HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiểu đường và một số bệnh lý khác

Xét nghiệm HbA1c có vai trò quan trọng trong tầm soát, đánh giá và theo dõi bệnh tiểu đường. Bởi nó phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua được cải thiện hay không. Xét nghiệm này thực hiện đơn giản và thường được chỉ định khi khám sức khỏe tổng quát. Nó đặc biệt cần thiết với người nghi ngờ mắc tiểu đường và đang điều trị tiểu đường. Dựa vào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Vậy chỉ số HbA1c là gì? Ý nghĩa và một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm HbA1c. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là loại hemoglobin đặc biệt do hemoglobin và đường glucose kết hợp. Nó biểu hiện mức độ gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c được tìm thấy chủ yếu trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy và glucose đi khắp cơ thể. Thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin. Nồng độ HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1%, tương đương với giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c trong máu

Quá trình gắn kết glucose với các tế bào Hb xảy ra trong khoảng 0,05% thời gian trong ngày. Sau đó, chúng tồn tại khoảng 120 ngày và thời gian thay đổi sang trạng thái khác khoảng 4 tuần. Chỉ số này biểu hiện tình trạng kiểm soát đường trong 3 tháng. Do đó, bác sĩ thường dựa vào để tầm soát và theo dõi tiến triển bệnh. Bên cạnh đó, HbA1c còn hỗ trợ tầm soát sớm tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
Tùy theo tình trạng sức khỏe và đối tượng mà quy định mục tiêu chỉ số HbA1c tồn tại trong máu bình thường. Dưới đây là khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Mục tiêu HbA1c ≤ 6,5%: Người mới mắc bệnh đái tháo đường, không gặp nhiều cơn hạ đường huyết.
  • Mục tiêu HbA1c là 7%: Bệnh nhân cao tuổi.
  • Mục tiêu HbA1c là 7,5%: Trẻ em bị bệnh đái tháo đường (0 đến 18 tuổi), trẻ em dưới 6 tuổi có thể có triệu chứng hạ đường huyết không rõ.
  • Mục tiêu HbA1c 8%: Người từng bị hạ đường huyết nghiêm trọng.
  • Mục tiêu HbA1c 4-6%: Người bình thường.

xét nghiệm hba1c là gì

3. Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

  • Theo dõi đường huyết khi đói chỉ biểu hiện giá trị đường huyết tại lúc làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm HbA1c mang ý nghĩa tổng quát và toàn diện hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết trong 3 tháng qua. Đồng thời, chỉ số này cũng có giá trị hơn glucose máu đói tại 1 thời điểm.

4. Tổng quan về xét nghiệm HbA1c

4.1 Xét nghiệm HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c giúp đo lường lượng đường glucose (có liên kết với hem) trong máu gắn với hemoglobin trong ba tháng qua. Đây là tuổi thọ trung bình của tế bào hồng cầu. Xung quanh hemoglobin sẽ hình thành lớp bảo vệ khi glucose tác dụng với hemoglobin (Hb). Dưới đây là một số mục đích của xét nghiệm HbA1c đã được BCC tổng hợp:

  • Chẩn đoán các bệnh lý tiểu đường dựa vào chỉ số glucose đo được trong máu từ 5 – 12 tuần trước đó.
  • Hỗ trợ tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm ở người bị bệnh đái tháo đường. Chẳng hạn như suy thận, bệnh về mắt, tim, tổn thương thần kinh, tê bì chân tay,…

Định lượng Glucose trong máu càng cao, lượng glucose gắn vào hemoglobin càng nhiều. Bởi vậy, chỉ số HbA1c cao phản ánh bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Trước đây, xét nghiệm HbA1c giúp theo dõi bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, hiện nay, WHO khuyến nghị sử dụng HbA1c để tầm soát bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường.

tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số hba1c

4.2 Thời điểm cần làm xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c thường được chỉ định trong kiểm tra sức khỏe tổng quát. Qua đó, có thể phát hiện sớm tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2. Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 cần thực hiện xét nghiệm này 3 tháng/ 1 lần. Hoặc tối thiểu 6 tháng/ 1 lần nếu không có điều kiện. Đây là căn cứ để bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Qua đó, ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy ra như biến chứng mạch máu và hệ thần kinh. Xét nghiệm này thường được thực hiện lúc đói, sau 2 giờ và theo chỉ định của bác sĩ.

4.3 Các đối tượng được chỉ định xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c được chỉ định nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiểu đường. Đây là xét nghiệm chính hỗ trợ theo dõi lượng đường huyết và đánh giá nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho xét nghiệm kiểm tra đường huyết do lượng đường trong máu biến đổi liên tục.
Nhìn chung, xét nghiệm tầm soát tiểu đường cần thiết với các đối tượng sau:

  • Đánh giá nguy cơ tiểu đường với người phụ nữ lần đầu mang thai.
  • Nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 và giai đoạn tiền tiểu đường.
  • Rối loạn lipid máu
  • Mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp
  • Xuất hiện các triệu chứng biểu hiện nồng độ glucose trong máu tăng. Ví dụ như: mệt mỏi, sụt cân, khô miệng, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, liên tục,…
  • Bản thân hoặc gia đình có tiền sử mắc tiểu đường, bệnh tim.
  • Người ít vận động.
  • Thường xuyên cảm thấy đói đói do thiếu insulin làm giảm khả năng hấp thu năng lượng. Ăn nhiều nhưng không tăng cân.
  • Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, có chỉ số BMI cao hơn 23.
  • Mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương lâu lành

Lưu ý, những người trưởng thành, đặc biệt là người trên 45 tuổi và có nguy cơ tiểu đường cần làm xét nghiệm HbA1c định kỳ.

