Chỉ số Triglyceride là gì? Xét nghiệm tầm soát bệnh lý nguy hiểm

Chỉ số Triglyceride là gì? Chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng bệnh lý liên quan đến mỡ máu, tim mạch,… và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Chỉ số Triglyceride giúp đánh giá hiệu quả tình trạng mỡ máu. Đặc biệt là xác định các bệnh lý liên quan như hội chứng chuyển hóa, rối loạn mỡ máu,… Chỉ số Triglyceride cao còn liên quan đến các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch cảnh, vôi hóa động mạch vành,… Do đó, việc xét nghiệm Triglyceride rất quan trọng trong việc phát hiện tình trạng bệnh lý và bảo vệ cơ thể. Vậy chỉ số máu Triglycerides là gì? Giải pháp xét nghiệm ra sao? Và duy trì chỉ số Triglyceride ổn định bằng cách nào? Giải đáp ngay toàn bộ thông tin về “Chỉ số Triglyceride là gì?” thông qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số Triglyceride là gì?

1.1 Khái niệm

Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride (triacylglycerol) là một dạng chất béo trung tính được cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Nó được tạo thành từ 3 axit béo được este hóa thành glixerol. Dạng lipid này có chủ yếu trong mỡ động vật (mỡ heo, mỡ bò, da gà, da heo,…) và dầu thực vật (dầu dừa, bơ, đậu phộng…). Cơ thể sẽ tiêu hóa lượng Triglyceride được tiêu thụ khi đến ruột non. Sau đó, phân tách và kết hợp với Cholesterol để hình thành năng lượng.
Năng lượng này được tích tụ phần lớn trong tế bào gan và mỡ. Lượng Triglyceride tích tụ quá lớn làm tăng cao chỉ số mỡ máu Triglyceride cao, gây bệnh cho cơ thể. Triglyceride bám vào thành mạch, tạo mảng mỡ trên động mạch. Điều này có thể cản trở quá trình lưu thông máu. Do đó, chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điển hình là nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ… Do đó, chỉ số triglyceride có ý nghĩa quan trọng. Nó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh về tim, mạch máu.

xét nghiệm định lượng triglycerid

1.2 Triglyceride khác gì với cholesterol?

Triglyceride và cholesterol là hai loại lipid quan trọng trong máu. Triglyceride là chất béo trung tính giúp lưu trữ lượng calo chưa cần sử dụng ngay. Đồng thời, cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần. Còn cholesterol lại là thành phần quan trọng trong một số tế bào và hormone.

2. Xét nghiệm tầm soát chỉ số mỡ máu triglyceride

2.1 Xét nghiệm triglyceride là gì?

Xét nghiệm triglyceride giúp xác định chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể. Nhờ đó, có thể biết được tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ mắc một số bệnh lý. Đặc biệt là bệnh mỡ máu. Để đánh giá toàn diện các xét nghiệm về mỡ máu, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm thêm 4 chỉ số: cholesterol toàn phần, triglyceride (chất béo trung tính), LDL-cholesterol (mỡ máu xấu), HDL-cholesterol (mỡ máu tốt). Dưới đây là một số xét nghiệm triglyceride phổ biến:

  • Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Nồng độ cholesterol bình thường ở mức 4 – 5 mmol/l. Chỉ số lớn hơn, đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.
  • Xét nghiệm Triglycerid toàn phần: Chỉ số mỡ máu Triglycerid toàn phần bình thường ở mức 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn, đây là dấu hiệu của mỡ máu cao.

kết quả xét nghiệm chỉ số triglyceride

2.2 Mục đích của xét nghiệm chỉ số triglyceride là gì?

Chất béo trung tính triglyceride chiếm đến 95% tổng lượng chất béo được cơ thể tiêu thụ thông qua ăn uống hàng ngày. Trong đó, chủ yếu là từ mỡ động vật và dầu thực vật. Vì vậy, xét nghiệm triglyceride có ý nghĩa to lớn trong việc kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đồng thời, đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mỡ máu. Cụ thể:

  • Chẩn đoán, xác định nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường,… Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
  • Giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống với các thói quen lành mạnh, tích cực
  • Giảm thiểu tối đa các biến chứng, nguy cơ do rối loạn mỡ máu gây ra.

