Chỉ số creatinin là gì? Ý nghĩa trong chẩn đoán sức khỏe thận

Chỉ số creatinin là gì? Giá trị quan trọng trong đánh giá chức năng thận, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về thận

Creatinin là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin trong cơ thể. Khi cơ thể sử dụng creatin để cung cấp năng lượng cho các hoạt động cơ bản, creatin bị chuyển hóa thành creatinin và được loại bỏ qua thận. Nồng độ creatinin tăng giảm bất thường trong máu thường cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng thận. Bởi vậy, bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm chỉ số này để đánh giá sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt là chức năng thận. Cùng BCC giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến “Chỉ số creatinin là gì?” thông qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số Creatinin là gì?

Chỉ số Creatinin trong máu là gì? Creatinin là sản phẩm của quá trình phân hủy Creatin. Nó được hình thành thông qua hai hình thức nội sinh (cung cấp qua bữa ăn hàng ngày) và ngoại sinh (sản sinh từ gan, cơ quan chính tổng hợp creatinin từ arginine và methionine). Phần lớn hợp chất này được duy trì ổn định ở cơ vân. Creatin biến đổi thành creatinin, đưa vào máu và đào thải ở thận. Tại đây, chúng được lọc qua cầu thận và không được tái hấp thu ở ống thận. Vì vậy, giá trị của creatinin phản ánh chính xác chức năng thận của bệnh nhân.
Chức năng này được đánh giá chính xác thông qua độ lọc cầu thận ước tính. Nó được viết tắt là GFR, ước đoán dựa vào chỉ số creatinine máu. BUN hay nồng độ ure cũng là các căn cứ khác để xác định chức năng thận. Tương quan giữa ure và creatinin hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về chức năng thận. Đồng thời, xác định được nguyên nhân rối loạn nếu có.

creatinin và sức khỏe thận

2. Xét nghiệm creatinin là gì?

Creatin được tổng hợp và phosphoryl hóa ở gan. Hầu hết chúng theo đường máu, dự trữ ở cơ vân. Đồng thời, hợp chất này được lọc vào cầu thận và đào thải qua nước tiểu. Chất thải này được gọi là creatinin. Tùy vào kích thước và khối lượng cơ mà số lượng sản xuất ở mỗi người khác nhau. Thường nồng độ Creatinin ở nam sẽ cao hơn ở phụ nữ và trẻ em. Bởi vậy, creatin phản ánh toàn bộ khối cơ. Còn creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận. Xét nghiệm creatinin trong máu là căn cứ quan trọng để đánh giá chức năng thận. Bởi nó giúp đo lường lượng creatinin trong máu hoặc nước tiểu.
Chi khi có các rối loạn về thận hoặc một số bệnh lý liên quan mới làm hàm lượng creatinin thay đổi. Nếu không đổi, có khả năng cao thận hoạt động bình thường. Cụ thể, creatinin tăng cảnh báo thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. Đặc biệt nhạy cảm khi bị suy thận nặng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để ước đoán độ lọc cầu thận (eGFR).

3. Tại sao cần làm xét nghiệm creatinin?

3.1 Mục đích của xét nghiệm

Bệnh về thận và một số bệnh lý liên quan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bởi vậy, xét nghiệm chỉ số creatinin rất cần thiết. Dưới đây là vai trò quan trọng của xét nghiệm creatinin được BCC tổng hợp.

  • Là chỉ số xét nghiệm máu trong kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng thận cùng các bệnh lý liên quan. Bởi khi chức năng thận suy giảm, mức độ Creatinin trong máu tăng cao làm suy giảm khả năng thanh thải
  • Creatinin của thận. Bác sĩ có thể thực hiện đánh giá tốc độ lọc của thận dựa trên mẫu nước tiểu 24h.
  • Theo dõi, giám sát tiến triển bệnh và đánh giá hiệu quả liệu pháp điều trị.
  • Theo dõi một số thuốc có tác dụng phụ gây ngộ độc thận.
  • Tầm soát bệnh thận ở người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, acid uric máu, lupus ban đỏ, lắng đọng IgA cầu thận, sỏi thận,… hoặc các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Đánh giá, theo dõi khả năng đáp ứng của thận cấy ghép.

