Chỉ số MCV là gì? Ý nghĩa trong xét nghiệm máu và tips cân bằng

Chỉ số MCV là gì? Thông số đánh giá chất lượng hồng cầu, sức khỏe tổng quát và chẩn đoán một số bệnh lý nhằm đưa ra liệu pháp kịp thời

Xét nghiệm máu rất quan trọng để xác định nguyên nhân và chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe. Đây còn là cơ sở để bác sĩ đánh giá các yếu tố cấu thành máu. Chẳng hạn như hồng cầu, bạch cầu,… Trong đó, một trong những chỉ số phải quan tâm hàng đầu chính là MCV. Thước đo thể tích trung bình của hồng cầu. Vậy chỉ số MCV là gì? Ý nghĩa xét nghiệm với sức khỏe tổng thể ra sao? Cùng BCC giải đáp mọi thắc mắc về “Chỉ số MCV là gì?” thông qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm huyết học là gì?

Nếu cơ thể gặp một số vấn đề hoặc bản thân muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu với bệnh nhân. Nó được gọi là xét nghiệm huyết học. Giải pháp này giúp kiểm tra, phân tích và theo dõi các yếu tố quan trọng trong máu. Cụ thể là một số thông tin liên quan đến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin,… Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe tổng quát và chẩn đoán các bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải. Đồng thời, xác định được nguyên nhân, đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả và theo dõi quá trình đó.

2. Chỉ số MCV là gì?

MCV (Mean Corpuscular Volume) là thể tích trung bình của hồng cầu trong máu của cơ thể con người. Hồng cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu với số lượng lớn nhất. Chúng chứa nhiều huyết sắc tố tạo màu đỏ cho máu. Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí oxy đến các mô, cơ quan. Bên cạnh đó, chúng còn thu nhận khí CO2 từ mô và đào thải ra ở phổi. Do đó, xét nghiệm chỉ số MCV mang đến những thông tin giá trị về sức khỏe con người. Cụ thể là các vấn đề liên quan đến rối loạn máu, thiếu máu, thiếu vitamin,… Nó thường được chỉ định trong xét nghiệm huyết học.

3. Cách thực hiện xét nghiệm MCV

Khi được chỉ định xét nghiệm MCV, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bệnh phẩm từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Máu được cho vào ống nghiệm và vận chuyển đến phòng xét nghiệm. Bộ phận xét nghiệm sẽ phân tích và đưa ra kết quả chi tiết.

xét nghiệm mcv

4. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm MCV

4.1 Thời điểm cần thực hiện xét nghiệm

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ mang đến kết quả chi tiết về các chỉ số. Đặc biệt là chỉ số liên quan đến xét nghiệm huyết học. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết khi nào cần chủ động làm xét nghiệm MCV. Trong khi, xét nghiệm huyết học giúp kiểm tra các thành phần khác nhau của máu. Đặc biệt là hồng cầu. Ngoài ra, nó còn giúp chẩn đoán và theo dõi rối loạn máu. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm công thức máu, trong đó có chỉ số MCV khi người bệnh xuất hiện một số biểu hiện sau:

  • Bầm tím hoặc xuất huyết bất thường
  • Chân tay lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống
  • Da nhợt nhạt, tái xanh

4.2 Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

Cùng BCC tìm hiểu ngay một số lưu ý cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm.

  • Để có kết quả chỉ số MCV chính xác, người thăm khám cần nhịn ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Trong quá trình xét nghiệm, có thể gây đau nhẹ hoặc bầm ở nơi lấy máu. Tuy nhiên, vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác trên mẫu máu nếu cần thiết.
  • Cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là thực hiện xét nghiệm công thức máu.
  • Kết quả chỉ số MCV có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như chế độ ăn uống, loại thuốc đã và đang sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt,… Do đó, người thăm khám cần khai báo chi tiết một số thông tin. Điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Xem thêm:

5. Ý nghĩa của chỉ số MCV là gì?

