Chỉ số NEUT trong máu là gì? Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu

Chỉ số NEUT trong máu là gì? Phản ánh mức độ bạch cầu đoạn trung tính trong tế bào máu ngoại vi và ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch

Chỉ số NEUT trong xét nghiệm máu là một phần của công thức máu được bác sĩ quan tâm để đánh giá sức khỏe. NEUT, hay còn gọi là Neutrophil, là một loại bạch cầu quan trọng, phản ánh khả năng phòng thủ của cơ thể trước các vi khuẩn và vi rút. Khi chỉ số NEUT tăng cao, điều này có thể chỉ ra một số vấn đề như viêm nhiễm hoặc căng thẳng. Ngược lại, giảm NEUT có thể liên quan đến suy giảm miễn dịch hoặc các vấn đề huyết khối. Qua xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số NEUT, bác sĩ có thể đưa ra các quyết định chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cùng BCC tìm hiểu ngay về “Chỉ số NEUT trong máu là gì” thông qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về xét nghiệm bạch cầu

Bạch cầu là thành phần quan trọng trong tăng cường sức đề kháng và chống lại tác nhân gây bệnh. Nhất là các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… Xét nghiệm bạch cầu giúp xác định số lượng bạch cầu trong máu. Số lượng bình thường nằm trong khoảng 6 – 9 k/ μL (tương đương với 6 – 9 ngàn bạch cầu/ micro lít máu). Tăng giảm lượng bạch cầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng, bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, đây là loại xét nghiệm làm căn cứ quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Ngoài NEUT, xét nghiệm bạch cầu còn thể hiện một số thông số khác của tế bào máu. Chẳng hạn như: số lượng bạch cầu (WBC), chỉ số bạch cầu LYM (Lymphocyte), MONO (Monocyte), LUC (Large Unstained Cells), chỉ số bạch cầu đa múi ưa acid EOS (Eosinophil), ưa kiềm BASO (Basophil),…

2. NEUT trong xét nghiệm máu

2.1 Tổng quan về NEUT

NEUT (Neutrophil) là loại tế bào bạch cầu trung tính. Trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, nó có nhiệm vụ như tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Thực tế đây là dạng tế bào trưởng thành, chủ yếu có ở tế bào máu. Nó chiếm đến 50 – 70% tổng số bạch cầu trong máu ngoại vi. Ở người khỏe mạnh, lượng bạch cầu trong máu thường nằm trong khoảng 6000 – 9000/μL. Chỉ số NEUT tương đương vào khoảng 2,0 – 6,9 G/L. NEUT trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất máu. Đồng thời, kích thích hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bằng chức năng thực bào.
Khi cơ thể phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ huy động các tế bào bạch cầu trung tính đến vị trí xâm nhiễm trước tiên. Sau đó, giải phóng gốc oxy hóa tự do để tấn công và tiêu diệt vi sinh vật gây hại. Chưa kể, nó còn đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm cấp tính, mạn tính và bệnh tự miễn.

2.2 Chỉ số NEUT trong máu là gì?

Chỉ số NEUT trong máu là gì? Đây là chỉ số giúp theo dõi số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể. Nó thường được chỉ định trong xét nghiệm công thức máu (CBC). Tức là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn sử dụng chỉ số NEUT%. Chỉ số biểu hiện tỷ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong máu.

2.3 Ý nghĩa của NEUT trong xét nghiệm máu

Chỉ số NEUT tăng, giảm bất thường cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thay vì chủ quan, người bệnh cần chủ động tiến hành thăm khám và điều trị bệnh nếu có. Thường xét nghiệm chỉ số NEUT được thực hiện bằng cách chích máu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch. Kết quả xét nghiệm có 2 chỉ số liên quan đến NEUT:

NEUT%
  • Đây là tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu.
  • Chỉ số này nằm trong khoảng từ 43% đến 76% ở người khỏe mạnh.
  • Tỷ lệ NEUT% trên 76%, có thể do nhồi máu cơ tim, stress, nhiễm khuẩn cấp, ung thư hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy (AML).
  • Tỷ lệ NEUT% dưới 43% báo hiệu nguy cơ nhiễm virus, thiếu máu hoặc do tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.
NEUT
  • Chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trung tính trong một thể tích máu.
  • Số lượng bạch cầu trung tính ở người bình thường dao động từ 60% đến 66%.
  • NEUT trên 66% báo hiệu nguy cơ mắc nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc ung thư.
  • NEUT dưới 60% có thể là dấu hiệu của nhiễm virus, thiếu máu bất sản, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…