4.4 Một số điều cần lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không yêu cầu phức tạp. Người bệnh có thể không cần nhịn ăn như các xét nghiệm máu thông thường. Bởi vậy, người bệnh có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố. Chẳng hạn như người bệnh bị thiếu máu, rối loạn đông máu, mắc các bệnh lý như bệnh gan, suy thận. Hoặc nồng độ vitamin C, vitamin E, cholesterol cao trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín với trang thiết bị.
Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần:

  • Tạm ngưng sử dụng một số loại thuốc nếu bác sĩ yêu cầu do chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Không sử dụng chất kích kích như cà phê, thuốc lá,… và đồ uống có cồn như rượu, bia,…
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, chất béo, nhiều đạm,…
  • Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi thoải mái.
  • Người bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường sau khi lấy xong mẫu xét nghiệm.

5. Cách thực hiện xét nghiệm định lượng HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm được thực hiện đơn giản. Nhân viên y tế dùng kim tiêm nhỏ để lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Trong một số trường hợp, tùy theo mục đích xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn. Bởi bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác.
Xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện riêng hoặc chung cùng các xét nghiệm tiểu đường khác. Những xét nghiệm này có thể được chỉ định ở thời điểm khác với người không có triệu chứng của bệnh tiểu đường. Sau chẩn đoán, người bị tiền tiểu đường cần có chế độ ăn uống và rèn luyện lành mạnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng phù hợp. Nhờ đó, có thể giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường.

xét nghiệm máu hba1c

6. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HbA1c

6.1 Đọc kết quả xét nghiệm

Kết quả HbA1c là tỷ lệ phần trăm hemoglobin liên kết với glucose trong máu. Nó được xác định và đánh giá dựa trên thông số tham chiếu sau:

  • HbA1c < 4 %: Lượng glucose trong máu giảm thấp có thể do: mang thai, mới hiến máu, cắt lách, thiếu máu, thiếu sắt, lạm dụng vitamin C, E,…
  • HbA1c < 5,7%: Không mắc tiểu đường
  • HbA1c từ 5,7% – 6,4%: Dấu hiệu tiền tiểu đường và có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường.
  • HbA1c ≥ 6,5%: Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường loại 2. Lượng glucose trong máu tăng cao. Lượng đường huyết không được kiểm soát tốt. Đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường loại 2, suy thận, ngộ độc chì,…

Tùy theo đối tượng, tình trạng sức khỏe và phương pháp thử nghiệm mà có giá trị khác nhau.

tham số đối chiếu xét nghiệm hba1c

6.2 Nguyên nhân khiến chỉ số HbA1c tăng, giảm

Tình trạng khiến chỉ số HbA1c tăng
  • Cơ thể không khỏe, thay đổi thuốc điều trị đái tháo đường hoặc dùng thuốc steroid.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động.
  • Căng thẳng, buồn chán, stress kéo dài.
  • Tiếp xúc với chất độc hại như chì.
  • Uống nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích.
  • Mắc bệnh mãn tính như thiếu máu, suy thận mạn, thiếu máu,…
Tình trạng khiến chỉ số HbA1c giảm
  • Thiếu máu mạn tính.
  • Mắc các bệnh liên quan đến thiếu máu tái tạo hoặc hình lệch làm rút ngắn vòng đời hồng cầu.
  • Sau khi nhận máu từ quy trình truyền máu hoặc sử dụng quá liều vitamin C, vitamin E,…

7. Bí quyết kiểm soát lượng đường huyết trong máu

Kiểm soát đường huyết ở mức tiêu chuẩn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Dưới đây là một số bí quyết giúp kiểm soát hiệu quả:

  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh và rèn luyện tích cực
  • Kiểm soát lượng tinh bột, lượng đạm trong chế độ ăn; Đồng thời, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, trái cây,…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ,…

Với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt giúp ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và biến chứng xảy ra. Còn với người bình thường, kiểm soát lượng đường huyết tốt giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

thực phẩm giúp kiểm soát hba1c

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “HbA1c là gì?”. Xét nghiệm HbA1c giúp phát hiện sớm tiểu đường và theo dõi điều trị. Xét nghiệm này không chỉ dành cho người bệnh mà còn là công cụ hữu ích để tầm soát và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Do đó, cần thực hiện xét nghiệm HbA1c định kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ chất lượng cuộc sống. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...
albumin là gì

Albumin là gì? Chi tiết xét nghiệm định lượng cần biết

Albumin là gì? Thành phần quan trọng của huyết thanh. Xét nghiệm Albumin giúp phát hiện các bệnh lý như...