Chỉ số MCV được coi là khỏe mạnh, bình thường nằm trong khoảng 80 – 100 femtoliter. Đây được coi là định lượng MCV an toàn. Nồng độ MCV tăng giảm thất thường có thể cảnh báo một số bệnh lý nhất định. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:

  • Thiếu máu, rối loạn huyết sắc tố
  • Bệnh thalassemia ảnh hưởng đến cấu trúc và sản xuất hồng cầu
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ, bạch cầu giảm tự miễn
  • Bệnh rối loạn chức năng tủy xương.
  • Bệnh về gan như xơ gan, viêm gan virus, gan mãn tính, ung thư gan…
  • Bệnh bạch cầu biểu mô hệ thống, bệnh máu mạn tính
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu khổng lồ,…
  • Bệnh liên quan đến thận như suy thận, viêm thận…
  • Bệnh ung thư: ung thư máu, thận,…

Các chỉ số này không khẳng định người xét nghiệm mắc bệnh. Tuy nhiên, nó là yếu tố quan trọng để xác định một số vấn đề liên quan đến sức khỏe.

5.1 Khi MCV thấp thì sẽ như thế nào?

Định lượng MCV nhỏ hơn 80 fl được coi là chỉ số thấp. Điều này đồng nghĩa với cơ thể đang thiếu hụt một số lượng chất sắt cần thiết. Đồng thời, nó cũng liên quan đến một số bệnh mắc phải. Cụ thể, chỉ số MCV thấp cảnh báo một số vấn đề với các nguyên nhân sau:

  • Thiết sắt, thiếu vitamin B12 hoặc suy giảm khả năng hấp thụ chất tổng hợp hình thành hồng cầu
  • Bệnh về máu: Tan máu bẩm sinh Thalassemia, thiếu máu mạn tính, thiếu máu hồng cầu
  • Nhiễm độc hóa chất, chì
  • Mắc các bệnh mãn tính như suy thận mãn tính,…
  • Phụ nữ có thai
  • Các loại thuốc như methotrexate, thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, hóa chất hóa trị,…

Chỉ số này cho thấy hồng cầu bị co nhỏ lại. Khi kết quả xét nghiệm chỉ số MCV thấp, người bệnh cần được bác sĩ y khoa tư vấn. Từ đó, có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu cấp tính, xác định nguyên nhân. Đồng thời, đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp thiếu sắt này, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt và vitamin. Bao gồm: các loại hải sản có vỏ (hàu, sò), thực phẩm xanh (rau bó xôi), thịt, nội tạng thực vật, hoa quả,… Tuy nhiên, cần đảm bảo chế độ ăn cân bằng, lành mạnh để tránh tiêu thụ quá nhiều lượng sắt.

5.2 Khi MCV cao thì sẽ như thế nào?

Xét nghiệm chỉ số MCV cao khi nồng độ MCV lớn hơn 100 fl. Trường hợp này xảy ra chủ yếu do:

  • Thiết vitamin B12
  • Thiếu axit folic (vitamin B9)
  • Mắc các bệnh lý về gan
  • Mắc một số bệnh tuyến giáp
  • Sử dụng lạm dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện,…
  • Nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch
  • MDS và đa u tủy tạo cuộn hoặc cục máu đông
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Sử dụng các loại thuốc chứa methotrexate, sulfasalazine, điều trị HIV,…

Cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này là cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể là thường xuyên, đều đặn tập luyện thể dục, thể thao. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12, B9 như ngũ cốc, cá, gan,… Tuy nhiên, tốt nhất cần được thăm khám bởi bác sĩ y khoa để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị. Điều này giúp căn bằng chỉ số MCV trong máu hiệu quả.
Trong một số trường hợp, chỉ số MCV cao hoặc thấp hơn bình thường không phải vấn đề đáng báo động. Bởi kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như chế độ ăn uống, các loại thuốc bạn đang sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ…

xét nghiệm chỉ số mcv

6. Khắc phục các vấn đề sức khỏe qua chỉ số MCV

Kết quả xét nghiệm MCV cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và một số vấn đề bệnh lý liên quan. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị và cân bằng chỉ số này.

