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Chỉ số acid uric tăng cao trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Chẳng hạn như bệnh gout, sỏi thận,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về acid uric. Đặc biệt là tác động của nó đến sức khỏe. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, việc tự tìm hiểu về acid uric trở nên quan trọng hơn cả. Việc kiểm tra nồng độ acid uric trong máu giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chỉ số acid uric là gì và vai trò của xét nghiệm acid uric trong quá trình chẩn đoán bệnh.

1. Tổng quan về Acid uric

1.1 Chỉ số Acid uric là gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa chất đạm (các chất có nhân purin) từ thực phẩm được tạo thành trong cơ thể. Sau khi hòa tan trong máu, chúng được đưa tới thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Đây là hợp chất lần đầu được phân lập từ sỏi thận bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele năm 1776. Ông cũng lần đầu tiên tổng hợp acid uric bằng cách dùng glycine để nấu chảy ure năm 1882.
Để tạo acid uric, cần cả quá trình nội sinh và ngoại sinh:

  • Ngoại sinh: từ thức ăn chứa purin khoảng 100-200mg/ ngày. Một số thực phẩm chứa nhân purin như: nội tạng động vật, cá biển, hải sản, bia rượu,…
  • Nội sinh: từ quá trình chuyển hóa acid nucleic trong cơ thể khoảng 600mg/ ngày. Nó diễn ra chủ yếu tại gan, một phần nhỏ ở niêm mạc ruột.

1.2 Ý nghĩa của chỉ số acid uric

Chỉ số acid uric cao do một số nguyên nhân. Có thể là quá trình tăng cung cấp, tăng tạo. Hoặc giảm thải trừ acid uric uric qua thận. Hoặc đồng thời xảy ra cả hai quá trình. Nồng độ acid uric trong máu cao và kéo dài có thể dẫn đến bệnh gout (gút). Những hạt lắng đọng trong và quanh khớp dẫn đến sưng và viêm khớp. Một số hạt lắng lại dưới da tạo thành hạt tophi, kéo dài gây nên sỏi thận và suy thận.
Chỉ số axit uric giúp đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể người bệnh. Để đo chỉ số này, người bệnh cần làm xét nghiệm định lượng acid uric. Điều này rất quan trọng trong quá trình đánh giá, chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý liên quan. Chưa kể, nó còn phản ánh rõ mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. Từ đó, có thể đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể, nó giúp theo dõi nồng độ acid uric của người bệnh ung thư đang trải qua hóa trị hay xạ trị. Ngoài ra, còn có thể theo dõi nguy cơ lắng đọng urat ở thận và suy thận.

1.3 Chỉ số acid uric phản ánh điều gì?

Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên của base purin. Khi tế bào chết đi, Acid uric nội sinh được chuyển hóa từ chất đạm có nhân purin. Acid uric ngoại sinh có trong các chất đạm chứa nhân purin trong một số thực phẩm và đồ uống. Đa phần acid uric được thận đào thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, các thực phẩm này làm tăng lượng tổng hợp acid uric. Ngoài ra, suy giảm chức năng thận hoặc sử dụng kéo dài các loại thuốc giảm đào thải acid uric khiến lượng acid uric tăng cao.
Ở giai đoạn ban đầu của bệnh gout, acid uric tăng cao trong máu mà không có triệu chứng hay cơn gút cấp. Khi acid uric tăng lên kéo dài, tinh thể urat có thể lắng đọng trong các khớp. Điều này gây ra viêm khớp cấp và cơn gout cấp. Các biểu hiện tăng acid uric máu tiến triển thành bệnh gout.
Ngoài ra, acid uric cũng gây ra oxy hóa LDL trong quá trình xơ vữa động mạch. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến lớp nội mạc bằng cách kích hoạt bạch cầu và tăng tương quan với các chất gây viêm. Acid uric cũng lắng đọng trong tế bào nội mô bị rối loạn chức năng. Đồng thời, gây ra viêm, mảng xơ vữa và các bệnh lý tim mạch. Các tinh thể natri urat trong vùng tủy thận của những người mắc bệnh gout mạn tính có thể gây viêm thận ống kẽ thận mạn tính. Còn khi lắng đọng trong đường niệu lại gây sỏi thận.

