Chỉ số AST là gì? Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng gan và một số bệnh lý liên quan nhằm đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả
AST là một loại enzyme phổ biến. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong các tế bào gan và thận. Hoặc một số ít có trong cơ tim và cơ xương. Mức độ tăng của chỉ số AST có thể là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan. Đồng thời, cũng có thể cảnh báo thương tổn đến các cơ quan khác như tim hay thận. Vì vậy, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm AST cùng với các xét nghiệm khác. Từ đó, có thể đánh giá chức năng gan và một số cơ quan khác. Xem ngay bài viết dưới đây để nắm bắt toàn bộ thông tin nhằm giải đáp chỉ số AST là gì.
Nội dung
1. Chỉ số AST là gì?
AST (Aspartate transaminase – ) là một loại enzyme có nhiều ở các tế bào gan và thận. Chỉ một lượng nhỏ có trong cơ tim và cơ bắp. AST còn được gọi với cái tên khác là SGOT (Glutamic – Oxaloacetic Transaminase). Đây là chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan. Bởi vậy, xét nghiệm AST được thực hiện để xác định nồng độ của men AST trong cơ thể. Tùy từng loại và tình trạng bệnh mà chỉ số biến động. AST tăng cao cảnh báo tương ứng mức độ tổn thương tế bào gan.
Nồng độ AST trong máu bình thường ở mức rất thấp và duy trì ổn định. Thường nằm trong khoảng 20 – 40 UI/L. Trong trường hợp cơ thể mắc một số bệnh lý như ở gan, tim, cơ xương, thận, chúng sẽ giải phóng AST vào máu. Từ đó, làm tăng cao nồng độ AST. Không có nồng độ tối đa của men gan này trong máu. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào tình trạng người bệnh.
2. Xét nghiệm AST là gì?
2.1 Khái niệm
Xét nghiệm AST là một loại xét nghiệm máu. Nó giúp đánh giá tổn thương tế bào gan nhờ sự chỉ điểm của các aminotransferase. Bao gồm: aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT). AST có nhiều trong gan, cơ tim, cơ xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu,… Do đó, với xét nghiệm này, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh lý gan, bệnh gan mật, chứng nhồi máu cơ tim, tổn thương xương,… Đồng thời, giúp bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp và theo dõi hiệu quả điều trị.
Gan là bộ phận quan trọng giúp sản xuất mật phân hủy thức ăn. Đồng thời, loại bỏ các chất độc hại khỏi máu và sản xuất protein hỗ trợ đông máu. AST được sản xuất chính bởi gan với định lượng thường thấp. Gan xuất hiện tổn thương kéo theo lượng AST trong máu tăng cao. Xét nghiệm AST được thực hiện dựa trên mẫu máu bệnh phẩm. Để xác định chính xác mức độ tổn thương gan, bác sĩ thường chỉ định thêm một số xét nghiệm khác. Cụ thể là ALT, GGT,… cùng các phương pháp chẩn đoán như siêu âm, fibroscan,…
2.2 Khi nào cần đến xét nghiệm AST?
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm AST với các bệnh nhân có một số biểu hiện rối loạn chức năng gan sau:
- Vàng da và mắt
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi
- Thể trạng yếu
- Bụng chướng hoặc sưng đau, đặc biệt là vùng hạ sườn phải
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Ngứa da, nổi mẩn ngứa
- Nước tiểu sẫm màu còn phân có màu vàng nhạt
- Phù nề ở chân và mắt cá chân
- Bầm tím
Ngoài ra, xét nghiệm AST cũng được thực hiện cùng các xét nghiệm khác. Từ đó, có thể đánh giá tình trạng sức khỏe trong một số trường hợp có nguy cơ mắc các bệnh về gan. Cụ thể:
- Tiếp xúc với virus viêm gan
- Thường xuyên uống nhiều đồ uống có cồn
- Uống thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan
- Béo phì, thừa cân
- Tiểu đường, các hội chứng chuyển hóa và bệnh lý tim mạch
- Người thân hoặc bản thân Có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị
2.3 Ý nghĩa của xét nghiệm AST
Xét nghiệm AST giúp xác định nồng độ AST trong máu. Với người bình thường, nồng độ này nằm trong khoảng 20 – 40 UI/L. Đồng thời, có sự khác biệt về chỉ số này ở nam và nữ. Nam giới thường có nồng độ AST cao hơn. Nếu men gan tăng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình ( <200UI/L), người bệnh có thể mắc phải một số tình trạng sau: Viêm gan mạn tính Tổn thương gan, xơ gan, sẹo gan Tắc nghẽn ống mật Nếu chỉ số AST tăng cao >200 UI/L, thậm chí cao hơn 1000 UI/L, có thể là cảnh báo của một số bệnh lý:
- Viêm gan siêu vi cấp tính
- Tổn thương gan do khói thuốc lá, các loại thuốc điều trị,…
- Suy gan, sốc gan
- Trụy mạch lâu
Chỉ số men gan tăng cao có thể báo tính trạng mắc một số bệnh lý. Do đó, cần xét nghiệm định kỳ 3 – 6 tháng để kiểm tra nồng độ AST trong máu. Ngoài ra, cần thực hiện thêm một số phương pháp khác để đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe.
