Động kinh là gì? Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Động kinh là gì? Bệnh lý thần kinh nguy hiểm khiến bệnh nhân có các rối loạn về hành vi và ý thức, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng

Động kinh là một rối loạn thần kinh phổ biến, gây ra các cơn co giật đột ngột và không kiểm soát được. Nó liên quan đến hoạt động bất thường của các tế bào thần kinh trong não. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “Động kinh là gì?”, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị phù hợp. Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về động kinh và biết cách hỗ trợ những người xung quanh đang phải đối mặt với căn bệnh này.

1. Động kinh là gì?

Động kinh là tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phóng điện quá mức. Hoạt động và chức năng não thay đổi gây co giật đột ngột, cảm giác, hành vi bất thường và lặp lại. Thậm chí, có thể mất ý thức trong thời gian ngắn. Việc xảy ra cơn động kinh do bệnh lý cấp tính (viêm não, nhiễm độc cấp) không được coi là bệnh động kinh. Mà bệnh này là sự lặp lại các cơn động kinh tự phát trên cùng một đối tượng.
Bệnh động kinh được chia thành 2 loại:

  • Cơn động kinh cục bộ: Biểu hiện đơn giản hoặc phức tạp, đi kèm hoặc không tính trạng rối loạn ý thức. Vị trí co giật thưởng ở mặt, một chi hoặc cơ cứng một phần.
  • Cơn động kinh toàn thể: Cơn co giật xuất hiện ở một chi, một bộ phận rồi lan nhanh ra toàn thân và khiến mất ý thức đột ngột. Bệnh nhân không nhớ gì sau đó.

động kinh

2. Bệnh động kinh có di truyền không? Nguyên nhân bệnh động kinh

Động kinh có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng di truyền: Gen là một phần nguyên nhân gây bệnh lý này. Một số gen khiến người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra động kinh. Bởi vậy, nó có đặc tính di truyền.
  • Bệnh truyền nhiễm: viêm màng não, viêm não virus, AIDS,…
  • Rối loạn phát triển: chứng tự kỷ
  • Chấn thương sọ não, bệnh về não gây tổn thương não và bệnh mạch máu. Chẳng hạn như u não, đột quỵ,… Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân chính gây động kinh ở người trên 35 tuổi.
  • Chấn thương trước khi sinh: Em bé rất nhạy cảm với tổn thương não như nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy. Nó có thể gây ra động kinh hoặc bại não ở trẻ em.
  • Tuổi: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ mắc cao nhất.
  • Động kinh thời thơ ấu: sốt cao trong thời thơ ấu với các cơn co giật kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh.

tổn thương não gây động kinh

3. Dấu hiệu bệnh Động kinh là gì?

Tùy theo loại động kinh, vùng vỏ não bị kích thích và mức độ bệnh mà có biểu hiện khác nhau. Triệu chứng thường gặp là co giật, từ một hoặc một số bộ phận đến toàn bộ cơ thể. Người bệnh bị sùi bọt mép, mắt trợn, môi tím tái, mất ý thức. Sau cơn, người bệnh thở nhanh, tiểu mất tự chủ. Thậm chí, yếu liệt nửa người tạm thời (liệt Todd).

3.1 Động kinh khu trú

Đây là tình trạng các cơn động kinh xảy ra từ hoạt động bình thường trong một phần của não. Các cơn co giật được chia làm 2 loại:

  • Động kinh khu trú mà không mất ý thức: Người bệnh có các thay đổi về các giác quan, cảm xúc hoặc lắng nghe. Các cử động co thắt không tự nguyện xảy ra ở một bộ phận như cánh tay, chân. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng như ngứa ran, chóng mặt,…
  • Động kinh khu trú với ý thức thay đổi: Nó bao gồm các thay đổi mất hoặc thay đổi ý thức hoặc ý thức. Người bệnh thường nhìn chằm chằm vào không gian và không phản ứng với môi trường xung quanh. Thậm chí, có thể lặp lại các động tác như nhai, nuốt, xoa tay, đi vòng tròn,…

3.2 Động kinh toàn thể là gì?