đọc kết quả chỉ số acid uric

2. Xét nghiệm acid uric

2.1 Mục đích của xét nghiệm acid uric

Acid uric trong cơ thể được tinh lọc qua thận. Sau đó, được đào thải qua nước tiểu hoặc mồ hôi. Có đến 95% acid uric được tái hấp thu trong ống lượn gần và bài xuất ở ống lượn xa. Nguồn thức ăn chứa đạm, đồ uống có cồn như bia rượu cùng tình trạng suy giảm chức năng thận. Đây là những nguyên nhân điển hình làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Từ đó, làm tăng khả năng lắng đọng của các tinh thể urat tại các khớp và mô mềm. Nguyên nhân chính gây nên bệnh Gout.
Vậy tác dụng của xét nghiệm chỉ số acid uric là gì? Xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid uric trong máu giúp chẩn đoán bệnh Gout. Đồng thời, hỗ trợ theo dõi khả năng đáp ứng của bệnh xuyên suốt quá trình điều trị. Tác dụng này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá chức năng thận.

2.2 Đối tượng và lưu ý khi xét nghiệm acid uric máu

Một số đối tượng thường được chỉ định làm xét nghiệm acid uric máu như:

  • Người thường xuyên đau nhức xương khớp và nghi ngờ bị gout
  • Người đang hoặc sắp hóa xạ trị
  • Người thường xuyên tái phát sỏi thận
  • Người có tiền sử mắc bệnh gout
  • Người béo phì, mắc bệnh đái tháo đường
  • Người tiêu thụ nhiều chất đạm hải sản
  • Người tiêu thụ nhiều rượu, bia

Xét nghiệm chỉ số acid uric sử dụng mẫu bệnh phẩm là huyết tương. Chúng được tách từ máu toàn phần chống đông Heparin. Do đó, người bệnh nên nhịn ăn từ 4 – 8 tiếng. Đồng thời, nhưng dùng thuốc, thực phẩm chức năng, chất kích thích và đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm. Điều này giúp đảm bảo kết quả chính xác.

Xem thêm:

2.3 Xét nghiệm acid uric có ý nghĩa gì? Chỉ số acid uric bao nhiêu là bình thường?

Lượng acid uric trong máu ở mức bình thường, ổn định nằm trong khoảng dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l với nữ). Để duy trì chỉ số này, cơ thể cần cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải các chất. Cụ thể:
Nồng độ acid uric trong máu nam giới: 210 – 420 umol/L (5,1 ± 1,0 mg/dl). Tổng lượng acid uric trong cơ thể là khoảng 1200mg.
Nồng độ acid uric trong máu nữ giới: 150 – 350 umol/L (4,0 ± 1mg/dl). Tổng lượng acid uric trong cơ thể là khoảng 600mg.
Việc tăng giảm nồng độ acid uric bất thường cũng cảnh báo một số vấn đề của cơ thể. Cụ thể:

  • Mức độ 1: Nồng độ acid uric trong máu < 6,5 mg/dl (< 380 μmol/lít): Bình thường.
  • Mức độ 2: Nồng độ acid uric trong máu 6,5 – 7,2mg/dl (380 – 420 μmol/lít): Có thể chấp nhận.
  • Mức độ 3 và 4: Nồng độ acid uric trong máu 7,2 – 8,2mg/dl (420 – 480 μmol/lít) và 8,2 – 10 mg/dl (480 – 580 μmol/lít): Tần suất xuất hiện dấu hiệu của bệnh gout cấp tăng cao. Các triệu chứng lâm sàng này chưa tiến triển thành bệnh mà chỉ gọi là “Tăng acid uric máu”.
  • Mức độ 5 và 6: Nồng độ acid uric trong máu 10 – 12 mg/dl (580 – 700 μmol/lít) và > 12 mg/dl (> 700 μmol/lít): Thường xuất hiện ở giai đoạn gout mạn tính, khi xuất hiện các hạt tophi dưới da – tinh thể urat tại các khớp. Các khớp viêm nhiễm và sưng tấy gây đau đớn.

