Dị ứng mỹ phẩm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng mỹ phẩm là gì? Tình trạng da kích ứng với các thành phần trong mỹ phẩm, gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe da

Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da ngày càng phổ biến với vô vàn sản phẩm tràn lan trên thị trường. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ dị ứng tăng cao. Đặc biệt là những người có da nhạy cảm và sử dụng tràn lan sản phẩm kém chất lượng. Nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến các hệ lụy nặng nề và tác dụng phụ không mong muốn trên da. Cùng BCC giải đáp mọi thắc mắc về dị ứng mỹ phẩm và cách xử lý hiệu quả.

1. Dị ứng mỹ phẩm là gì ? Nguyên nhân của dị ứng mỹ phẩm

1.1 Khái niệm

Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng da bị kích ứng khi tiếp xúc với sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da. Chẳng hạn như: kem chống nắng, kem trị mụn, kem trắng da, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm, dung dịch vệ sinh, nước hoa,… Biểu hiện đặc trưng là nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn mủ,… Tình trạng này có thể xảy ra ngày sau đó vài giờ hoặc vài ngày tùy cơ địa và mức độ nhạy cảm của làn da. Ngoài ra, dị ứng cũng liên quan đến phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Những người da nhạy cảm có nguy cơ dị ứng mỹ phẩm cao hơn.

da bị dị ứng mỹ phẩm

1.2 Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng mỹ phẩm. Dưới đây là một số nguyên do phổ biến cần lưu ý:

  • Dùng mỹ phẩm sai cách, không phù hợp với loại da dẫn đến kích ứng.
  • Sử dụng mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng và chứa thành phần gây kích ứng với da.
  • Dùng mỹ phẩm chứa các thành phần dễ gây kích ứng như: cồn, chỉ, retinol, perfume, mineral oil, paraffin, dầu khoáng, hương liệu, chất bảo quản paraben,… Chúng gây bít tắc lỗ chân lông, tổn thương và kích ứng da.
  • Sử dụng kết hợp các sản phẩm với thành phần tương tác gây ra các tác dụng phụ như: BHA và Retinol, AHA và Vitamin C,… Điều này làm thay đổi đột ngột độ pH da mặt và tăng nguy cơ kích ứng. Hoặc kết hợp các sản phẩm có tính chất tẩy da mạnh làm kích ứng, quá tải và bong tróc da.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng mỹ phẩm

Hiện tượng dị ứng có thể xảy ra nhanh chóng chỉ sau vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tùy cơ địa và mức độ nhạy cảm của da mà có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, dù dạng dị ứng nào cũng có thể ảnh hưởng đến dung mạo và sức khỏe da. Bởi vùng da mặt thường mỏng, nhạy cảm và dễ tổn thương nhất. Trường hợp nặng rất khó để điều trị và có thể để lại hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nặng cần chú ý để xử lý kịp thời:

2.1 Da mặt nóng rát

Những người có làn da nhạy cảm hoặc khi tiếp xúc với mỹ phẩm gây kích ứng khiến da mặt nóng rát. Mức độ nóng rát tăng cao kèm nổi mề đay, ngứa ngáy và châm chích khó chịu. Đây là phản ứng quá mẫn của da khi tiếp xúc với thành phần dị ứng. Nó thường hay gặp ở sản phẩm chứa chất tẩy rửa và thành phần kim loại gây kích ứng mạnh.

2.2 Nổi mụn trứng cá

Nổi mụn trứng cá là dấu hiệu mà nhiều người thường bỏ qua. Tuy nhiên, đây là biểu hiện đặc trưng do dị ứng mỹ phẩm. Các thành phần dị ứng làm bít tắc lỗ chân lông, ứ đọng bụi bẩn và dịch nhờn hình thành mụn. Nó thường tập trung nhanh chóng ở vùng da sử dụng mỹ phẩm. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ửng đỏ ngày càng tăng cao. Một số tác động lên vùng da bị tổn thương như gãi, chà xát khiến mụn nổi nhiều và nặng hơn.

nổi mụn viêm do dị ứng mỹ phẩm

2.3 Viêm da dị ứng

So với các dấu hiệu trên, viêm da dị ứng là biểu hiện đặc trưng cho thấy tình trạng dị ứng đang ngày càng nghiêm trọng. Vùng da sử dụng mỹ phẩm xuất hiện nhiều mảng hồng ban đỏ với mụn nước gây ngứa nặng.

da nổi mẩn đỏ do dị ứng

Xem thêm:

2.4 Da bị tăng tiết dầu

Trong một số trường hợp, da có thể tăng tiết dầu nhiều hơn. Ngoài ra, nó còn làm bít tắc lỗ chân lông hoặc khiến nó trở nên to hơn.

