Chỉ số MCH là gì? Vai trò với sức khỏe và bí kíp cân bằng

Chỉ số MCH là gì? Căn cứ quan trọng trong xét nghiệm máu nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe, biểu hiện bệnh lý và đưa ra liệu pháp phù hợp

Khi xét nghiệm máu, có rất nhiều chỉ số cần quan tâm như MCH, MCV, MCHC, LYM,… Mỗi chỉ số lại phản ánh tình trạng sức khỏe riêng. Trong đó, chỉ số MCH đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán và phát hiện một số bệnh lý. Chẳng hạn như thiếu sắt, bệnh gan, biến chứng ung thư,… Vậy chỉ số MCH là gì? Tăng giảm bất thường nồng độ MCH có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Cùng BCC giải đáp chi tiết mọi thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu (xét nghiệm huyết học) được thực hiện trên mẫu máu. Có nhiều loại xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) là xét nghiệm thường quy. Nó thường được chỉ định khi khám sức khỏe định kỳ. Kỹ thuật này giúp đánh giá 3 loại tế bào trong máu. Đó là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Kết quả Nó được thực hiện nhằm đo hàm lượng các chất nhất định trong máu hoặc số lượng các loại tế bào máu. Từ đó, có thể xác định tiên lượng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh,…

xét nghiệm máu cbc

2. Tổng quan về chỉ số MCH

2.1 Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố là loại protein tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô và tế bào trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này thường dao động ở mức 27 – 33 picogram (pg)/tế bào. Chỉ số này được xác định thông qua xét nghiệm máu CBC.
CBC là loại xét nghiệm máu tổng quát, cung cấp đầy đủ thông tin của 3 loại tế bào có trong máu. Đó là bạch cầu, hồng cầu và cả tiểu cầu. CBC giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Đồng thời, nó còn giúp phát hiện một số bất thường của cơ thể. Chẳng hạn như nhiễm trùng, thiếu máu và rối loạn xuất huyết.

2.2 Ý nghĩa của xét nghiệm máu MCH

Chỉ số MCH là căn cứ để đánh giá lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể người. Xét nghiệm chỉ số này thường có trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Ngoài ra, nó còn được chỉ định xét nghiệm cùng MCV. Từ đó, có thể đánh giá hình dáng, tính chất và khả năng hoạt động của hồng cầu. Ý nghĩa quan trọng nhất là giúp theo dõi và xác định nhiều bệnh lý phổ biến. Cụ thể là thiếu máu, tan máu bẩm sinh, tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, thừa, thiếu vi chất,… Trong trường hợp nghi ngờ các vấn đề sức khỏe, cần xét nghiệm chỉ số MCH và tuân theo tư vấn của bác sĩ.
Chỉ số MCH ở mức bình thường là 27 – 33 picogram (pg)/ tế bào. Chỉ số thấp nếu định lượng dưới 26 pg/tế bào và cao nếu trên 34 pg/tế bào. Chỉ số này tăng đồng nghĩa với hồng cầu hình cầu có yếu tố ngưng kết lạnh. Còn khi chỉ số này giảm, biểu hiện cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

2.3 Quy trình xét nghiệm máu

Chỉ số MCH thường được xác định trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Loại xét nghiệm này giúp sàng lọc các vấn đề sức khỏe khác nhau. Điển hình là thiếu máu và nhiễm trùng. Đồng thời, kiểm tra toàn bộ thành phần máu như tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chỉ số này được xác định bằng cách xét nghiệm hồng cầu. Cụ thể là lấy lượng hemoglobin trong một thể tích máu nhất định chia cho số lượng hồng cầu. Quy trình xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số MCV và MCH cụ thể được BCC tổng hợp như sau:

  • Bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng, đo huyết áp, nhịp tim,… trước khi xét nghiệm
  • Người bệnh đặt tay lên bàn có kê gối nhỏ
  • Nhân viên y tế sát trùng và lấy máu tĩnh mạch ở tay
  • Lấy một lượng máu cần thiết cho vào ống nghiệm chuyên dụng và ghi thông tin bệnh nhân
  • Vận chuyển đến phòng xét nghiệm và tiến hành phân tích
  • Trả kết quả cho người khám

mẫu máu bệnh phẩm

Xem thêm:

3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chỉ số MCH chính xác, người bệnh cần lưu ý một số quy định sau:

