Enzyme tiêu hóa quyết định đến hiệu quả các phản ứng trong quá trình hỗ tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và gia tăng sức đề kháng
Enzyme tiêu hóa đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Được tìm thấy rộng rãi trong các loại rau củ, trái cây và thực phẩm chức năng, enzyme tiêu hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh đến việc ngăn ngừa các bệnh tật tiêu hóa. Cùng khám phá ngay “enzyme là gì?, tầm quan trọng và giải pháp bổ sung hiệu quả.
Nội dung
- 1. Emzyme tiêu hóa là gì?
- 2. Tác dụng của enzym tiêu hóa
- 3. Cơ chế hoạt động của enzyme tiêu hóa
- 4. Các loại enzyme tiêu hóa phổ biến
- 5. Nguồn tự nhiên của các enzyme tiêu hóa
- 6. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt enzyme trong cơ thể
- 7. Đối tượng cần sử dụng men tiêu hóa
- 8. Hướng dẫn cách bổ sung enzym tiêu hóa
- 9. Kết luận
1. Emzyme tiêu hóa là gì?
Enzym tiêu hóa giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học, phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Cụ thể là phân hủy đại phân tử Polyme thành khối phân tử nhỏ hơn. Cấu trúc enzyme không thay đổi giúp hạn chế tiêu hao năng lượng hơn khi không có enzyme. Enzym tiêu hóa được tìm thấy trong nước bọt, tuyến tụy, túi mật, gan và ruột. Ngoài ra, nó còn tồn tại trong một số loại thực phẩm. Mỗi loại enzyme lại có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau.
- Enzyme Amylase phân hủy carbs và tinh bột
- Protease tiêu hóa protein
- Lipase phân hủy chất béo
Về cấu trúc, enzyme tiêu hóa là phân tử protein do nhiều loại axit amin tạo ra. Trình tự axit amin có trình tự khác nhau giúp thực hiện đa dạng nhiệm vụ. Chẳng hạn, enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thành phân tử khối nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ. Một số enzyme khác lại liên kết các phân tử nhỏ thành phân tử lớn để thực hiện chức năng. Tóm lại, enzyme tiêu hóa làm tăng hiệu suất công việc mà tốn ít năng lượng hơn.
2. Tác dụng của enzym tiêu hóa
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Cụ thể:
2.1 Dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng
Hấp thụ chất dinh dưỡng là vai trò quan trọng của enzyme tiêu hóa. Cơ thể chứa đầy đủ enzyme cần thiết giúp dễ dàng phân hủy dinh dưỡng có trong thức ăn. Việc phân hủy thành phân tử khối nhỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Từ đó, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động sống. Điều này giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
2.2 Hạn chế được các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu hóa
Mỗi loại enzyme sẽ phá vỡ những chất dinh dưỡng khác nhau trong thức ăn. Tại tuyến tụy, enzyme giúp phân hủy các loại chất béo, đạm và tinh bột. Bởi vậy, enzyme tuyến tụy được sản xuất đầy đủ giúp tránh khỏi tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Điển hình là khó tiêu, táo bón mãn tính, tiêu chảy,… Enzyme tiêu hóa còn giúp ngăn chặn tình trạng rối loạn và một số bệnh liên quan đến ruột như rò rỉ ruột hoặc hội chứng ruột kích thích. Từ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật.
3. Cơ chế hoạt động của enzyme tiêu hóa
Mỗi loại enzyme sẽ được sản xuất và sinh trưởng tại các bộ phận khác nhau của hệ tiêu hóa. Enzyme amylase trong nước bọt phá vỡ hợp tinh bột trong thức ăn khi nhai. Pepsin, một loại protease – enzyme tiếp tục phân hủy protein trong thức ăn thành axit amin dễ tiêu hóa tại dạ dày. Pepsin tiếp tục kết hợp với các loại axit dạ dày và enzyme khác để tiêu hóa protein.