3.2 Chẩn đoán khi có các dấu hiệu mắc bệnh thận

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm creatinin nếu bệnh nhân có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận. Cụ thể:

  • Khó ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Sưng mặt, cổ tay, mắt cá chân,…
  • Đau mỏi, khó chịu ở vùng hông lưng dưới gần thận
  • Thay đổi về tần suất và lượng nước tiểu
  • Nước tiểu xuất hiện bọt, có màu cafe hoặc lẫn máu
  • Tăng huyết áp, buồn nôn, nôn mửa,…

Để đảm bảo chẩn đoán chính xác, ngoài kết quả xét nghiệm chỉ số creatinin. Bác sĩ còn cần dựa vào đánh giá về tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu (định lượng ure), xét nghiệm nước tiểu (albumin) hoặc siêu âm.

xét nghiệm chỉ số creatinin

Xem thêm:

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm chỉ số creatinin

Xét nghiệm chỉ số creatinin cũng được thực hiện tương tự như các xét nghiệm khác. Nhân viên y tế thường lấy máu ở tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay. Sau đó, đựng trong ống nghiệm và đưa đến phòng thí nghiệm phân tích. Xét nghiệm này thường không phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Thế nhưng, creatinin thiếu tính nhạy và không xác định được các biến đổi nhẹ về chức năng thận. Bởi vậy, cần tính hệ số thanh thải của creatinin (clearance) dựa trên hàm lượng creatinin máu, tuổi và cân nặng. Độ thanh thải creatinin còn được tính bằng định lượng creatinin niệu cùng creatinin máu. Nó được đánh giá dựa vào mẫu nước tiểu được thu thập trong 24h.

lưu ý trước khi xét nghiệm định lượng creatinin

5. Các xét nghiệm định lượng Creatinin

5.1 Xét nghiệm Creatinin máu

Xét nghiệm định lượng Creatinin trong máu được thực hiện thường xuyên như một phần của xét nghiệm hóa sinh cơ bản. Nó thường được chỉ định khi bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính hoặc nghi ngờ chức năng thận suy giảm.

5.2 Xét nghiệm Creatinin nước tiểu

Chức năng thận suy giảm làm tích tụ lượng lớn Creatinin trong cơ thể. Xét nghiệm Creatinin nước tiểu giúp đánh giá khả năng hoạt động của thận. các thử nghiệm đo hàm lượng Creatinin niệu trong mẫu nước tiểu 24 giờ thường được chỉ định với người bị nghi ngờ mắc bệnh thận. Chỉ số creatinin cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp với microalbumin niệu để đánh giá chức năng thận.

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chỉ số creatinin máu là gì?

Một số yếu tố sau có thể tác động đến kết quả creatinin máu:

  • Vỡ hồng cầu ở mẫu bệnh phẩm
  • Nồng độ creatinin buổi sáng thấp hơn buổi chiều từ 20-40%
  • Lượng creatinin cao nhất vào cuối buổi chiều và thấp nhất lúc 7 giờ sáng
  • Chế độ ăn giàu thịt
  • Một số loại thuốc làm tăng nồng độ creatinin máu. Chẳng hạn như: Amphotericin B, androgen, acidascorbic, barbiturat, captopril, clofibrat, corticosteroid, doxycyclin, meclofenamat, methyldopa, testosteron,…
  • Một số loại thuốc làm giảm nồng độ creatinin máu. Chẳng hạn như cefoxitin, cimetidin, marijuana, thuốc lợi tiểu một số nhóm,…)
  • Chấn thương cơ khiến chỉ số Creatinin trong máu tăng cao
  • Suy dinh dưỡng nặng hoặc phụ nữ có thai làm giảm nồng độ Creatinin trong máu

7. Nồng độ Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Creatinin máu bình thường ở nữ giới khỏe mạnh là 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI). Còn nồng độ này ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI). Bên cạnh đó, chỉ số này còn bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, giới tính, cân nặng,… Chẳng hạn, người cao tuổi giảm trọng lượng cũng làm giảm nồng độ Creatinin. Hoặc nồng độ creatinin ở người vị thành niên là 0.5-1.0 mg/dl, trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl, trẻ nhỏ là 0.2-0.4 mg/dl và trẻ sơ sinh là 0.3-1.2 mg/dl.

8. Kết quả bất thường sau khi xét nghiệm định lượng Creatinin

8.1 Biểu hiện khi chỉ số creatinin thay đổi

Chỉ số creatinin thay đổi do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến các bệnh lý hệ tiết niệu, đặc biệt là thận. Các triệu chứng thường đa dạng và khó nhận biết ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ. Chúng thường không biểu hiện rõ ràng. Thay vào đó, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sụt cân và đi tiểu ít. Một số người còn phát hiện bệnh đột ngột khi đi khám sức khỏe định kỳ. Ngược lại, ở giai đoạn cuối, giai đoạn nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, sụt cân, suy kiệt
  • Thiếu máu, choáng váng, khó thở
  • Da khô, xanh xao
  • Chân phù nề từ dưới lên
  • Huyết áp tăng cao
  • Thiểu niệu, vô niệu