2.5 Sạm và lão hóa da

Các tổn thương da do dị ứng mỹ phẩm làm mất lớp bảo vệ da tự nhiên. Tình trạng này khiến da trở nên sẫm màu, sạm da và lão hóa nhanh. Chúng thường xảy ra khi bị dị ứng với sản phẩm chứa thành phần phản ứng với ánh sáng. Các triệu chứng trên khó nhận biết hơn các dấu hiệu khác. Nám và sạm da dần dần xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là khi không chống nắng đầy đủ. Do đó, cần đặc biệt chú ý xuyên suốt quá trình sử dụng để kịp thời xử lý các vấn đề dị ứng.

2.6 Teo da

Dấu hiệu dị ứng tiếp theo mà BCC muốn đề cập chính là teo da. Nó thường xảy ra ở người sử dụng corticoid kéo dài, hay còn gọi là dị ứng corticoid.
Tùy thành phần gây dị ứng và mức độ tổn thương mà biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Khi phát hiện sớm một trong các dấu hiệu trên cần ngưng sử dụng mỹ phẩm ngay lập tức. Bên cạnh đó, cần có chế độ chăm sóc da phù hợp để giảm dị ứng và hồi phục da khỏe mạnh.

3. Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không?

Rất nhiều người thắc mắc liệu dị ứng mỹ phẩm có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi. Nó phụ thuộc vào mức độ dị ứng và biện pháp chăm sóc da. Dưới đây là cách chia mức độ phục hồi dựa trên tình trạng dị ứng:

3.1 Mức độ dị ứng nhẹ

Nổi mẩn đỏ, ngứa nhẹ… là một số biểu hiện dị ứng nhẹ. Trường hợp này, bệnh nhân có thể tự khắc phục tại nhà. Cụ thể là ngưng sử dụng mỹ phẩm 2 – 7 ngày cho đến khi da khỏe, kết hợp làm sạch nhẹ nhàng vùng da bị kích ứng. Dị ứng nhẹ cũng có thể do da chưa thích ứng kịp với sản phẩm mỹ phẩm mới. Do đó, có thể tiếp tục sử dụng sau khi da phục hồi. Nếu vẫn tiếp tục xảy ra các biểu hiện trên, cần ngưng sử dụng ngay.

3.2 Mức độ dị ứng nặng

Một số biểu hiện dị ứng nặng như bỏng, viêm loét, mụn sưng và da bong tróc kéo dài. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Thời gian tối thiểu 2 tháng tùy theo cơ địa và chế độ chăm sóc.

da bong tróc mẩn đỏ

3.3 Mức độ dị ứng nghiêm trọng

Trong trường hợp này, tình trạng dị ứng đã chuyển thành các bệnh lý về da. Phải kể đến như viêm nhiễm, phù da mặt. Bệnh nhân cần được thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp. Thời gian điều trị tối thiểu 6 tháng, thậm chí có thể kéo dài vài năm tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng phác đồ điều trị.

4. Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm

Các dấu hiệu mỹ phẩm xuất hiện nhanh chóng chỉ sau vài giờ khi tiếp xúc với thành phần dị ứng. Chưa kể, lớp da rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần xử lý nhanh chóng để phòng ngừa tối đa hậu quả nặng nề về sau.

4.1 Làm sạch lớp mỹ phẩm

Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Sau đó, sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý natri clorua để làm sạch vùng xa vừa tiếp xúc với mỹ phẩm. Rồi lau khô bằng khăn mềm. Trường hợp da bị kích ứng nghiêm trọng hơn, cần làm dịu vùng da tổn thương bằng khăn sạch quấn với đá lạnh và lăn nhẹ nhàng trên bề mặt da. Tuyệt đối không gãi và chà xát lên vùng da bị kích ứng. Điều này giúp làm dịu da, giảm châm chích, đỏ rát. Lúc này, chỉ nên vệ sinh da bằng nước sạch. Tránh hoàn toàn các sản phẩm mỹ phẩm khác để làn da được nghỉ ngơi. Đồng thời, không được sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