2.4 Các xét nghiệm phổ biến để kiểm tra NEUT

Chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp bác sĩ kiểm tra số lượng bạch cầu trung tính. Bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm định kỳ 3 lần/tuần và duy trì trong 6 tuần liên tiếp để đảm bảo kết quả chính xác. Ngoài ra, để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp xét nghiệm phù hợp. Chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể trong máu, kiểm tra tế bào tủy xương, xét nghiệm sinh học phân tử, di truyền học tế bào,… Dưới đây là một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe bạch cầu trung tính đã được BCC tổng hợp:

  • Công thức máu toàn bộ (CBC): Phản ánh số lượng tế bào trong cơ thể. CBC hỗ trợ đánh giá sức khỏe tổng thể và chẩn đoán các bệnh lý liên quan.
  • Số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC): Kiểm tra ANC giúp xác định số lượng tế bào bạch cầu trung tính trong mẫu máu.
  • Sinh thiết tủy xương: Đây là phương pháp xét nghiệm giúp xác định loại tế bào trong cơ thể và nơi chúng phát triển. Nhân viên y tế sẽ lấy và kiểm tra mẫu nhỏ tủy xương. Nó giúp đánh giá khả năng sản xuất một lượng tế bào cũng như tình trạng cơ thể hiện tại.

2.5 Cách đọc chỉ số NEUT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số NEUT thường được chỉ định trong xét nghiệm công thức máu. Nồng độ này ở người bình thường nằm trong khoản từ 2,5 – 7 G/L. Tùy từng cơ sở y tế mà có kết quả tham chiếu khác nhau. Dưới đây là chi tiết cách đọc chỉ số NEUT trong xét nghiệm công thức máu, tương tự như RBC, MCHC, MPV, PLT,…

bạch cầu trong máu

Xem thêm:

3. Chỉ số NEUT trong máu bao nhiêu là bình thường?

Nồng độ NEUT bình thường trong máu nằm trong khoảng 2500 – 7000 tế bào/uL (2,5 – 7 G/L hoặc 2,5 – 7 K/uL). Trong đó, chỉ số NEUT% bình thường chiếm từ 40% – 60% trong tổng số bạch cầu trong máu. Giá trị tiêu chuẩn thay đổi tùy theo chất lượng máy móc thiết bị xét nghiệm và năng lực của kỹ thuật viên. Vì vậy, cần tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo kết quả chỉ số chính xác nhất. Việc tăng giảm số lượng bạch cầu đoạn trung tính có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả.

4. Chỉ số NEUT tăng cao và nguyên nhân

4.1 Biểu hiện chỉ số NUET tăng cao

Chỉ số NEUT trong máu tăng cao khi số lượng bạch cầu trung tính nhiều hơn 7000 tế bào/uL (nhiều hơn 7 G/L hoặc 7 K/uL). Hoặc chỉ số NEUT% được xác định là trên 60%. Tình trạng cơ thể sản xuất nhiều bạch cầu trung tính hơn bình thường gọi là tăng bạch cầu trung tính (neutrophilia). Nó xảy ra khi cơ thể đang phải chống lại vấn đề viêm nhiễm. Bên cạnh đó, hàm lượng NEUT cao cũng cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khiến số lượng tăng sinh bất thường.

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu trung tính nguyên phát (chủ yếu do rối loạn bẩm sinh hoặc bệnh về tủy xương):

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML)
  • Tăng tiểu cầu thiết yếu (ET)
  • Bệnh đa hồng cầu, hồng cầu nguyên phát
  • Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên (JMML), bạch cầu trung tính mãn tính (CNL)

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu trung tính thứ phát (chủ yếu do viêm, nhiễm trùng, stress,..):

  • Viêm như viêm ruột (IBD), viêm mạch, áp xe phổi,…
  • Nhiễm trùng
  • Căng thẳng, hoạt động quá sức
  • Rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp
  • Chấn thương và bỏng
  • Hút thuốc
  • Béo phì, thừa cân
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid và lithium
  • Ung thư khối u rắn, gồm di căn tủy xương

4.2 Một số nguyên nhân chính

Nhiễm trùng

Bạch cầu đa nhân trung tính tham gia bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như vi khuẩn ngoại bào, vi nấm,… Khi có xâm nhiễm, bạch cầu trung tính sẽ nhanh chóng tập trung tại vị trí nhiễm. Sau đó, thực hiện hàng loạt cơ chế tiêu diệt. Bao gồm: tạo bẫy ngoại bào, giải phóng gốc oxy hóa và nitơ phản ứng, sản sinh cytokine tiền viêm. Bởi vậy, khi bị nhiễm trùng, cơ thể cần sản xuất số lượng lớn bạch cầu trung tính, dẫn đến chỉ số NUET tăng.