Xem thêm:
- Chỉ số ALT là gì? Căn cứ đánh giá sức khỏe gan
- Chỉ số AFP là gì? Một số cảnh báo khi AFP tăng cao cần lưu ý
3. Mục đích của xét nghiệm AST
Xét nghiệm máu AST giúp phát hiện các tổn thương tế bào, đặc biệt là trong gan. Bởi các tổn thương này có thể khiến AST rò rỉ vào máu. Vì vậy, xét nghiệm máu AST giúp xác định, chẩn đoán các vấn đề về gan. Ngoài ra, loại xét nghiệm này còn được chỉ định nhằm xác định thêm các tình trạng bệnh lý khác. Hoặc tổn thương tế bào nào đó bên trong cơ thể. Tóm lại, xét nghiệm AST hỗ trợ sàng lọc, theo dõi hoặc chẩn đoán tình trạng gan cùng một số bệnh lý khác. Cùng BCC tìm hiểu chi tiết về mục đích của loại xét nghiệm này.
3.1 Sàng lọc
Sàng lọc, tức là kiểm tra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước khi xuất hiện các triệu chứng. Bác sĩ thường khuyến cáo nên sàng lọc bệnh bằng xét nghiệm men gan (xét nghiệm AST) nếu bệnh nhân có các dấu hiệu cảnh báo như:
- Nghiện rượu
- Thừa cân, béo phì
- Bệnh tiểu đường
- Tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh gan
- Phơi nhiễm với virus viêm gan
- Dùng chung kim tiêm tiêm chích ma túy
Chưa kể, do xét nghiệm AST được bao gồm trong các xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá sức khỏe tổng thể. Chẳng hạn như bảng chuyển hóa toàn diện. Vậy nên, bạn có thể được xét nghiệm AST dù không có các yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gan.
3.2 Theo dõi
Nếu bạn mắc bệnh về gan, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm AST. Nó như một phần quan trọng trong quá trình kiểm tra định kỳ. Từ đó, có thể theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe. Liệu phác đồ điều trị này có hiệu, đang được cải thiện hay xấu đi. Hoặc cần điều chỉnh ra sao cho phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm AST và xét nghiệm men gan nếu đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến gan.
3.3 Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm AST nhằm chẩn đoán nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến các vấn đề gan. Dù bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác và toàn diện từ chỉ số AST. Tuy nhiên, đây là chỉ số rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán.
4. Quy trình tiến hành xét nghiệm AST
Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ dựa trên triệu chứng mà bệnh nhân cung cấp. Sau đó, nếu có nghi ngờ về chỉ số AST tăng cao, họ sẽ chỉ định làm xét nghiệm.
Mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch. Nhân viên y tế sát trùng vị trí lấy máu (thường ở tĩnh mạch cánh tay) và rút một lượng vừa đủ cho vào ống nghiệm. Mẫu máu sẽ được chuyển đến phòng máy phân tích và đưa ra kết quả.
Kết quả xét nghiệm AST giúp đánh giá tình trạng tổn thương gan. Tuy nhiên, không thể đánh giá chính xác và toàn diện. Do đó, khi có kết quả bất thường từ xét nghiệm AST, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm liên quan. Chẳng hạn như ALT, ALP, GGT, Albumin,…
5. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm chỉ số AST là gì?
- Không cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm.
- Không sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị vài ngày trước xét nghiệm.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về các triệu chứng, tình trạng bệnh, tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
- Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức.
- Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục. Hoặc một số loại thuốc tác động đến hoạt độ của men AST.
- Trong một số trường hợp, xét nghiệm AST sẽ cho ra kết quả tăng bất thường. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm liên quan khác để đưa ra kết luận chính xác. Chẳng hạn như xét nghiệm ALT (Alanine aminotransferase), GGT (Gamma glutamyl transferase), ALP (Alkaline phosphatase), Albumin, Bilirubin, xét nghiệm tiểu cầu,…
6. Cách đọc kết quả chỉ số AST
6.1 Chỉ số AST bình thường
Chỉ số AST ở mức bình thường có sự khác nhau giữa nữ giới, nam giới và độ tuổi.
- Nữ giới: 9 đến 32 đơn vị/lít (< 35 U / L)
- Nam giới: 10 đến 40 đơn vị/lít (< 50 U/L)
- Sơ sinh và trẻ em: < 60 U/ L.
Trên đây chỉ là mức định lượng tham khảo. Do đó, khi có kết quả xét nghiệm AST, người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ để hiểu rõ ràng và chính xác về tình trạng sức khỏe.