  • Động kinh toàn thể là các cơn động kinh rõ ràng xảy ra ở tất cả các vùng não.
  • Khủng hoảng vắng mặt (co giật malit) thường xảy ra ở trẻ em. Đặc trưng bởi dấu hiệu nhìn chằm chằm vào không gian hoặc các chuyển động cơ thể tinh tế như nhấp môi.
  • Co giật gây co cứng cơ. Đặc biệt là cơ bắp vùng lưng, cánh tay, chân và gây ra ngã.
  • Khủng hoảng Atonic (co giật té ngã) gây mất kiểm soát cơ bắp, khiến người bệnh ngã hoặc ngất bất ngờ.
  • Khủng hoảng Clonic liên quan đến các chuyển động cơ co thắt lặp đi lặp lại hoặc nhịp nhàng. Nó thường ảnh hưởng đến cổ, mặt và cánh tay.
  • Co giật, co thắt cơ tim ngắn đột ngột, giật tay và chân.
  • Co giật Tonic-clonic là loại động kinh nghiêm trọng nhất và có thể gây mất ý thức đột ngột, cứng cơ thể và giật. Người bệnh bị mất kiểm soát bàng quang hoặc cắn lưỡi.

3.3 Một số dấu hiệu khác

  • Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp triệu chứng khác như: Tim đập nhanh; Hạ huyết áp; Co giãn đồng tử; Cơn co giật lặp lại nhiều lần với 2 – 3 phút/ lần.
  • Khi bệnh trở nặng, người bệnh mất tự chủ và mất dần ý thức. Về lâu dài, bệnh có thể làm thay đổi tính cách người bệnh hoặc gây chấn thương nặng do té ngã.

các chi cứng ngắc do động kinh

Xem thêm:

4. Biến chứng của bệnh động kinh

Động kinh hiếm có các biến chứng gây tử vong. Tuy nhiên, tình trạng khó kiểm soát, mất ý thức có thể gây ra các hậu quả khó lường. Nó có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc rối loạn tim, hô hấp gây đột tử và tử vong. Dưới đây là một số biến chứng đã được BCC tổng hợp:

  • Tai nạn đáng tiếc: Khi phát bệnh, người bệnh có thể bị té ngã, gây tai nạn giao thông hoặc ngã xuống sống.
  • Biến chứng khi mang thai: Bệnh này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân động kinh đều có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cần kiểm soát tốt để ngăn ngừa biến chứng.
  • Sức khỏe tinh thần: Người bệnh có tiền sử động kinh, thường lo lắng thái quá nếu lên cơn đột ngột. Điều này có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Đột tử bất ngờ: Bệnh nhân có thể bị co giật, thiếu oxy và rối loạn nhịp tim. Từ đó, có thể dẫn đến đột tử và tử vong.

co giật do động kinh

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Động kinh

Bệnh động kinh có thể được chẩn đoán dựa theo một số phương pháp sau:

  • Tiền sử bệnh với một số dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.
  • Khám thần kinh, kiểm tra, đánh giá hành vi, kỹ năng vận động, chức năng tinh thần và một số yếu tố khác.
  • Xét nghiệm máu xác định dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh di truyền hoặc các rối loạn liên quan đến động kinh.

5.1 Khám lâm sàng

  • Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng nhằm thu thập thông tin về dấu hiệu, triệu chứng. Trường hợp bệnh nhân bị mất ý
  • thức trong cơn, cần hỏi ý kiến người thân hoặc người quan sát trực tiếp để tìm hiểu triệu chứng.

5.2 Một số xét nghiệm giúp xác định tổn thương não

Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Điện não đồ (EEG): Đây là loại cận lâm sàng phổ biến nhất giúp chẩn đoán bệnh động kinh và ghi lại hoạt động điện não.
  • Điện não đồ mật độ cao: Xác định chính xác hơn khu vực não bị ảnh hưởng bởi các cơn động kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Chụp CT sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não. Từ đó, phát hiện các dấu hiệu bất thường trong não gây co giật.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI giúp phát hiện các tổn thương hoặc bất thường trong não gây co giật.
  • Cộng hưởng từ chức năng (fMRI): Đo lường sự thay đổi lưu lượng máu khi một số bộ phận của não hoạt động.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): Phát hiện khu vực hoạt động của não và các dấu hiệu bất thường.
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon (SPECT): Giúp phát hiện nguồn cơn động kinh.
  • Ánh xạ thống kê tham số (SPM): So sánh các khu vực của não có sự trao đổi chất tăng lên trong các cơn động kinh với não bình thường.
  • Phân tích Curry: Xác định nơi xảy ra động kinh.
  • Đo điện não đồ (MEG): Xác định khu vực có thể khởi phát cơn động kinh.
  • Chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi bắt đầu co giật giúp xác định được phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng huyết học của bệnh nhân.
  • Chẩn đoán giúp xác định bản chất cơn động kinh, phân loại cùng dấu hiệu tương ứng. Qua đó, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

6. Các biện pháp điều trị bệnh Động kinh

Biện pháp điều trị động kinh chủ yếu bằng thuốc hoặc đôi khi phẫu thuật. Một số người cần điều trị suốt đời để kiểm soát cơn động kinh. Có người lại biến mất cơn động kinh. Bệnh động kinh của trẻ em có thể được cải thiện theo tuổi tác.
Bệnh động kinh có chữa khỏi không? Trong một số ít trường hợp, bệnh động kinh có thể được chữa khỏi. Bằng cách sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Sau đó, cơn giật không tái phát và không cần dùng thuốc nữa.