Phản ứng viêm

Trong phản ứng viêm, các tế bào sản sinh IL-1. Đây là tín hiệu báo hiệu cơ thể cần sản xuất thêm bạch cầu trung tính để điều hòa phản ứng viêm. Bản thân các bạch cầu này cũng giải phóng nhiều tín hiệu phân tử, huy động bạch cầu trung tính đến vị trí viêm. Hoạt động này (cả phản ứng viêm cấp tính và mạn tính) đều dẫn đến chỉ số NEUT trong máu cao.

Bệnh lý di truyền

Các bệnh lý di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số NEUT tăng cao. Điển hình là bệnh lý hiếm gặp và có tỷ lệ tử vong cao – bệnh lý thiếu kết dính bạch cầu. Đây là dạng rối loạn suy giảm miễn dịch tiên phát. Đặc trưng do khiếm khuyết một loại glycoprotein kết dính trên bề mặt tế bào bạch cầu. Nó giúp bạch cầu đi ra khỏi mạch máu để đến các vị trí bị nhiễm trùng. Việc khiếm khuyết này làm giảm khả năng tiếp cận vị trí nhiễm trùng của bạch cầu. Điều này dẫn đến số lượng lớn bạch cầu tăng cao trong máu nhưng không kiểm soát được nhiễm trùng. Từ đó, có thể đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn tăng sinh tủy (MPNs)

Rối loạn tăng sinh tủy (MPNs) là nhóm bệnh lý hiếm trong bệnh lý huyết học. Nó đặc trưng việc tăng sinh quá mức tế bào máu trưởng thành trong tủy xương. Nhóm bệnh nhân xuất hiện đột biến gen JAK 2 rất dễ mắc rối loạn tăng sinh tủy. Chưa kể, việc tiếp xúc thời gian dài với bức xạ ion còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Một số rối loạn tăng sinh tủy liên quan đến chỉ số NEUT trong máu tăng cao như bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), mạn bạch cầu trung tính (CNL), đa hồng cầu nguyên phát (PV),…

Phản ứng với khối u

Các bệnh nhân mắc ung thư thể rắn (ung thư biểu mô, ung thư hạch bạch huyết) thường ghi nhận chỉ số NEUT cao. Tình trạng này có thể xảy ra do phản ứng bất thường của cơ thể với khối u, viêm, di căn,… Hoặc do lượng corticosteroid tăng cao trong quá trình điều trị.

phản ứng với khối u làm chỉ số neut tăng cao

5. Chỉ số NEUT giảm thấp và nguyên nhân

5.1 Biểu hiện chỉ số NEUT trong máu giảm thấp là gì?

Chỉ số NEUT thấp do cơ thể không đủ lượng bạch cầu trung tính như bình thường. Nguyên nhân có thể do không sản sinh kịp, quá trình sản xuất gặp vấn đề hoặc tế bào bạch cầu trung tính chết nhiều hơn bình thường. Khi đó, chỉ số NEUT thể hiện số lượng ít hơn 2500 tế bào/uL (ít hơn 2,5 G/L hoặc 2,5 K/uL). Hoặc chỉ số NEUT% dưới 40%.
Dưới đây là một số nguyên nhân làm giảm chỉ số NEUT:

  • Thuốc
  • Nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm độc
  • Một số loại ung thư
  • Mắc các bệnh liên quan đến bạch cầu như: Giảm bạch cầu trung tính tự miễn (AIN), bạch cầu lymphocytic cấp tính, bạch cầu dòng tủy cấp tính, bạch cầu lymphocytic hạt lớn,…
  • Bệnh lý di truyền
  • Bệnh nhân suy tủy
  • Bệnh nhân mắc ung thư đang điều trị xạ trị, hóa chất
  • Lao lực, hoạt động quá sức khiến sức khỏe suy kiệt
  • Hóa trị và tác dụng phụ của thuốc như thuốc điều trị bệnh tim, tuyến giáp, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng sinh,…
  • Thiếu hụt vitamin, khoáng chất (vitamin B12, đồng, folate)
  • Lá lách hoạt động bất thường,…