Tuyến tụy tập trung nhiều loại enzyme như protease trypsin, chymotrypsin,… Chúng được vận chuyển xuống dưới tá tràng. Cuối cùng, thức ăn sẽ đi xuống ruột non. Nơi chứa các enzyme như lactase, sucrase và amylase giúp phá vỡ hợp chất trong thức ăn. Các enzyme phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan tiêu hóa để phân hủy thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất thải ra ngoài môi trường.
4. Các loại enzyme tiêu hóa phổ biến
4.1 Amylase
Amylase tồn tại trong tuyến nước bọt và tuyến tụy góp phần tiêu hóa carbohydrate, phân hủy tinh bột thành glucose. Trong một số trường hợp, xét nghiệm amylase trong máu giúp chẩn đoán bệnh về tuyến tụy và đường tiêu hóa. Nồng độ amylase máu cao thể hiện ống tụy bị tắc, tổn thương, hoặc ung thư tuyến tụy, viêm tụy cấp. Còn nồng độ thấp có thể là biểu hiện của viêm tụy mạn và bệnh về gan.
4.2 Lipase
Lipase giúp phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Nó tồn tại trong dạ dày, miệng và tuyến tụy.
4.3 Lactase
Lactase (lactase-phlorizin hydrolase) là enzyme giúp phân hủy lactose thành glucose và galactose. Lactase do tế bào ruột trong đường ruột tiết ra. Lactose không được hấp thụ sẽ lên men dẫn đến đầy hơi và loạn khuẩn đường ruột.
4.4 Maltase
Ruột non tiết Maltase giúp phân hủy maltose thành glucose để giải phóng năng lượng. Ngoài ra, amylase còn chuyển hóa một phần thành maltose trong quá trình tiêu hóa. Maltase chuyển maltose thành glucose được dự trữ hoặc sử dụng ngay dưới dạng glycogen.
4.5 Protease
Protease (peptidase) giúp phân hủy protein thành axit amin. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, đông máu và miễn dịch.
Enzyme tiêu hóa ở dạ dày và tuyến tụy này gồm một số dạng sau:
- Pepsin: Pepsin do dạ dày tiết ra nhằm phân hủy protein thành peptit, nhóm axit amin nhỏ hơn. Sau đó, bị phân hủy sâu hơn tại ruột non.
- Trypsin: Trypsin được tạo ra do enzym tuyến tụy kết hợp với enzyme ruột non. Trypsin kích hoạt enzyme tuyến tụy bổ sung (carboxypeptidase và chymotrypsin) nhằm phá vỡ peptide.
- Chymotrypsin: Enzyme chymotrypsin phân hủy peptide thành axit amin tự do để thành ruột dễ hấp thụ.
- Carboxypeptidase A: Carboxypeptidase do tuyến tụy tiết ra có khả năng phân hủy peptit thành axit amin riêng lẻ.
- Carboxypeptidase B: Do tuyến tụy tiết ra để phân hủy axit amin cơ bản.
4.6 Sucrase
Sucrase trong ruột non bị phân hủy thành fructose và glucose. Đây là những loại đường đơn giản mà cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ. Sucrase tồn tại dọc theo nhung mao ruột giúp lót ruột và đưa dinh dưỡng vào máu.
-
Cellulase và hemicellulase
Hai loại enzyme này trong đường ruột giúp chuyển carbohydrate và chất xơ trong thực phẩm thành những phân tử hấp thụ hơn. Cellulase và Hemicellulase còn hỗ trợ cơ thể phân giải các chất phức tạp như glucose. Từ đó, duy trì năng lượng, bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
-
Pectinase
Men tiêu hóa có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc từ thực vật. Nó hỗ trợ phân hủy carbohydrate và chất xơ khó tiêu từ thực vật.
-
Alpha-galactosidase
Alpha-galactosidase giúp phân hủy carbohydrate, điển hình là Alpha-galactosidase từ các loại rau và đậu.