2.4 Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm

Các chuyên gia khuyến nghị xét nghiệm triglyceride với mục đích sàng lọc cho nhóm đối tượng từ 9 -11 tuổi trở lên. Xét nghiệm này còn được đặc biệt khuyến cáo thực hiện định kỳ với một số đối tượng khác. Cụ thể:

  • Người có khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường
  • Người có chỉ số xét nghiệm cholesterol hoặc huyết áp cao
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, chất kích thích,…

chất béo triglyceride tích tụ tại thành mạch

2.5 Tần suất thực hiện xét nghiệm triglyceride

Xét nghiệm triglyceride có thể được thực hiện định kỳ hoặc hàng năm. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ mà tần suất xét nghiệm thay đổi.

  • Nhóm từ 2 đến 19 tuổi

Xét nghiệm triglyceride sàng lọc được khuyến nghị với nhóm đối tượng từ 9 đến 11 tuổi theo định kỳ 5 năm một lần. Nếu người thân có tiền sử mỡ máu, đau tim, đột quỵ,…, trẻ nên được xét nghiệm từ hai tuổi.

  • Nhóm trên 20 tuổi

Nam giới và nữ giới từ 20 đến 55 tuổi nên thực hiện xét nghiệm định kỳ 5 năm một lần. Tiếp đó, tần suất từ 1 đến 2 năm/lần với nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi. Những người trên 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm hàng năm.

  • Người bệnh nền

Những người mắc bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, viêm tụy, rối loạn mỡ máu, gia đình có bệnh cholesterol cao… cần được xét nghiệm thường xuyên hơn. Tần suất có thể là 4 – 6 lần/năm.

Xem thêm: 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm triglyceride

Cùng BCC khám phá ngay một số yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm triglyceride:

  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều chất béo trước xét nghiệm khiến mức triglyceride trong máu tăng. Để có kết quả chính xác, cần nhịn ăn ít nhất từ 8 – 12 tiếng và không uống bia rượu trong khoảng 24 giờ trước xét nghiệm.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như thiazide, beta-blockers, corticosteroids, thuốc ngừa thai, lợi tiểu, extrothyroxine, metformin…
  • Độ tuổi: mỗi đối tượng lại có chỉ số triglyceride khác nhau. Do đó, người bệnh cần khai báo thông tin cho bác sĩ và kỹ thuật viên khi đến thăm khám.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người mắc các bệnh như tiểu đường, gan, thận và rối loạn nội tiết có thể tác động đến lượng triglyceride trong máu.
  • Hoạt động vận động: Vận động quá mức có thể làm giảm chỉ số triglyceride.
  • Cơ sở y tế: Cần thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế uy tín với máy móc hiện đại để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
  • Một số yếu tố khác: Kết quả xét nghiệm triglyceride có thể không chính xác do mang thai, cường giáp, thận hư, di truyền, béo phì, tim mạch, tăng huyết áp,… nhưng chưa được phát hiện.

không uống rượu bia

4. Phương pháp xét nghiệm chỉ số triglyceride là gì?

Xét nghiệm triglyceride có thể được chỉ định thực hiện dựa trên phương pháp phân tích mẫu. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu tĩnh mạch: Đây là phương pháp đo lượng triglyceride trong máu phổ biến nhất. Mẫu bệnh phẩm là máu từ tĩnh mạch. Chúng sẽ được bảo quản và đưa đi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm mẫu máu ngón tay: Mẫu bệnh phẩm là máu từ ngón tay. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này hạn chế hơn so với xét nghiệm máu tĩnh mạch.
  • Xét nghiệm chất thải: Xét nghiệm triglyceride có thể được thực hiện dựa trên chất thải của người bệnh sau khi sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo. Nó cho phép đánh giá cơ thể xử lý triglyceride sau khi tiêu thụ.

5. Các bước định lượng triglyceride

Trước xét nghiệm: Nhịn ăn ít nhất từ 8 – 12 giờ và không uống bia rượu trước 24 giờ. Trong thời gian nhịn ăn, người xét nghiệm có thể uống nước lọc để hạn chế mất nước. Bác sĩ sẽ đo huyết áp, chiều cao cân nặng và tình trạng tiền sử bệnh. Người xét nghiệm cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đã và đang sử dụng. Điều này đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

  • Trong xét nghiệm: Bác sĩ chỉ định lấy mẫu máu bệnh nhân từ tĩnh mạch trên cánh tay. Lượng nhỏ máu sẽ được đưa vào lọ hoặc ống nghiệm để bảo quản. Tổng thời gian lấy máu chỉ trong vòng chưa tới 5 phút.
  • Sau xét nghiệm: Mẫu máu bệnh phẩm được đưa ngay về Trung tâm Xét nghiệm. Hệ thống máy hiện đại sẽ phân tích và đưa ra kết quả nhanh chóng. Ngay khi có kết quả xét nghiệm, thông tin chỉ số định lượng triglyceride sẽ được chuyển ngay đến bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ đọc kết quả, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

6. Giá trị của chỉ số mỡ máu triglyceride và cách đọc kết quả

Chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể có thể được xác định thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride được đánh giá dựa theo bốn mức sau.