6.1 Bổ sung đủ vitamin B12

Cung cấp thực phẩm giàu vitamin B12 rất cấp thiết. Cụ thể là thịt (bò, lợn, gia cầm), cá, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, gan động vật, đậu nành, ngũ cốc,… Ngoài ra, những người khó hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm có thể uống bổ sung B12. Tùy từng đối tượng với độ tuổi khác nhau mà quy định liều lượng riêng.

  • Người từ 14 đến 50 tuổi: 2,4 microgam/ngày
  • Người trên 50 tuổi: 2,5 microgam/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 2,6 microgam/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 2,8 microgam/ngày
  • Người ăn chay: 2.4 microgam/ngày
  • Người suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng trường diễn do vitamin B12: Uống 1mg/ngày/ tháng đầu. Sau đó, duy trì 125 –
  • 250 mg/ngày trong những tháng tiếp theo

cung cấp thực phẩm giàu vitamin b12

6.2 Bổ sung đủ axit folic (Vitamin B9)

Vitamin B9 là một trong 13 loại vitamin cơ thể cần cung cấp hàng ngày. Người bệnh có thể bổ sung axit folic qua một số thực phẩm. Chẳng hạn như nấm, bí đao, rau họ cải, trái cây có múi, chuối, dưa hấu, quả mọng,… Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các chế phẩm chứa acid folic để giảm nguy cơ thiếu máu. Liều dùng bổ sung cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh: 0,1 mg/ngày
  • Trẻ dưới 4 tuổi: 0,3 mg/ngày
  • Trẻ trên 4 tuổi: 0,4 mg/ngày
  • Người lớn: 400 – 800 mcg/ngày
  • Phụ nữ sắp hoặc đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ: 800 mcg/ngày

6.3 Bổ sung đủ sắt

Chỉ số MCV biến đổi thất thường chủ yếu do thiếu sắt. Do đó, cách hiệu quả nhất là sử dụng tăng cường thực phẩm giàu sắt. Điển hình là trứng, thịt đỏ, gan động vật, các loại đậu, rau xanh đậm,… Để gia tăng khả năng hấp thụ, người bệnh có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Liều bổ sung được khuyến cáo tùy theo độ tuổi:

  • Trẻ 3 – 6 tháng tuổi: 6.6 mg/ngày
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 8.8 mg/ngày
  • Trẻ 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày
  • Độ tuổi 10 – 18 tuổi: 12m/ngày
  • Nam giới trưởng thành: 10mg/ngày
  • Phụ nữ trưởng thành: 15 mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 45 mg/ngày
  • Phụ nữ sau mãn kinh: 10 mg/ngày

thực phẩm bổ sung sắt

Xem thêm:

6.4 Một số giải pháp khác

  • Để xác định chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm, kỹ thuật kiểm tra sức khỏe khác. Nếu phát hiện bệnh lý, bệnh nhân cần tuân thủ liệu pháp điều trị theo bác sĩ.
  • Điều trị, kiểm soát một số bệnh lý ảnh hưởng đến chỉ số MCV. Cụ thể là bệnh lý máu, bệnh lý gan, bệnh lý thận,…
  • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ và rèn luyện thân thể đều đặn
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm định kỳ để nhanh chóng theo dõi, phát hiện và can thiệp kịp thời

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chỉ số MCV, xét nghiệm MCV và ý nghĩa quan trọng của nó. Thông số này mang đến kết quả tổng quát về tình trạng sức khỏe. Đồng thời, cũng cảnh báo một số bệnh lý liên quan nếu chỉ số tăng giảm thất thường. Để có một sức khỏe tốt, mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khỏe. Đồng thời, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...