Xem thêm:
- Công nghệ Enzyme – Chi tiết quy trình và ứng dụng thực tiễn
- Enzyme là gì? Thành phần thiết yếu cho mọi phản ứng của cơ thể
5. Nguồn tự nhiên của các enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa được sản sinh tự nhiên từ trong cơ thể. Tuy nhiên, nó còn tồn tại trong một số thực phẩm sau:
- Trái cây và rau giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
- Mật ong nguyên chất chứa amylase và protease
- Xoài và chuối chứa amylase giúp trái cây nhanh chín
- Đu đủ chứa papain (một loại protease)
- Trái bơ chứa lipase
- Dưa muối hấp thụ enzyme tiêu hóa trong quá trình lên men
6. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt enzyme trong cơ thể
Cùng BCC tìm hiểu ngay một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt enzyme trong cơ thể.
6.1 Tình trạng bệnh lý
Không dung nạp lactose
Tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể không tạo đủ enzyme. Điển hình là trạng thái không dung nạp lactose. Hiện tượng này do ruột non không tạo đủ enzyme lactase. Đây là enzyme phân hủy đường sữa lactose. Không dung nạp lactase khiến chất này trong sữa không được cơ thể hấp thụ. Thay vào đó, đi thẳng đến ruột già. Nó kết hợp với vi khuẩn khiến dạ dày khó chịu.
Có ba loại không dung nạp lactose. Đó là:
- Không dung nạp lactose nguyên phát: Đây là hiện tượng đột biens gen LCT gây thiếu hụt lactase bẩm sinh. Mức lactase giảm đột ngột khi còn nhỏ. Sau một khoảng thời gian, cơ thể sẽ không tiêu hóa được sữa. Đây là loại không dung nạp phổ biến.
- Không dung nạp lactose thứ phát: Ruột non tiết ít lactase hơn sau khi bị chấn thương, đặc biệt liên quan đến thành ruột. Hoặc mắc các bệnh như Celiac và Crohn.
- Không dung nạp lactose bẩm sinh: Đây là hiện tượng hiếm gặp khi cơ thể không tạo ra lactase từ khi sinh ra. Trừ khi trẻ được thừa hưởng gen từ cả cha và mẹ mắc chứng không dung nạp lactose. Trẻ không thể phân hủy lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này khiến trẻ dễ bị tiêu chảy nặng. Tình trạng thiếu hụt lactase bẩm sinh do đột biến gen LCT, gen cần thiết trong hình thành enzyme lactase.
Suy tụy ngoại tiết
Một số enzyme được sản xuất bởi tuyến tụy như: amylase, protease và lipase. Những người bị suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) do thiếu hụt enzyme này và khó tiêu hóa thức ăn đúng cách. Nhất là chất béo.
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến tụy và liên quan đến suy tụy ngoại tiết:
- Viêm tụy mãn: Tình trạng viêm có thể làm tổn thương tuyến tụy vĩnh viễn theo thời gian
- Xơ nang: Bệnh lý di truyền này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ tiêu hóa. Trong đó, có cả tuyến tụy.
- Ung thư tuyến tụy
6.2 Một số nguyên nhân khác
- Sử dụng thuốc lá và rượu bia ngăn chặn quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa do cồn và nicotin. Bởi vậy, có thể khó hấp thu thức ăn và dưỡng chất. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng.
- Tuổi càng cao, khả năng sản xuất enzyme cần thiết càng hạn chế. Bởi vậy, người già thường có hệ tiêu hóa kém.
- Stress kéo dài làm mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Điều này khiến lượng enzyme sản xuất cũng suy giảm.
- Thuốc ức chế axit và thuốc chống viêm không steroid làm mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Bởi vậy, số lượng enzyme tiêu hóa cũng giảm.
- Người mắc bệnh lý như thiếu máu ác tính, viêm loét dạ dày, viêm tụy, xơ gan,… rất dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa.
7. Đối tượng cần sử dụng men tiêu hóa
- Việc bổ sung men tiêu hóa rất quan trọng trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và giảm thiểu tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa.
- Người có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Bổ sung enzyme tiêu hóa giúp cơ thể dễ dàng phân hủy thành các phân tử dễ hấp thụ. Từ đó, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Người mắc các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Enzyme tiêu hóa giúp cơ thể dễ dàng phân hủy tinh bột, protein và chất béo khó tiêu.