Chỉ số triglyceride Mức độ
Dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L) Bình thường
150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L) Vượt mức bình thường
200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L) Cao
Trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L) Rất cao

thang đánh giá nồng độ triglyceride

7. Chỉ số triglyceride chẩn đoán bệnh gì?

Mỗi người có một chỉ số máu Triglyceride khác nhau. Chỉ số Triglyceride tăng cao ngăn cản quá trình vận chuyển máu. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý, tác động xấu đến sức khỏe. Một số bệnh lý phải kể đến như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường typ2, tắc động mạch vành, gây đau tim, đột quỵ não, huyết áp cao,…

  • Rối loạn mỡ máu

Xét nghiệm định lượng triglyceride máu giúp bác sĩ xác định được tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân. Lượng triglyceride quá nhiều bám vào thành mạch tạo mảng mỡ bám trên động mạch. Từ đó, hạn chế quá trình lưu thông máu.

mỡ máu do chỉ số triglyceride tăng cao

  • Tăng huyết áp

Triglyceride bám nhiều trong lòng mạch làm cản trở máu lưu thông. Đồng thời, tăng cường áp lực lên thành mạch gây nên tăng huyết áp.

  • Viêm tụy

Tăng lượng triglyceride trong máu là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nồng độ triglyceride vượt quá 1000 mg/dL gây nên bệnh viêm tụy cấp. Khi đó, mao mạch xuất hiện chylomicron với kích thước lớn gây tắc nghẽn mao mạch tụy. Từ đó, dẫn đến thiếu máu gây hoại tử tụy, toan hóa máu và viêm tụy cấp. Biểu hiện là sưng tụy gây sốt, nôn mửa và đau bụng dữ dội. Chưa kể, dịch tiêu hóa bị rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Gan nhiễm mỡ

Triglyceride đi vào cơ thể do thức ăn vào hàng ngày và gan tổng hợp. Chỉ số triglyceride quá lớn gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ không do rượu có đến hơn 10% trọng lượng gan do chất béo thay thế. Điều này dẫn đến sẹo trong gan, ung thư gan, suy gan và đe dọa tính mạng.

  • Bệnh mạch vành

Tăng triglyceride máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc cơn đột quỵ.

  • Tiểu đường tuýp 2

Triglyceride cao là một phần của tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa, bao gồm huyết áp cao, tăng mỡ bụng, HDL thấp và lượng đường trong máu cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp với bất kỳ hai trong số các điều kiện khác, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 5 lần.

  • Bệnh tim

Hội chứng chuyển hóa và lượng triglyceride cao làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim. Chất béo tích tụ làm cản trở quá trình vận chuyển oxy đến cơ tim. Người trẻ tuổi với chỉ số triglyceride rất cao dễ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với người có triglyceride tăng nhẹ.

triglyceride gây bệnh về tim mạch

  • Đột quỵ

Quá trình vận chuyển máu đến các tế bào não giảm đột ngột dễ dẫn đến đột quỵ. Cụ thể chỉ số triglyceride tăng cao ngăn cản lưu lượng máu truyền đến não.

  • Ảnh hưởng đến chân

Chất béo quá nhiều tạo mảng bám trên động mạch chảy đến chân. Điều này dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD), gây đau và tê ở chân. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng chân.

  • Mất trí nhớ

Tuổi tác và chỉ số triglyceride cao tăng cường hội chứng mất trí nhớ. Bởi triglyceride cao làm hỏng các mạch máu bên trong não và tích tụ protein độc hại – amyloid.

8. Phương pháp kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride tốt là gì?

Biến chứng của chỉ số mỡ máu Triglyceride cao gây hại đến sức khỏe con người. Thậm chí, một số bệnh lý còn đe dọa đến tính mạng. Do đó, để duy trì chỉ số triglyceride ở mức an toàn, con người cần thay đổi một số thói quen lành mạnh và tích cực. Dưới đây là các phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cần lưu ý:

8.1 Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Triglyceride dư thừa chủ yếu do chế độ ăn uống bất hợp lý. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng chất. Một số nhóm chất quan trọng được đảm bảo như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin, chất béo, và khoáng chất. Cụ thể:

  • Giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế và đường. Cụ thể, mức độ tiêu thụ đường hằng ngày không quá 10% lượng calo hằng ngày. Khi đó, nồng độ triglyceride trong máu thấp nhất. Mức tiêu thụ đường tốt nhất là 5%. Tức là không quá 150g đường/ ngày đối với nam giới và 100g/ ngày với phụ nữ.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, có nguồn gốc động vật (da heo, da bò, da gà, da vịt, thịt mỡ…) hoặc từ thức ăn nhanh (xúc xích, cá viên chiên, nem nướng, thịt đóng hộp…). Chẳng hạn như: đồ chiên rán, thịt hun khói, mỡ động vật, thịt đỏ,…
  • Tăng cường tiêu thụ các loại rau, hạt, trái cây giàu chất xơ. Hợp chất này giúp hấp thu chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.
  • Ăn bữa chính là bữa sáng và bữa trưa, hạn chế ăn nhiều vào bữa tối hoặc đêm. Nhất là sau 8 giờ tối. Bởi nó làm tăng nguy cơ tích tụ dưới dạng mỡ thừa trong cơ thể. Đồng thời, làm tăng triglyceride¸ cholesterol.
  • Nên ăn tinh bột nguyên cám, giàu chất xơ (gạo lứt, yến mạch,…)
  • Ưu tiên khẩu phần cá (nhất là các loại chứa nhiều omega – 3 như cá hồi, cá thu, cá hồi… với tần suất ăn từ 2 bữa cá/tuần) nhiều hơn thịt; sử dụng thịt nạc.

thực phẩm lành mạnh ngừa máu nhiễm mỡ

8.2 Lối sống khoa học và luyện tập thường xuyên

Để sử dụng năng lượng tích trữ dưới dạng mỡ thừa tốt hơn, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Thời gian vận động lý tưởng là ít nhất 30 phút. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 5 ngày để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể. Một số bộ môn giúp tăng cường phân giải lượng mỡ thừa như đạp xe, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông,… Việc tăng cường vận động thể chất có thể được thực hiện qua những thói quen nhỏ. Điều này giúp đào thải lượng mỡ máu xấu khỏi cơ thể. Đồng thời, tăng cường độ dẻo dai, săn chắc cho cơ bắp.

8.3 Tầm soát chỉ số triglyceride định kỳ

Để kiểm soát chỉ số triglyceride trong cơ thể an toàn cần thực hiện tầm soát hiệu quả. Và xét nghiệm kiểm tra định kỳ là giải pháp cần thiết hàng đầu. Đây là các danh mục khám sức khỏe dễ dàng đăng ký và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu đã từng xét nghiệm chỉ số triglyceride cao, cholesterol cao hoặc mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… thì việc kiểm tra càng quan trọng.
Nếu chỉ số triglyceride tăng cao nguy hiểm hoặc đáng báo động, bệnh nhân cần được theo dõi khả năng mắc các nguy cơ bệnh lý. Từ đó, có biện pháp kiểm soát phù hợp tình trạng này. Lưu ý rằng nên đến cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm chỉ số và được tư vấn hiệu quả nhất.

Xem thêm:

8.4 Một số giải pháp khác

  • Giảm cân: Thực hiện cắt giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày một cách an toàn. Lượng calo tiêu thụ hàng ngày chuyển hóa thành triglyceride. Đồng thời, lưu trữ dưới dạng chất béo. Việc giảm lượng calo tương đương với giảm chỉ số triglyceride trong máu.
  • Không nên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, dễ tăng cân. Điều này làm tăng cao chỉ số triglyceride. Chưa kể, có còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến thượng thận. Đồng thời, làm tăng lượng triglyceride kèm tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông.
  • Dùng thuốc điều trị tăng mỡ máu: Nhóm statin, fibrat, niacin, renin, acid béo không bão hòa – omega-3. Bên cạnh đó, còn có nhóm ức chế hấp thu cholesterol và điều trị thay thế bằng hormone. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc cần được sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ.

sử dụng thuốc statin

9. Tạm kết

Xét nghiệm chỉ số triglyceride cần thiết trong việc đánh giá tình trạng mỡ máu của người bệnh. Kết quả xét nghiệm cùng với các chỉ số khác như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, và HDL-cholesterol rất quan trọng. Nó giúp bác sĩ xác định mức độ mỡ máu, nguy cơ rối loạn mỡ máu, tim mạch, viêm tụy,… Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ là giúp phát hiện sớm bệnh. Từ đó, có thể lựa chọn được liệu pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe và hạn chế biến chứng tiềm ẩn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...