  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm máu. Nếu lỡ uống cần thông báo nhanh chóng với bác sĩ để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh, cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ
  • Khi xét nghiệm MCH cùng một số xét nghiệm chẩn đoán tính trạng gan mật, mỡ máu, đường huyết,… bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng 8 – 12 tiếng. Còn khi xét nghiệm cường giáp, HIV,… người bệnh không cần nhịn ăn
  • Ngưng sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… trước khi xét nghiệm máu
  • Uống đủ nước trước khi xét nghiệm, tốt nhất là nước lọc
  • Khi nhận kết quả chỉ số MCH tăng giảm bất thường, bạn không nên quá lo lắng. Bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Chẳng hạn như thực phẩm tiêu thụ, thuốc, chu kỳ kinh nguyệt,… Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm đảm bảo kết quả tình trạng sức khỏe.
  • Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên khám định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời, thực hiện các xét nghiệm công thức máu nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, còn hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Để đảm bảo kết quả chính xác, đặc biệt là chỉ số MCV và MCH, bạn cần thực hiện tại đơn vị uy tín.

4. Cách đọc chỉ số MCH trong xét nghiệm máu

Ở người có sức khỏe bình thường, chỉ số MCH thường nằm trong khoảng từ 27 đến 33 pg/tế bào. Đồng nghĩa rằng:

  • Chỉ số MCH thấp nếu chỉ đạt dưới 26 pg/tế bào
  • Chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34 pg/tế bào

Định lượng MCH dù cao hay thấp đều cảnh báo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Cụ thể:

4.1 Chỉ số MCH thấp thể hiện điều gì?

Chỉ số MCH dưới 26 pg/tế bào biểu hiện tình trạng cơ thể gặp một số vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sắt. Sắt là thành phần quan trọng để sản xuất huyết sắc tố. Bởi vậy, khi cơ thể thiếu sắt, chỉ số MCH xuống mức thấp. Đặc biệt thường xảy ra ở người suy dinh dưỡng hoặc theo chế độ ăn chay.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến chỉ số MCH thấp còn do kinh nguyệt kéo dài, từng phẫu thuật dạ dày, bệnh Celiac,… Ngoài ra, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin B) cũng khiến chỉ số này giảm xuống thấp. Bởi nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt. Hầu như, không có bất kỳ biểu hiện nào được thể hiện ở giai đoạn đầu. Tình trạng bệnh trở nặng có thể dẫn đến một số biểu hiện rõ rệt hơn. Cụ thể là khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, bầm tím,…

4.2 Chỉ số MCH cao thể hiện điều gì?

Chỉ số MCH cao hơn 34 pg/tế bào đồng nghĩa với người bệnh có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính. Nó thường xảy ra do cơ thể không có đủ lượng axit folic hoặc vitamin B12. Ngoài ra, người có định lượng MCH cao còn do một số nguyên nhân khác sau:

  • Mắc các bệnh lý ở gan
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Sử dụng nhiều thuốc chứa estrogen
  • Lạm dụng rượu bia quá nhiều
  • Biến chứng của bệnh ung thư
  • Tình trạng nhiễm trùng

Người có chỉ số MCH cao thường có một số biểu hiện nhất định. Điển hình là: Tim đập nhanh, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm cân thất thường, mệt mỏi, móng tay, móng chân bị nứt gãy, giảm cân, rối loạn tiêu hóa, da nhợt nhạt,…

5. Bí quyết cân bằng chỉ số MCH

Để đảm bảo an toàn, mỗi người cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh. Nếu xuất hiện các triệu chứng biểu hiện chỉ số MCH thấp hoặc cao, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

5.1 Bổ sung sắt khi định lượng MCH thấp do thiếu sắt

Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Cụ thể là cung cấp đa dạng nhóm thực phẩm. Đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Chúng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Từ đó, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe hiện tại của bản thân.

5.2 Thăm khám nhanh chóng khi xuất hiện các triệu chứng bất thường

  • Nếu xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt,… người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Trường hợp chỉ số MCH tăng cao bất thường. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng.
  • Ngay cả khi chỉ số MCH được cân bằng trở lại, sức khỏe ổn định và không xuất hiện các triệu chứng bất thường. Người bệnh vẫn cần thực hiện xét nghiệm và thăm khám sức khỏe định kỳ.

5.3 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên nhằm theo dõi sát sao chỉ số MCH. Nếu có biểu hiện tăng hoặc giảm MCH, người bệnh không nên chủ quan phán đoán. Thay vào đó, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu nhằm đo chính xác chỉ số MCH. Từ đó, xác định được nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

thực phẩm bổ sung sắt

Xem thêm:

6. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp về chỉ số MCH. Xét nghiệm chỉ số MCH rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Đồng thời, cảnh báo một số bệnh lý cũng như đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Để đảm bảo an toàn, mọi người nên xét nghiệm máu định kỳ ngay cả khi khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần đến thăm khám khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...