Mọi yếu tố làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải này đều làm tăng acid uric trong máu. Cụ thể là tình trạng tăng tổng hợp hoặc giảm thải trừ acid uric.

3. Acid uric tích tụ trong cơ thể như thế nào? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Purin là thành phần thiết yếu giúp cơ thể chuyển hóa thành acid uric. Lượng purin được cung cấp quá lớn dẫn đến tình trạng dư thừa acid uric. Chúng bắt đầu tích tụ và hình thành nên các tinh thể muối urat nếu không được loại bỏ kịp thời. Những tinh thể này có thể lắng đọng trong các màng hoạt dịch của khớp. Từ đó, gây nên bệnh gout và một số dạng viêm khớp khác. Chưa kể, chúng còn có thể tích tụ trong thận và hình thành sỏi thận.
Các dấu hiệu biểu hiện không quá rõ ràng khi cơ thể bị tăng acid uric máu nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này càng kéo dài càng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thậm chí, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn một số cơ quan như: xương, khớp, gân, dây chằng,… Ngoài ra, nồng độ acid uric cao cũng liên quan đến một số bệnh sau: Bệnh thận, tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa,…

4. Các phương pháp giúp kiểm tra nồng độ acid uric

Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm tra nồng độ acid uric đã được BCC tổng hợp:

4.1 Xét nghiệm nước tiểu

Mẫu bệnh phẩm nước tiểu được thu thập, đựng hộp đựng. Đồng thời, tiến hành bảo quản trong tủ lạnh và gửi đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Loại xét nghiệm này được chỉ định trong một số trường hợp:
Các triệu chứng liên quan đến sỏi thận. Điển hình là: đau dữ dội vùng bụng dưới, hông, háng hoặc lưng; Nước tiểu lẫn máu, màu đục và có mùi hôi; Khó tiểu, tiểu lắt nhắt và đau khi tiểu tiện; Thường xuyên buồn nôn, nôn mửa; Sốt, ớn lạnh….
Người đang bị bệnh gout và bác sĩ yêu cầu theo dõi khả năng mắc sỏi thận.

4.2 Xét nghiệm máu

Bệnh nhân thường được lấy mẫu máu tĩnh mạch cánh tay. Máu được thu thập và đựng trong lọ hoặc ống nghiệm. Lúc này, người bệnh có thể thấy khó chịu nhưng các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Phương pháp xét nghiệm này được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Các triệu chứng liên quan đến bệnh gout như đau nhức, sưng, tấy đỏ,… ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối
  • Đã hoặc đang điều trị ung thư
  • Nếu đang sử dụng hoặc muốn ngưng dùng một số loại thuốc Aspirin, Niacin (vitamin B-3)… người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric.

