Kháng thể IgG là gì? Yếu tố quyết định đến phần lớn khả năng kích hoạt đáp ứng miễn dịch và dễ dàng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể
Kháng thể IgG là một trong 5 loại globulin miễn dịch được cơ thể tạo ra. Kháng thể này rất quan trọng với sức khỏe miễn dịch. Bởi nó giúp chống lại các tác nhân lạ xâm nhập hiệu quả. Bằng cách liên kết nhiều loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn và nấm, IgG bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Cùng giải đáp mọi thông tin về “Kháng thể IgG là gì?” thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Kháng thể IgG là gì?
- 2. Đặc điểm của kháng thể IgG
- 3. Vai trò của kháng thể IgG
- 4. Định lượng IgG trong cơ thể
- 5. Xét nghiệm Immunoglobulin G
- 6. Đối tượng nên làm xét nghiệm kháng thể IgG
- 7. Một số lưu ý về cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm kháng thể IgG là gì?
- 8. Cách bổ sung kháng thể IgG hiệu quả
- 9. Sự kháng biệt giữa kháng thể IgG và IgM
- 10. Tạm kết
1. Kháng thể IgG là gì?
IgG (Immunoglobulin G) được tìm thấy trong tuần hoàn máu, dịch ngoại bào và nội bào. Đây cũng là kháng thể chiếm phần lớn trong huyết thanh với tỷ lệ 75%. Cụ thể là chiếm khoảng 10 – 20% protein huyết tương. Đây cũng là lớp chính trong năm loại immunoglobulin (IgM, IgD, IgG, IgA và IgE). Các glycoprotein kết nối chặt chẽ, khác nhau về cấu trúc chuỗi nặng và chức năng hiệu ứng. Immunoglobulin G được đặt tên theo thứ tự giảm dần sự phong phú IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4.
Bằng khả năng bắt dính với các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, IgG có thể dễ dàng kiểm soát nhiễm trùng. Cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc được tiêm chủng sẽ sản sinh kháng thể này. Từ đó, đảm bảo đáp ứng miễn dịch nhanh chóng trong những lần vi khuẩn xâm nhập lần sau.
IgG là lớp duy nhất có các thụ thể giúp đi qua nhau thai. Cùng IgA trong sữa mẹ, mẹ có thể truyền IgG cho con, giúp đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện. IgG gắn với đa dạng tế bào. Cụ thể là đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân trung tính. Từ đó, làm tăng độ ẩm bào và hoạt động của thực bào khi kháng nguyên lạ xâm nhập.
2. Đặc điểm của kháng thể IgG
IgG liên quan chặt chẽ với đáp ứng miễn dịch thứ phát. IgM là kháng thể chính liên quan đến đáp ứng chính. IgG liên kết với các tác nhân gây bệnh. Từ đó, bảo vệ cơ thể chống lại các độc tố và nhiễm trùng. Immunoglobulin G nhỏ nhất nhưng phong phú nhất. IgG được sản sinh sau khi chuyển đổi lớp và phản ứng kháng thể trưởng thành. Bởi vậy, nó tham gia vào đáp ứng miễn dịch này. Đáp ứng tiên phát do IgM thực hiện và tiếp tục phát triển bằng việc tăng nồng độ IgG. Immunoglobulin G có khả năng ghi nhớ kháng nguyên nên có thể đáp ứng miễn dịch nhanh chóng khi tác nhân lạ xâm nhập.
Immunoglobulin G ở dạng monome rất nhỏ nên dễ dàng tưới máu các mô. Với những người có khả năng miễn dịch trước mầm bệnh, IgG có thẻ kích thích kháng nguyên chỉ sau khoảng 24 đến 48 giờ. Ngoài ra, nó còn tham gia vào điều chỉnh phản ứng dị ứng. Đồng thời,IgG còn có thể ngăn ngừa sốc phản vệ qua trung gian IgE bằng cách chặn kháng nguyên trước khi chúng liên kết tế bào mast với IgE. Chưa kể, việc xét nghiệm IgG có thể chẩn đoán một số bệnh. Cụ thể là viêm gan tự miễn. Bởi nồng độ kháng thể IgG đo được biểu hiện cho tình trạng miễn dịch của một cá nhân đối với các mầm bệnh.
3. Vai trò của kháng thể IgG
Trong đáp ứng miễn dịch, IgG giúp kích hoạt hệ thống bổ thể, liên kết kháng nguyên, huy động những tế bào miễn dịch. Có thể nói, kháng thể này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
3.1 Liên kết với kháng nguyên
Globulin miễn dịch sẽ gắn đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng. Liên kết này xảy ra khi đã nhận diện được kháng nguyên nhờ các vùng biến đổi. Kháng thể sẽ ngăn ngừa bám dính và trung hòa độc tố của kháng nguyên lên các thụ thể trên bề mặt tế bào. Nhờ đó, cơ thể sẽ không gặp phải các tình trạng rối loạn độc tố. Bởi virus chỉ có thể gây bệnh khi nó bám được trên tế bào.
