INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị ở những người đang sử dụng các thuốc chống đông

Xét nghiệm INR được thực hiện với thủ thuật đơn giản và đưa ra kết quả nhanh chóng. Nó thường được chỉ định với những người đang sử dụng thuốc đông máu. Cụ thể là đánh giá thời gian đông máu trước khi thực hiện phẫu thuật hay phát hiện tình trạng bệnh lý bất thường ở cơ thể. Ngoài ra, đây còn là căn cứ để bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị. Từ đó, phát hiện kịp thời các rủi ro và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả trong quá trình trị liệu. Vậy chỉ số IRN là gì? Tại sao cần xét nghiệm IRN? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Đông máu là gì?

Ngay sau khi nội mạc mạch máu bị tổn hại sau chấn thương, tai nạn, cơ thể lập tức kích hoạt đông máu. Ban đầu, tiểu cầu liên kết tạo nút chặn ngăn vết thương chảy máu. Các thành phần hỗ trợ đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng nhằm hình thành các sợi huyết giúp tăng cường nút chặn tiểu cầu. Nó được gọi là quá trình cầm máu thứ phát. Chỗ bị tổn thương được bao quanh bởi các cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết. Do đó, khả năng đông máu rất quan trọng với tính mạng con người. Rối loạn tình trạng này có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc chảy máu không ngừng.

2. Tìm hiểu xét nghiệm INR là gì?

Xét nghiệm INR là xét nghiệm thường được chỉ định liên quan đến quá trình đông máu. INR (International Normalized Ratio) giúp xác định mức độ hình thành các cục máu đông. Nghĩa là biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Bởi vậy, nó thường được chỉ định trước khi tiến hành một thủ thuật hay cuộc phẫu thuật nào đó. Bởi nó quyết định lớn để kết quả của ca phẫu thuật cũng như tính mạng người bệnh. Căn cứ vào kết quả, nếu chỉ số này vượt ngưỡng tiêu chuẩn bình thường, bác sĩ sẽ xem xét lại và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

xét nghiệm chỉ số inr

3. Ý nghĩa xét nghiệm INR

Xét nghiệm IRN thường được chỉ định với một số mục đích sau:

  • Trước khi bệnh nhân thực hiện các cuộc phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.
  • Theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng liên quan đến máu, đông máu ở người vừa thay van tim.
  • Bệnh nhân bắt đầu hoặc kết thúc việc sử dụng các thực phẩm bổ sung chức năng, thuốc chống đông máu (đặc biệt là thuốc kháng vitamin K loại Coumadin).
  • Giám sát, theo dõi tốc độ đông máu của bệnh nhân. Từ đó, là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến máu, đông máu.

xét nghiệm inr với người bị hở van tim

4. Mối liên hệ giữa xét nghiệm INR và PT là gì?

Thông thường, chỉ số INR luôn được tiến hành xét nghiệm cùng lúc với xét nghiệm PT (Prothrombin Time – xét nghiệm kiểm tra quá trình đông máu). Prothrombin là loại protein do gan sản xuất với vai trò hỗ trợ đông máu. Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) giúp kiểm tra thời gian cần để đông máu, tránh xuất huyết quá nhiều. Chỉ số INR là tỷ lệ tương quan giữa chỉ số PT của bệnh nhân với tiêu chuẩn của người bình thường. Trong đó, chỉ số INR được xem là tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm trên dù quy trình thực hiện như thế nào. Bệnh nhân đang sử dụng chống đông máu warfarin cần tiến hành xét nghiệm PT/INR định kỳ để kiểm tra quá trình đông máu.

5. Xét nghiệm INR được tiến hành như thế nào?

Cùng BCC tìm hiểu chi tiết về quy trình xét nghiệm INR!

5.1 Các bước thực hiện

Trước khi thực hiện
  • Thủ thuật này diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
  • Thuốc chống đông máu (warfarin, heparin…)
  • Vitamin K hỗ trợ điều trị bệnh gan
  • Thảo dược, chất bổ sung và một số loại thuốc
  • Một số thực phẩm, nhất là nhóm giàu vitamin K

Bởi vậy, trước khi làm xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm bổ sung đang sử dụng. Ngoài ra, cần trao đổi thêm về chế độ ăn nếu bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K. Ngoài ra, tương tự các xét nghiệm máu khác, bạn thường phải nhịn ăn trong vòng 8–10 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm INR.