6.1 Điều trị động kinh bằng thuốc là gì?

Sử dụng thuốc là liệu pháp điều trị đầu tiên. Nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc chuyển sang phương thức khác. Đa phần người bệnh có thể ngừng co giật bằng cách dùng thuốc chống co giật (thuốc chống động kinh). Ngoài ra, sử dụng kết hợp các loại thuốc còn giúp giảm tần suất và cường độ co giật.
Về nguyên tắc, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc duy nhất với liều tương đối thấp. Sau đó, tăng dần đến khi bệnh được cải thiện. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi, tăng cân
  • Phát ban trên da, mất mật độ xương, viêm một số cơ quan
  • Rối loạn ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ
  • Trầm cảm, có suy nghĩ tự sát
  • Do đó, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng thuốc.

6.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định khi thuốc không còn kiểm soát được bệnh. Thường bác sĩ sẽ loại bỏ một phần não gây ra cơn động kinh. Một số loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của não, thường là khối u, nơi bị tổn thương.
  • Liệu pháp nhiệt kẽ bằng laser (LITT) là phẫu thuật ít xâm lấn. Sử dụng tia laser để phá hủy một phần nhu mô não.
  • Kích thích não sâu bằng việc sử dụng điện cực cấy vĩnh viễn bên trong não để giải phóng tín hiệu điện và gián đoạn tình trạng co giật.
  • Phẫu thuật loại bỏ thể chai là phương pháp loại bỏ một phần não kết nối dây thần kinh bán cầu phải và trái của não.

6.3 Điều trị khác

Bên cạnh đó, còn có một số liệu pháp tiềm năng sau:

  • Kích thích dây thần kinh phế vị
  • Tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt chứa nhiều chất béo và carbohydrate thấp.

điều trị bệnh động kinh

7. Cách giảm thiểu nguy cơ mắc và tái phát cơn động kinh

Ở người mắc bệnh động kinh, việc phòng ngừa tái phát động kinh rất quan trọng. Qua đó, có thể đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc và tái phát cơn động kinh như:

  • Hạn chế các chấn thương vùng não, đảm bảo an toàn não bộ, đặc biệt là khi tham gia giao thông.
  • Tránh để trẻ sốt cao và cần sử dụng thuốc hạ sốt để tránh co giật.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện đều đặn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về phác đồ điều trị, liều dùng và loại thuốc.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, mệt mỏi

tránh để trẻ sốt cao

8. Nên làm gì khi gặp người lên cơn động kinh?

8.1 Nên làm

Khi gặp người bị động kinh, bạn cần:

  • Tránh để bệnh nhân té ngã và hỗ trợ hô hấp nếu cần. Không tác động lời nói, ánh sáng, vật lý,… lên bệnh nhân bị co giật.
  • Xác định thời gian lên cơn động kinh.
  • Đặt bệnh nhân trong khu vực an toàn. Tuyệt đối tránh những nơi có vật sắc nhọn.
  • Đặt bệnh nhân nghiêng sang một bên để thông thoáng đường thở.

8.2 Không nên

Khi bệnh nhân lên cơn động kinh, tuyệt đối không thực hiện các việc sau:

  • Nhét bất kỳ vật nào vào miệng bệnh nhân. Bởi nó có thể chèn ép đường thở bệnh nhân.
  • Giữ hay cố định bệnh nhân bởi có thể gây trật khớp, gãy xương trong lúc co giật.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc, thức ăn hay uống nước có thể khiến bệnh nhân bị sặc.

hỗ trợ người bị động kinh

Xem thêm:

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Động kinh là gì?”. Động kinh là một rối loạn thần kinh phổ biến ảnh hưởng đến hoạt động điện não, gây ra các cơn co giật. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế, người bệnh động kinh có thể kiểm soát các cơn co giật và sống một cuộc sống bình thường. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...