Vi khuẩn sử dụng adhesive để bám dính. Còn virus lại sử dụng kháng thể kháng protein capside ở vỏ ngoài để bám vào tế bào. Còn kháng thể kháng thì các phân tử bám dính trên sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.
3.2 Hoạt hóa bổ thể
gG hoạt động với cơ chế hoạt hóa dòng thác bổ thể để bảo vệ cơ thể. Bổ thể bao gồm các protein huyết tương. Khi được hoạt hóa, chúng sẽ xâm nhập đục lỗ thủng trên vi khuẩn và thanh thải phức hợp miễn dịch. Từ đó, tạo điều kiện cho thực bào, phóng thích các phân tử hóa hướng động và tiêu diệt tác nhân lạ xâm nhập.
3.3 Huy động các tế bào miễn dịch
Sau khi gắn ở đầu biến đổi, kháng thể IgG sẽ liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Từ đó, kích hoạt chúng hoạt động và bảo vệ cơ thể. Do đó, đây là yếu tố quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Nhờ vậy, kháng thể này có thể gắn với một đại thực bào, một vi khuẩn và kích hoạt hiện tượng thực bào. Điều này giúp tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện độc tế bào và ly giải tế bào ung thư.
3.4 Vai trò cụ thể của IgG
IgG có vai trò quan trọng với sức khỏe. Cụ thể:
- IgG trong máu người mẹ truyền qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây bệnh. Đó là nhờ khả năng trung hòa các độc tố, nấm, vi khuẩn và virus.
- Lượng kháng thể IgG từ mẹ truyền cho con thông qua sữa non trong 5 tháng đầu đời sau sinh giúp con chống chọi được các mầm bệnh dù hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
- IgG là thành phần thiết yếu để đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Nó được tạo ra sau khi tiêm hoặc tiếp xúc với các kháng nguyên.
- Định lượng IgG ổn định giúp thúc đẩy hệ miễn dịch tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh.
- Trung hòa độc tố và ngăn chặn sự phát tán trong cơ thể.
- Kết sinh với các tế bào đại thực bào, bạch cầu đơn nhân/ đa nhân trung tính giúp kích hoạt mạnh mẽ hoạt động thực bào khi máu có các kháng nguyên lạ.
Xem thêm:
- Kháng thể đơn dòng là gì? Tác dụng và một số lưu ý
- Kháng thể là gì? Hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc
4. Định lượng IgG trong cơ thể
Định lượng IgG khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Cụ thể, trẻ sơ sinh được tiếp nhận kháng thể này từ mẹ thông qua sữa non ở 5 tháng đầu đời. Sau đó, giảm dần và biến mất. Trong sữa non, hàm lượng kháng thể này có đến 80%. Còn ở sữa trưởng thành chỉ có khoảng 15 – 45%.
Vào tháng thứ 3 sau sinh, cơ thể trẻ bắt đầu tổng hợp IgG nhưng rất ít. Cho đến khi trên 6 tháng tuổi, bé mới tự sản xuất kháng thể nhiều hơn. Đến khi trẻ tròn 2 tuổi, lượng IgG sẽ đạt giá trị như người lớn. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ dần hoàn thiện cho tới năm 3 đến 4 tuổi. Bởi vậy, khoảng thời gian này, trẻ rất dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa do hệ miễn dịch kém.
5. Xét nghiệm Immunoglobulin G
5.1 Một số chẩn đoán từ xét nghiệm IgG
IgG là kháng thể quan trọng trong hệ miễn dịch. Do đó, việc tăng giảm, biến động chỉ số này có thể là biểu hiện của một số bệnh. Bởi vậy, xét nghiệm Immunoglobulin G rất quan trọng nhằm:
- Chẩn đoán đa u tủy xương loại IgG.
- Chẩn đoán tình trạng thiếu hụt globulin miễn dịch loại IgG bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Chẩn đoán huyết thanh học với các bệnh nhiễm khuẩn và đánh giá tình trạng sức khỏe hệ miễn dịch với bệnh nhiễm khuẩn.
- Không được sử dụng để chẩn đoán dị ứng.
5.2 Ý nghĩa biến động chỉ số kháng thể IgG là gì?
Giới hạn IgG bình thường phụ thuộc vào độ tuổi. Nồng độ kháng thể này trong huyết thanh ở người bình thường rơi vào 700 – 1600 mg/dl. Việc tăng giảm, biến động nồng bộ cũng báo hiệu một số bệnh lý. Xét nghiệm IgG được tiến hành với xét nghiệm IgA và IgM. Đây cũng là hai kháng thể quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe. Cùng BCC khám phá ngay tình trạng cơ thể từ những biến động của chỉ số IgG.