Trong khi thực hiện

Xét nghiệm INR sử dụng mẫu máu bệnh phẩm. Các chuyên viên thường mấy máu ở mặt trong khuỷu tay do lớp da mỏng nên thuận tiện xác định mao mạch. Nhằm đảm bảo chất lượng mẫu phân tích, quy trình cần tuân thủ các bước sau:

  • Dùng bông tẩm cồn khử trùng vị trí rút máu.
  • Dùng dải thun bó chặt phần bắp tay để mao mạch hiện rõ dưới da. Từ đó, có thể xác định dễ dàng vị trí lấy máu.
  • Dùng bông gòn hoặc băng tiệt trùng cầm máu sau khi lấy xong mẫu.
Sau khi thực hiện

Mẫu máu được gửi đến phòng phân tích chuyên môn. Tại đây, các chuyên gia sẽ sử dụng một số hóa chất để xác định thời gian cần thiết cho quá trình đông máu. Kết quả sẽ có sau vài ngày.

thu thập mẫu xét nghiệm inr

5.2 Tần suất kiểm tra INR là gì?

  • Kiểm tra lần đầu: Kiểm tra trong vòng 36 giờ đến 60 giờ sau khi uống liều thuốc đầu tiên. Bước này giúp xác định mức độ nhạy cảm cũng như phản ứng của bệnh nhân với từng loại thuốc. Nếu kết quả INR > 2 biểu hiện mức độ nhạy cảm cao, cần giảm thuốc.
  • Kiểm tra lần 2: Tiến hành sau 3 đến 6 ngày sau khi kiểm tra lần đầu. Tuỳ thuộc vào kết quả lần kiểm tra đầu tiên mà thời gian kiểm tra liều 2 có thể thay đổi. Từ đó, xác định rõ hiệu lực chống đông của thuốc.
  • Kiểm tra các lần sau: Thực hiện sau 2 đến 4 ngày đến khi chỉ số INR ổn định. Sau đó, tiến hành kiểm tra hàng tuần, hoặc hai tuần một lần, tối đa mỗi tháng một lần để chỉ số INR cân bằng.
  • Trường hợp cần thay đổi liều thuốc sử dụng phải kiểm tra mỗi 2 đến 4 ngày và lặp lại cho đến khi INR ổn định.

6. Các chỉ số INR bình thường và bất thường

  • Người bình thường: chỉ số INR nằm trong khoảng từ 0,8 – 1,2.
  • Người sử dụng thuốc chống đông máu, chỉ số INR nằm trong khoảng 2 – 3.
  • Chỉ số IRN < 2 biểu hiện thuốc chống đông không đủ tác dụng. Chỉ số IRN >3 biểu hiện thuốc tác dụng quá lớn.
  • Chỉ số INR có thể lên đến 4,5 trong một số trường hợp.
  • Chỉ số INR > 5 cảnh báo nguy cơ chảy máu cao.

7. Một số lưu ý khi xét nghiệm INR

Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm INR:

  • Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh có khả năng làm tăng PT và INR
  • Barbiturat, thuốc an thần, thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone (HRT) và vitamin K có thể làm giảm chỉ số PT/INR.
  • Một số thực phẩm như thịt bò, gan lợn, trà xanh, bông cải xanh, đậu tương, củ cải,… có thể ảnh hưởng đến kết quả PT / INR.
  • Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
  • Ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc warfarin, không cần thiết phải kiểm tra chỉ số INR cùng một thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, nên uống thuốc cùng một thời điểm trong ngày.

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chỉ số INR là gì. Chỉ số INR là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá khả năng đông máu của cơ thể. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan đến đông máu. Việc hiểu rõ về chỉ số này giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
albumin là gì

Albumin là gì? Chi tiết xét nghiệm định lượng cần biết

Albumin là gì? Thành phần quan trọng của huyết thanh. Xét nghiệm Albumin giúp phát hiện các bệnh lý như...