- Người cao tuổi giảm sản xuất enzyme và axit dạ dày. Điều này dẫn đến tình trạng hấp thu protein kém.
- Người thường xuyên mệt mỏi sau khi ăn. Bởi quá trình tiêu hóa chiếm tới 80% năng lượng dự trữ. Bởi vậy, lượng enzyme bổ sung hỗ trợ phân hủy chất dinh dưỡng và bảo tồn năng lượng dự trữ.
- Người vận động nhiều với lượng thức ăn lớn. Thức ăn không được tiêu hóa đúng cách dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu về năng lượng giảm. Bởi vậy, bổ sung enzyme giúp tăng cường khả năng phân giải thức ăn.
8. Hướng dẫn cách bổ sung enzym tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn hiệu quả. Bởi vậy, việc thiếu hụt enzyme khiến sức khỏe cơ thể gặp nhiều vấn đề. Bởi vậy, cần bổ sung enzyme tiêu hóa kịp thời và đúng cách để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
8.1 Bổ sung bằng thuốc, thực phẩm chức năng
Khi cơ thể không sản xuất đủ enzym tiêu hóa. Điều quan trọng là cần bổ sung enzym tiêu hóa kịp thời. Nó được bán đa dạng trên thị trường dưới dạng bột, viên và lỏng. Các sản phẩm này thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc lợi khuẩn.
Với các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy như viêm tụy mãn hoặc ung thư tuyến tụy. Một số thực phẩm chức năng được chỉ định trong các trường hợp này như Creon, Pancreaze, Zenpep, Ultresa, Viokace và Pert Zye.
Thực phẩm chức năng bổ sung enzyme không kê đơn không được FDA quản lý. Bởi vậy, hiệu quả thuốc chưa được kiểm soát. Cụ thể:
- Thuốc bổ sung lactose cho người không dung nạp lactose.
- Bromelain là loại protease mạnh chiết xuất từ quả hoặc thân cây dứa. Nó được sản xuất dưới dạng viên nang, viên nén hoặc bột để tiêu hóa protein.
- Papain từ đu đủ giúp tiêu hóa protein. Ngoài ra, nó còn là chất làm mềm thịt.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng bổ sung enzyme, cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.
8.2 Bổ sung bằng nguồn thực phẩm tự nhiên
Ngoài thuốc/ thực phẩm chức năng, việc bổ sung enzyme bằng nguồn thực phẩm tự nhiên cũng rất hữu hiệu.
Trái cây nhiệt đới, rau lên men có hàm lượng enzym tiêu hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống thực phẩm tươi sống giúp cung cấp lượng enzyme cần thiết. Bởi nhiệt có thể làm giảm, phá hủy chức năng của enzyme này. Tuy nhiên, thức ăn chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ cũng rất khó để sản xuất enzyme tự nhiên.
Sau đây là một số thực phẩm chứa nhiều enzym tiêu hóa và lợi ích của chúng:
- Dứa, đu đủ: Tiêu hoá protein, làm mềm thịt.
- Kiwi: Giúp tiêu hóa thức ăn và tăng nhu động ruột.
- Xoài: Phân huỷ carbohydrate trong tinh bột thành đường đơn. Đặc biệt là trong xoài chín.
- Mật ong nguyên chất: Phân huỷ tinh bột, đường và protein.
- Gừng: Phân huỷ protein và hạn chế tình trạng buồn nôn.
- Kefir: Tiêu hoá sữa lên men, hỗ trợ người không dung nạp được lactose.
- Kimchi: Tăng cường hàm lượng enzyme tiêu hoá và lợi khuẩn.
Xem thêm:
- Men tiêu hóa là gì? Vai trò và sự khác biệt với men vi sinh
- Ứng dụng enzyme trong công nghệ thực phẩm cần biết
9. Kết luận
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày bằng cách giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Để đảm bảo cung cấp đủ enzyme tiêu hóa, cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng men vi sinh. Việc bổ sung enzyme này thông qua thực phẩm và thực phẩm chức năng giúp duy trì quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.