xét nghiệm chỉ số acid uric

5. Các triệu chứng khi chỉ số acid uric tăng cao là gì?

Chỉ số acid uric tăng cao khiến cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Gout: Gout là bệnh viêm khớp do tinh thể urat tích tụ trong khớp. Chúng đọng lại và tích tụ ở các mô bao quanh các khớp. Chẳng hạn như khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, bàn tay, đầu gối, mắt cá chân… Từ đó, gây đau, sưng và viêm các khớp. Nếu nồng độ acid uric tăng cao trong máu không được điều trị cân bằng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là tại khớp, thận và một số cơ quan khác.
    Acid uric được đào thải khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Vì vậy, xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu được thực hiện giúp chẩn đoán bệnh gout. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng chưa rõ rệt nên chưa xác định chính xác bệnh. Ở giai đoạn tiếp theo, chỉ số acid uric tăng kéo dài khiến tinh thể urat lắng đọng tại khớp và gây đau khớp. Khi đó, bệnh gout mới được chẩn đoán chính xác.
  • Đau khớp: Nồng độ acid uric tăng cao gây viêm khớp và đau nhức ở nhiều vị trí khớp. Không chỉ ở ngón chân.
  • Sỏi thận: Tinh thể urat lắng đọng lại và hình thành nên sỏi trong thận. Nó gây đau lưng và nghiêm trọng hơn là suy giảm chức năng thận.
  • Người có chỉ số acid uric cao có nguy cơ tái phát gout cao hơn. Đặc biệt là các cơ gout kéo dài với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.

sưng tấy khớp chân

6. Các nguyên nhân gây tăng uric acid trong máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lượng acid uric trong máu tăng cao. Cụ thể:

6.1 Yếu tố di truyền

Di truyền là nguyên nhân hiếm gặp làm tăng lượng acid uric trong máu. Tuy nhiên, điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra trong quá trình trao đổi chất cũng khiến cơ thể gặp tình trạng này. Điển hình là hội chứng Lesch-Nyhan. Nó khiến quá trình trao đổi purin bẩm sinh ở người gặp vấn đề. Đó là do khiếm khuyết gen (hình thành protein rất quan trọng nhằm loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể) là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hay HPRT1. Thiếu enzyme này, cơ thể rất dễ bị tăng acid uric trong máu. Nó gây nên bệnh gout, tổn thương thận, bàng quang hoặc một số vấn đề về thần kinh.

6.2 Sự gia tăng chuyển hóa purine

Nguyên nhân này thường xảy ra ở người bệnh có khối u phát triển nhanh. Điển hình là u xơ đa bào, ung thư di căn, bệnh bạch cầu,… Quá trình tiến hành hóa trị liệu có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu do hội chứng phân tách khối u. Nó có thể tiêu diệt lượng lớn tế bào ung ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào máu.

6.3 Giảm bài tiết, thải trừ acid uric

Sự giảm bài tiết acid uric rất quan trọng trong quá trình duy trì và cân bằng nồng độ acid uric trong cơ thể. Do đó, nếu cơ chế này gặp vấn đề, cơ thể có nguy cơ tăng acid uric trong máu cao. Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh thận mạn tính. Đó là bởi thận mất khả năng lọc và đào thải chất thải ra ngoài cơ thể. Trong khi acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Bởi vậy, quá trình đào thải acid uric gặp nhiều vấn đề dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến trao đổi chất hay nội tiết cũng làm giảm khả năng bài tiết acid uric.

6.4 Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu purin. Việc bổ sung quá nhiều khiến lượng acid uric dư thừa tích tụ lại, dẫn đến làm lượng axit uric tăng cao. Điển hình là nội tạng động vật, thịt đỏ, rượu bia, bia… Ngoài ra, ăn kiêng quá mức và tập thể dục cường độ cao cũng làm tăng lượng acid uric trong máu và giảm bài tiết. Đó chính là cơ chế tự phân hủy năng lượng. Trong khi thận không thể bài tiết chúng hiệu quả.

thực phẩm làm tăng lượng acid uric

6.5 Một số nguyên nhân khác

  • Tăng acid uric máu tiên phát (30% bệnh nhân Gout thuộc loại vô căn)
  • Rối loạn gen, thiếu enzym HPRT1 làm tăng acid uric trong máu và gây nên bệnh Gout
  • Bệnh lý làm giảm chức năng thanh lọc acid uric của thận, bệnh về máu
  • Suy giảm chức năng thận do suy thận, nghiện rượu, hỏng ống thận xa, sử dụng thuốc làm giảm tải acid uric qua nước tiểu (aspirin, thuốc lợi tiểu),…
  • Gia tăng chuyển hóa tế bào: u lympho, ung thư
  • Thiếu máu do tan máu: sốt rét, thiếu G6PD
  • Thực phẩm chứa hàm lượng purin cao: nội tạng, thịt đỏ, hải sản, tiêu thụ lượng lớn đồ uống có cồn,…
  • Béo phì
  • Nhịn đói, ăn kiêng, tập thể dục quá sức
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao… để điều trị bệnh khác
  • Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, suy giáp, ngộ độc chì