5.2 Một số nguyên nhân chính

Thuốc

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số NEUT giảm thấp. Thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất bạch cầu trung tính. Có thể là do ngộ độc thuốc, phản ứng đặc ứng và quá mẫn với các thành phần của thuốc. Chưa kể, nó còn tiêu diệt số lượng lớn bạch cầu ngoài máu ngoại vi do các cơ chế miễn dịch. Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc điều trị ung thư,…

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể kìm hãm khả năng sản sinh bạch cầu trong tủy xương. Đồng thời, tiêu diệt lượng lớn bạch cầu trung tính. Tình trạng này làm giảm chỉ số NEUT. Một số bệnh lý gây nên tình trạng này bao gồm HIV/AIDS, viêm gan, lao phổi, nhiễm trùng máu,…

Một số loại ung thư

Các bệnh lý ung thư như ung thư hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, ung thư thể rắn di căn vào tủy xương,… Chúng chèn ép và ngăn cản tủy xương sản xuất bạch cầu trung tính khiến chỉ số NEUT trong máu giảm mạnh. Chưa kể, nó còn gây xơ hóa tủy xương làm trầm trọng thêm tình trạng giảm bạch cầu trung tính.

Giảm bạch cầu trung tính tự miễn (AIN)

Giảm bạch cầu trung tính tự miễn (AIN) là tình trạng cơ thể sản sinh kháng thể bất thường. Chúng tấn công và tiêu diệt các bạch cầu trung tính khiến số lượng sụt giảm đáng kể.

Bệnh lý di truyền

Các bệnh lý di truyền là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số NEUT giảm mạnh. Chẳng hạn như: giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ, giảm bạch cầu hạt lành tính theo chủng tộc (BEN),… Điển hình là bệnh giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh thể nặng (SCN). Đây là nhóm rối loạn hiếm gặp, ức chế quá trình trưởng thành của các tế bào máu trong tủy xương. Trong trường hợp này, chỉ số NEUT thường nhỏ hơn 0,2 G/L so với 2,5 – 7 G/L mức bình thường. Nó rất dễ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh nên trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm.

bệnh lý di truyền làm chỉ số neut giảm thấp

6. Một số lưu ý bạn cần biết khi đi xét nghiệm chỉ số NEUT trong máu là gì?

Chỉ số NEUT rất quan trọng trong tầm soát sức khỏe tổng thể. Đây cũng là căn cứ quan trọng để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Do đó, cần đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Cụ thể, cần lưu ý trước một số vấn đề sau trước khi thực hiện xét nghiệm công thức máu:

  • Nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm
  • Trao đổi kỹ với các sĩ về tiền sử bệnh nếu có, các loại thuốc đã và đang sử dụng,… Điều này giúp bác sĩ hiểu hơn về tình trạng sức khỏe. Từ đó, đưa ra được chẩn đoán bệnh lý chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp
  • Mặc đồ thoải mái để thuận tiện trong quá trình làm xét nghiệm
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và liên hệ trước để đảm bảo lịch khám
  • Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng
  • Trước khi tiến hành xét nghiệm máu trong khoảng 12 tiếng, người bệnh không dùng chất kích thích hoặc nước có ga
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình thực hiện
  • Theo dõi cơ thể sau khi xét nghiệm và chờ chẩn đoán của bác sĩ

7. Cách chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch

Chỉ số NEUT phản ánh hoạt động của hệ miễn dịch. Suy giảm hệ miễn dịch gây nên nhiều bệnh lý. Đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chịu trước vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng. Dưới đây là một số tips giúp tăng cường sức đề kháng:

  • Uống đủ nước
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp
  • Ngủ đủ giấc
  • Tránh căng thẳng
  • Tiêm phòng đầy đủ

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Chỉ số NEUT trong xét nghiệm là gì?”. Đây là thước đo quan trọng giúp đánh giá sức khỏe hệ miễn dịch. Việc hiểu và theo dõi chỉ số này giúp phát hiện và đánh giá các bệnh lý liên quan do vi khuẩn và nhiễm trùng gây nên. Chỉ số NEUT bất thường báo hiệu các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi đó, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc sức khỏe định kỳ và theo dõi các chỉ số máu là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...