rửa sạch mặt với nước sạch

4.2 Ngưng sử dụng các sản phẩm không phù hợp

Nếu mỹ phẩm gây dị ứng, cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Đồng thời, kiểm tra kỹ lưỡng xem thành phần trong sản phẩm để tìm nguyên nhân thực sự. Nếu là loại mỹ phẩm mới, cần xác định có chứa chất dị ứng trước đó hay không để tránh sử dụng. Đồng thời, loại bỏ ngay lập tức các đồ mỹ phẩm không phù hợp với cơ địa và đã gây mẫn cảm trước đó.
Lưu ý rằng luôn cần giữ sạch làn da để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn. Tốt nhất nên để da tự phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể xông mặt để giúp da thông thoáng, giải phóng độc tố và cải thiện các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, cần ưu tiên xong mặt bằng các thành phần tự nhiên. Ví dụ như trà xanh, tía tô, ngải cứu, bạc hà, sả, gừng,…

xông da mặt

4.3 Uống nhiều nước

Uống bổ sung nhiều nước để làm tăng quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng để cải thiện tình trạng dị ứng và sức khỏe da. Bạn nên uống nhiều nước lọc, trà và nước hoa quả để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

4.4 Trường hợp nặng

Thường khi ngừng sử dụng mỹ phẩm thì các biểu hiện dị ứng đã giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, với trường hợp dị ứng da nặng, cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Corticoid như: Eumovate, Flucinar, Dermovat (nếu bị viêm da tiếp xúc). Trường hợp nặng hơn, cần sử dụng thêm thuốc kháng dị ứng như: Clarytine, Cezil, Peritol, Pipolphen, Semprex,…

5. Cách phục hồi da bị dị ứng mỹ phẩm

Điều quan trọng cần làm sau khi điều trị dị ứng là chăm sóc và hồi phục làn da. Đồng thời, cải thiện và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Bởi khi bị dị ứng, da thường nhạy cảm và cần được nghỉ ngơi. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc giúp da được thư giãn và mau hồi phục dưới đây:

  • Uống nhiều nước để tăng cường thải bỏ chất dị ứng và cải thiện sức khỏe da.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là da.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, tôm, cua,…
  • Không sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá và thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ, nước ép,… Ngoài ra, có thể tăng cường uống bổ sung vitamin tốt cho da và tăng cường sức đề kháng như vitamin C, vitamin E,…
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím (hay tia UV). Luôn sử dụng kem chống nắng phù hợp và các biện pháp che chắn như mũ, khẩu trang, áo khoác,…
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm giúp phục hồi da. Đặc biệt có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa chất hóa học.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liệu trình điều trị dị ứng và chăm sóc da.

Để cải thiện tình trạng da khỏe mạnh mất rất nhiều thời gian. Do đó, bạn cần kiên trì và áp dụng đúng cách các mẹo chăm sóc da trên.

phục hồi làn da tại nhà

Xem thêm:

6. Cách phòng tránh dị ứng mỹ phẩm trên da

Trường hợp dị ứng nặng, hậu quả và biến chứng để lại trên da rất nặng nề. Thậm chí, tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để phục hồi da. Do đó, tốt nhất là nên phòng tránh, ngăn chặn tình trạng dị ứng mỹ phẩm xảy ra.

  • Với người da nhạy cảm, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về loại da, tình trạng da và các sản phẩm dị ứng phù hợp.
  • Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên. Hạn chế các thành phần có khả năng gây dị ứng cao như cồn, chì, retinol, dầu khoáng, hương liệu,…
  • Tẩy trang kỹ da mặt để tránh bít tắc lỗ chân lông, ngừa mụn và kích ứng.
  • Chú ý đến thành phần và hạn sử dụng mỹ phẩm. Đồng thời, theo dõi kỹ các phản ứng sau khi sử dụng. Đặc biệt chú ý đến các triệu chứng như ngứa, sưng, mẩn đỏ và nóng rát.
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn và lành tính.

7. Tạm kết

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da nhạy cảm với các thành phần có trong mỹ phẩm. Mức độ từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa rát, sưng tấy… Dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Vì vậy, để bảo vệ làn da của bạn, cần cẩn trọng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào. Làm đẹp là điều quan trọng, nhưng sức khỏe của làn da còn quan trọng hơn. Do đó, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị dị ứng da mặt được chia sẻ ở trên để duy trì một làn da khỏe mạnh và rạng rỡ nhé! BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...