7. Cách thức điều trị khi tăng acid uric máu

  • Nồng độ dưới 10mg/dl hay 600 micromol/l

Với tình trạng tăng acid uric máu không có triệu chứng với chỉ số ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl hay 600 micromol/l). Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để không tạo thêm acid uric. Cụ thể, bệnh nhân hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như đạm động vật, ăn nhiều rau quả và không sử dụng rượu bia. Trong trường hợp, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh mà acid uric vẫn cao. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc.

  • Nồng độ trên 12mg/dl (710 micromol/l)

Nếu nồng độ acid uric trong máu ở mức trên 12mg/dl (710 micromol/l), người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi đó, việc sử dụng thuốc điều trị hạ acid uric rất cần thiết. Thường chỉ định với bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều. Acid uric cấp tính xuất hiện ở bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa xạ trị. Trong trường hợp này, có thể dùng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu. Phương pháp này giúp tránh tình trạng suy thận cấp.

  • Nồng độ trên 10mg/dl

Ngoài ra, nếu tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl diễn ra thường xuyên. Trong khi kháng biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống. Hoặc gia đình có tiền sử bị gút, bị sỏi thận với nồng độ acid uric máu tăng cao. Thậm chí, thận xuất hiện các dấu hiệu tổn thương. Khi đó, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc giảm acid uric. Một số loại thuốc giúp điều trị hội chứng tăng acid uric máu như: thuốc ức chế men xanthin oxidase (allopurinol, thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase).
Chú ý, không sử dụng nhóm thuốc tăng thải acid uric qua thận như probenecid nếu bệnh nhân có một số biểu hiện sau. Cụ thể: tiền sử hoặc đang mắc sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Xem thêm:

8. Phòng ngừa nồng độ acid uric trong máu cao

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng chỉ số acid uric trong máu cao, cần lưu ý:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Cụ thể: không ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ (thịt bò, thịt dê…); hải sản (tôm, mực, cua,…); nội tạng động vật (gan, phổi, lách,…); Bổ sung một số thực phẩm giàu chất xơ làm giảm khả năng hấp thu đạm như: atiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa leo… Hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm làm tăng nguy cơ kết tinh urat gây sỏi thận. Chẳng hạn như nem chua, dưa hành muối, hoa quả chua, canh chua…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước) để tăng cường chức năng và đảm bảo hoạt động của thận.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích chứa nhiều cồn và gas như rượu, bia, chè, cà phê,..
  • Với người không mắc bệnh lý tim mạch, có thể sử dụng các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước soda.. để kiềm hóa nước tiểu, tăng cường đào thải acid uric
  • Duy trì cân nặng và chỉ số BMI theo khuyến cáo nhằm làm giảm áp lực lên khớp
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Tránh thức khuya và stress
  • Vận động phù hợp như đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga,… giúp tăng cường trao đổi chất.
  • Sử dụng thuốc giảm acid uric máu theo chỉ định của bác sĩ
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là chỉ số acid uric. Nếu xuất hiện các triệu chứng, cần thăm khám ngay để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “chỉ số acid uric là gì?”. Chỉ số acid uric là công cụ quan trọng hỗ trợ đánh giá mức độ acid uric trong cơ thể. Việc đo lường chỉ số acid uric giúp phát hiện và theo dõi các vấn đề liên quan đến nồng độ acid uric tăng cao. Chẳng hạn như bệnh gout, suy giảm chức năng thận, hoặc một số căn bệnh khác. Nhờ đó, các chuyên gia y tế có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...