Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng khi thời tiết thay đổi với các biểu hiện như phát ban, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Dị ứng thời tiết là tình trạng da nhạy cảm thường gặp. Phản ứng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với thay đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt là khi giao mùa. Biểu hiện của dị ứng thời tiết thường là nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí sưng tấy, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dị ứng thời tiết tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp phòng ngừa phù hợp là rất cần thiết.

1. Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết xảy ra do cơ thể phản ứng với các thay đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt là thời điểm chuyển mùa. Tình trạng này dẫn đến các rối loạn trong hệ miễn dịch. Tùy cơ địa và một số yếu tố mà có mức độ và biểu hiện dị ứng khác nhau. Các phản ứng dị ứng bắt đầu xuất hiện nhanh chóng. Đồng thời, sản sinh kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm đối phó với kích thích từ môi trường bên ngoài gây hại cơ thể. Trong đó, histamin là chất được tạo ra có ảnh hưởng lớn đến tình trạng dị ứng. Khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi, người bị dị ứng thường xuất hiện nhanh chóng các triệu chứng dị ứng.

nổi mề đay do dị ứng thời tiết

2. Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết

Nguyên nhân chính gây nên dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các tác động từ bên ngoài. Quá trình này gây nên phản ứng dị ứng. Và sản sinh Histamin là cơ chế hoạt động quan trọng của hệ miễn dịch tác động đến tình trạng này.
Cụ thể, nhiệt độ đột ngột chuyển từ nóng sang nóng hoặc ngược lại kéo theo độ ẩm thay đổi. Đây chính là điều kiện để sản sinh các dị nguyên trong môi trường như nấm mốc. Từ đó, làm suy giảm và rối loạn hệ miễn dịch. Cơ thể bắt đầu sản sinh các phản ứng dị ứng, tạo kháng thể và các chất hóa học khác để bảo vệ cơ thể.

phát ban trên da

2.1 Thời tiết khô và có gió

Đây là thời điểm hoa nở nhiều. Thời tiết khô khiến phấn hoa dễ phát tán hơn trong không khí. Những người nhạy cảm với phấn hóa sẽ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng.

2.2 Thời tiết ẩm ướt và có mưa

Độ ẩm cao hạn chế khả năng tiết mồ hôi, hình thành cặn bã nhờn và chất sừng. Chúng khiến da bị mất nước, trở nên khô hơn và dễ gặp kích ứng. Bên cạnh đó, độ ẩm cao còn khiến protein biến chất thành chất đối nghịch với cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng như dị ứng toàn thân. Chưa kể, thời tiết ẩm mốc còn tác động đến tình trạng dị ứng ngày càng nghiêm trọng.

2.3 Thời tiết trở lạnh

Nhiệt độ hạ thấp khiến không khí trở nên khô hơn, dễ xuất hiện dị ứng da. Cụ thể, khi xuống thấp đột ngột, hệ miễn dịch kích hoạt và giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây dị ứng.

2.4 Thời tiết ấm áp

Thời tiết nóng bức khiến cơ thể tiết rất nhiều mồ hôi. Da luôn ẩm ướt, mất nước khiến cơ thể rất dễ viêm nhiễm và gặp phải dị ứng nghiêm trọng.

2.5 Dị ứng thời tiết theo mùa

Giao mùa là thời điểm dễ gây dị ứng nhất do nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột.

viêm mũi

Xem thêm:

3. Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

3.1 Dị ứng thời tiết nhẹ

Những người bị dị ứng với mức độ tổn thương da và sức khỏe nhẹ thường nhanh chóng hồi phục hơn. Thường nó sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị gì.

3.2 Dị ứng thời tiết cấp tính

Dị ứng thời tiết cấp tính cơ mức độ nghiêm trọng cao hơn dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, nó không làm tổn thương da quá nhiều cũng như không gây nên nhiều biến chứng. Bởi vậy, thời gian điều trị không quá lâu. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc uống, thuốc bôi cùng chế độ ăn uống điều độ. Thường tình trạng này sẽ được khôi phục và cải thiện trong 1 tuần.

3.3 Dị ứng thời tiết mạn tính

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, dị ứng thời tiết cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Một số biểu hiện nghiêm trọng xuất hiện như tụt huyết áp, sưng phù nề, nhiễm trùng da và sốc phản vệ. Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong. Khi ở giai đoạn này, thời gian kéo dài hơn cũng như mức độ tổn thương và nguy cơ tái phát cao hơn. Do đó, cần nhiều thời gian và công sức để điều chỉnh dứt điểm. Bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng thuốc liên tục. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển môi trường sống mới.