8.2 Tăng nồng độ Creatinin

Nồng độ creatinin tăng cao cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Điển hình là các bệnh lý về thận. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Suy thận nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp,…
  • Tổn thương cầu thận: bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Berger,…
  • Tổn thương ống thận: sỏi thận, viêm bể thận, hoại tử ống thận, đa u tủy xương, viêm nhú thận, tăng canxi máu, tăng acid uric máu,… Hoặc do chất độc (aminoglycosid, glafenin, rifampicin, cisplatin, chì, thuỷ ngân, CCl4).
  • Suy thận nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, u bàng quang,…

Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa nephron thận với chức năng hoạt động và giá trị creatinin huyết thanh. Thế nhưng, giảm 50% số nephron làm tăng nhẹ chỉ số creatinin máu. Còn khi giảm trên 50% số nephron, nồng độ chỉ số này mới tăng cao. Bởi vậy, hàm lượng Creatinin máu bình thường không đổi nếu thận bài tiết ổn định hoặc suy giảm nhẹ. Ngoài ra, sau bữa ăn, đặc biệt khi hấp thu lượng lớn protein khiến creatinin tăng nhẹ. Bên cạnh đó, lượng Creatinin cũng thay đổi trong ngày. Cụ thể là thấp nhất lúc 7h sáng và cao nhất lúc 7h tối. Việc gia tăng hàm lượng creatinine ở trẻ sơ sinh còn liên quan đến nhiễm trùng. Còn ở nam trưởng thành thì liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến.

bệnh nhân chạy thận

8.3 Nồng độ creatinin thấp hơn bình thường

Về độ tuổi, người cao tuổi thường có hàm lượng creatinin trong máu thấp hơn do trọng lượng giảm. Trẻ sơ sinh có nồng độ creatinin trên 0.2 mg/dl, tùy theo sự phát triển cơ bắp. Những người bị suy dinh dưỡng, sụt cân nặng hoặc bệnh mạn tính kéo dài khiến khối lượng cơ giảm dần. Điều này dẫn đến nồng độ creatinin thấp hơn dự kiến. Trường hợp creatinin trong máu thấp rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Máu bị hòa loãng
  • Suy dinh dưỡng nặng, suy nhược cơ thể
  • Mắc bệnh lý về gan mạn tính
  • Giảm khối lượng cơ do tuổi già, suy cơ, loạn dưỡng cơ bắp, teo mô cơ,…
  • Phụ nữ có thai
  • Dùng thuốc chống động kinh
  • Chế độ ăn nghèo protein
  • Hội chứng tiết hormone chống bài niệu (ADH) không thích hợp.

9. Cách ổn định nồng độ creatinin trong máu

9.1 Xây dựng thực đơn và thói quen rèn luyện lành mạnh

Chỉ số creatinin có thể tăng giảm bất thường do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Bởi vậy, để duy trì mức độ ổn định, cần xây dựng lối sống lành mạnh. Với người mắc suy thận, chế độ chăm sóc tốt cũng góp phần ổn định chỉ số creatinin. Một chế độ ăn uống tốt cần chứa đầy đủ bốn nhóm nhất thiết yếu gồm: tinh bột, chất béo, vitamin (khoáng chất, chất xơ) và chất đạm. Ngoài ra, cần đảm bảo một số lưu ý sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây
  • Không tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây hại cho thận. Khuyến nghị chỉ nên ăn 5 gram, tương đương 1 thìa cafe
  • Hạn chế tiêu thụ đường, chỉ tối đa 50 gram tương đương 12 thìa cà phê mỗi ngày
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn
  • Tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu…

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Bởi cơ thể thiếu ngủ có thể gây rối loạn nội tiết tố, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến tinh thần.

9.2 Khám sức khỏe định kỳ và điều trị nguyên nhân

Các biểu hiện bệnh lý liên quan đến tăng giảm chỉ số creatinin không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi ở giai đoạn muộn, các triệu chứng mới dxe dàng nhận biết. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo nắm bắt được kịp thời tình trạng sức khỏe. Đặc biệt nếu gặp các vấn đề về thận, người bệnh cần được chẩn đoán kịp thời. Từ đó, có được liệu pháp điều trị hiệu quả và phù hợp với thể trạng và tiến triển bệnh.

một số giải pháp làm giảm nồng độ creatinin trong máu

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Chỉ số creatinin là gì?”. Đây là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng thận. Đặc biệt cần thiết với người có nguy cơ mắc bệnh về thận cao. Đồng thời, hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu. Nồng độ creatinin trong máu biến đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như suy thận. Việc điều chỉnh nồng độ creatinin cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...