6.2 Chỉ số AST bất thường
Chỉ số AST trong máu bình thường nằm trong khoảng 5 – 40 đơn vị/ lít huyết thanh. Tuy nhiên, tùy theo giới tính, độ tuổi hoặc bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt mà chỉ số này có sự biến động. Nếu AST vượt quá giới hạn, đây có thể là cảnh báo cơ thể mắc các bệnh lý hoặc vấn đề về gan.
-
Chỉ số AST bình thường
Những người không gặp vấn đề gì về gan thì chỉ số AST thường < 40 UI/L và được duy trì ổn định. Nếu kết quả xét nghiệm cho ra chỉ số AST trong máu tăng cao thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Thường bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để đảm bảo tính chính xác trong chẩn đoán. Đồng thời, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
-
Chỉ số AST tăng nhẹ
Chỉ số AST tăng nhẹ trong máu được quy định định mức dưới 100 UI/L. Đây là dấu hiệu của viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, vàng da tắc mật,…
-
Chỉ số AST tăng vừa
Chỉ số AST trong máu tăng vừa với nồng độ không vượt quá 300 UI/L. Đây là dấu hiệu phổ biến về tổn thương gan do người bệnh sử dụng quá nhiều rượu, bia.
-
Chỉ số AST tăng cao
Nồng độ AST trong máu vượt quá 3000 UI/L được quy định là tăng cao. Nó thường gặp chủ yếu ở các trường hợp gây hoại tử tế bào gan. Chẳng hạn như viêm gan, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,…
7. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số AST tăng
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm tăng chỉ số AST:
7.1 Mắc bệnh viêm gan do virus
Cơ thể nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E dẫn đến viêm gan và làm tăng chỉ số AST. Tăng dưới 2 lần là tăng nhẹ. Tăng từ 2 – 5 lần là mức độ trung bình. Còn tăng trên 5 lần là tăng cao. Trong trường hợp viêm gan tối cấp, chỉ số AST trong máu có thể lên đến 5000 UI/L.
7.2 Lạm dụng bia rượu
Chất kích thích như bia, rượu làm các tế bào gan bị tổn thương. Tình trạng lạm dụng kéo dài khiến mức độ tổn thương càng nặng. Điều này khiến nồng độ AST có thể tăng lên từ 2 – 10 lần giới hạn bình thường.
7.3 Tình trạng suy gan cấp hoặc sốc gan
Chỉ số AST có thể tăng cao gấp chục lần nếu cơ thể bị suy gan hoặc sốc gan.
7.4 Sử dụng các loại thuốc uống
Thuốc điều trị bệnh nào đó có thể gây ra một số tác động không mong muốn đến quá trình chuyển hóa của gan. Nó có thể gây ngộ độc tế bào gan và viêm gan cấp tính. Khi đó, nồng độ AST có thể tăng đến 3000 UI/L.
7.5 Sốt rét
Nồng độ men gan tăng cao thường gặp ở bệnh nhân sốt rét do ký sinh trùng sốt rét. Nhất là sốt rét ác tính do tế bào gan.
7.6 Bệnh đường mật
Bệnh lý về đường mật như viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật, áp xe gan,… Đây đều là các tác nhân khiến nồng độ AST tăng cao.
7.7 Một số nguyên nhân khác
- Chỉ số men gan có thể tăng cao do: ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn,…
- Chỉ số AST tăng cao hơn mức bình thường do: Viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, tắc đường mật,…
- Nguyên nhân khiến nồng độ AST tăng rất cao do: Viêm gan siêu vi cấp tính, hoại tử tế bào gan, xơ gan, tác hại của thuốc, chất độc hại, tắc nghẽn máu đến gan,…
- Chỉ số AST tăng nhẹ có thể do sử dụng penicillin, salicylat, thuốc phiện,…
- Một số thuốc gây “dương tính giả” như diabetic ketoacidosis, erythromycin estolate, Paser,… Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm AST cùng xét nghiệm ALP, bilirubin và protein toàn phần. Từ đó, đưa ra đánh giá và chẩn đoán chính xác về các bệnh lý nguy hiểm tại gan.
Cần chú ý xét nghiệm định kỳ AST để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu kết quả đưa ra chỉ số GGT tăng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng và giải pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Chỉ số GGT là gì? Chi tiết giải pháp hỗ trợ sức khỏe
- Chỉ số anti HBs là gì? Đánh giá vai trò kháng thể với viêm gan B
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Chỉ số AST là gì?”. Chỉ số này giúp đánh giá hoạt động enzym AST trong máu. Tăng nồng độ AST là dấu hiệu cảnh báo tổn thương của một số cơ quan. Chẳng hạn như viêm gan, tổn thương tim hoặc gây hại cho gan. Tuy nhiên, chỉ số AST không phải lúc nào cũng chẩn đoán được bệnh cụ thể. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện kết hợp một số thông tin khác để đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe. Từ đó, họ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Có thể nói, đây là công cụ quan trọng trong lĩnh vực y học hiện nay. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.