4. Mức độ nguy hiểm của dị ứng thời tiết

Tùy tác nhân, mức độ nghiêm trọng và điều kiện môi trường mà có biểu hiện dị ứng khác nhau. Chẳng hạn:

  • Thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi khiến da luôn trong trạng thái ẩm ướt, viêm nhiễm và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng thời tiết lạnh, biểu hiện thường thấy là nổi mẩn đỏ. Nhiệt độ hạ thấp khiến da trở nên khô và dễ bị kích ứng. Thậm chí, lúc trời mưa hoặc gió cũng có thể xảy ra tình trạng này.

Như BCC đã đề cập ở trên, dị ứng thời tiết gồm cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn này, thời gian có thể kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng là ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính. Giai đoạn này gây nguy hiểm cho cơ thể với các biến chứng có thể dẫn đến tử vong.
Bởi vậy, khi có triệu chứng dị ứng thời tiết, không nên chủ quan mà cần được điều trị kịp thời. Từ đó, có thể tránh được các biến chứng và biến thể đe dọa đến tính mạng.

khám da dị ứng thời tiết

5. Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài, cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng lại để bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số biểu hiện của người bị dị ứng thời tiết:

5.1 Nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa

Các nốt phát ban đỏ, tạo thành các mảng lớn ở vùng tay, chân và mặt. Chỗ bề mặt tiếp xúc trở nên nóng ran, gây ngứa ngáy và khó chịu khó chịu. Càng gãi càng khiến các mảng phát ban lan rộng và biến chứng nặng nề.

viêm da dị ứng

5.2 Viêm mũi dị ứng thời tiết

Đây là triệu chứng phổ biến ở người bị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, tùy cơ địa mà dấu hiệu này có thể xuất hiện kèm các biểu hiện khác. Người bệnh cảm thấy khô, ngứa ngáy vùng mũi họng, ngạt mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải,… Sự khó chịu ở các vùng diễn ra theo đợt. Thường kéo dài từ 20-30 phút với tần suất tùy theo mức độ dị ứng.

5.3 Nổi mề đay cấp tính

Xuất hiện triệu chứng đặc trưng này chứng tỏ tình trạng dị ứng đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay đột ngột khắp cơ thể. Nó khiến người mắc khó thở, giảm mạnh huyết áp, sốc phản vệ. Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong.

5.4 Chàm bội nhiễm

Người bị dị ứng nổi mẩn đỏ kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng với nhiều vảy gầu ở đầu, mặt, khuỷu tay và đầu gối. Các đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tránh biến chứng nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe, cần kịp thời điều trị nhanh chóng.

chàm bội nhiễm ở trẻ bị dị ứng thời tiết

Xem thêm:

5.5 Khò khè, ho hoặc khó thở

Triệu chứng này thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa. Do đó, cần sớm sàng lọc phát hiện hen phế quản để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh diễn biến nghiêm trọng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ hoặc người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

6. Cách chữa trị dị ứng thời tiết cần biết

Trị dứt điểm tình trạng dị ứng thời tiết là rất khó. Nó thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu cho người mắc. Chưa kể, nó còn liên quan đến cơ địa, hệ miễn dịch và một số yếu tố khác của từng người. Tuy nhiên, vẫn có cách để giảm thiểu tối đa diễn biến nghiêm trọng của các triệu chứng và biến chứng.
Ngoài thuốc điều trị, cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp có thể tham khảo để cải thiện tình trạng dị ứng nhanh chóng:

  • Luôn giữ ấm khi trời trở lạnh hoặc làm mát khi trời nóng để đảm bảo cơ thể không bị rối loạn trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi.
  • Người bị viêm mũi cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Ăn uống lành lạnh, đầy đủ dưỡng chất. Tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, rau củ quả,… và uống đủ lượng nước cần.
  • Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh ăn carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng và bánh ngọt), đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ uống nhiều đường, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, dễ gây kích ứng (nhộng, hải sản, đậu phộng,…)
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
  • Nếu tình trạng dị ứng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

đeo khẩu trang tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

ăn nhiều rau củ quả

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Dị ứng thời tiết”. Đây là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dị ứng xuất hiện do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Biểu hiện thường gặp là nổi mẩn đỏ, phát ban, mề đay, ho, khó thở. Nó có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc trang bị kiến thức về phòng ngừa và cách xử lý khi bị dị ứng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...