Nồng độ tăng
- Bệnh lý đơn dòng: bệnh đa u tủy xương dòng IgG, u tương bào, u lympho, bệnh leukemia mạn tế bào lympho, bệnh globulin miễn dịch đơn dòng,…
- Bệnh lý đa dòng: bệnh sarcoidosis, bệnh do nhiễm trùng và ký sinh trùng, gan mạn tính, bệnh xơ kết rải rác, giang mai thần kinh, thấp tim, các bệnh tự miễn, lupus ban đỏ
- Suy dinh dưỡng nặng
- Hội chứng Sjogren,…
Giảm nồng độ
- Hội chứng mất protein, suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
- Có thai.
- Bệnh đa u tủy xương không phải IgG, tăng macroglobulin máu Waldenstrom.
- Thiếu hụt miễn dịch thể dịch tiên phát
- Giảm các globulin miễn dịch do bẩm sinh và tiên phát,…
6. Đối tượng nên làm xét nghiệm kháng thể IgG
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm IgG nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc một số bệnh sau:
- Bệnh đa u tủy xương loại IgG, thiếu hụt globulin miễn dịch IgG tiên phát hay thứ phát, bệnh lý nhiễm trùng bất thường hoặc suy giảm miễn dịch.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát, thứ phát.
- Các bệnh suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát do khiếm khuyết di truyền. Nó khiến một hay nhiều thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch suy giảm hoặc mất đi. Điều này khiến bệnh nhân dễ nhạy hơn với nhiễm trùng đơn bào, vi khuẩn, nấm và virus,…
- Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác nhau. Cụ thể là bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa và suy dinh dưỡng. Hoặc do sử dụng các thuốc gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát.
7. Một số lưu ý về cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm kháng thể IgG là gì?
Với xét nghiệm IgG, bác sĩ chỉ định lấy máu tĩnh mạch với khoảng 2 ml máu. Bạn không cần nhịn ăn uống. Tuy nhiên, tùy từng loại xét nghiệm mà có yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, cần khai báo với bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, các loại thuốc đã và đang sử dụng. Khi đó, người khám cần tuân thủ đúng yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ.
8. Cách bổ sung kháng thể IgG hiệu quả
Kháng thể IgG đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể. Việc tăng, giảm nồng độ kháng thể này có thể gây ra một số bệnh. Do đó, để có cơ thể khỏe mạnh, việc bổ sung kháng thể IgG rất cần thiết. Từ đó, có thể đảm bảo hệ miễn dịch dễ dàng nhận biết và tiêu diệt các yếu tố gây hại. Một số chất cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày là đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,… Do đó, IgG là một trong những kháng thể cần được duy trì và bổ sung hằng ngày. Với trẻ em, sữa non là thực phẩm tốt nhất cho hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế, việc bổ sung sữa non là giải pháp dự trữ cho cơ thể hàng đầu hiện nay.
Xem thêm:
- Kháng thể kháng nhân là gì? Chi tiết xét nghiệm ANA
- Kháng nguyên, kháng thể – Giải mã mối liên kết chặt chẽ
9. Sự kháng biệt giữa kháng thể IgG và IgM
Globulin miễn dịch M (IgM) và Globulin miễn dịch G (IgG) là các kháng thể hoặc protein immunoglobulin (Ig). Chúng do hệ miễn dịch tạo ra nhằm chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt kháng nguyên. Chúng còn được tổng hợp bởi tế bào plasma. Từ đó, liên kết với tác nhân lạ xâm nhập. Từ đó, kháng thể có thể tiêu diệt tế bào nhiễm trùng và mầm bệnh.
9.1 IgM là gì?
IgM là kháng thể đầu tiên được tạo ra trong cơ thể. Nó giống như phản ứng đầu tiên đối với nhiễm trùng bởi hệ miễn dịch. Kháng thể này có kích thước lớn nhất và chiếm tỷ lệ ít hơn so với các kháng thể khác (5 – 10%). IgM được sản xuất bởi các tế bào plasma. Chúng có trong máu và dịch bạch huyết. IgM tồn tại dưới dạng pentamer bao gồm các chuỗi nặng và nhẹ giống nhau. Có mười vị trí gắn kháng nguyên cho IgM. Thế nhưng, chỉ có sẵn 5 vị trí liên kết kháng nguyên. IgM chịu trách nhiệm cho việc phá hủy sớm kháng nguyên và kiểm soát nhiễm trùng.
9.2 Sự khác biệt giữa IgM và IgG
Nội dung | IgM | IgG |
Trọng lượng phân tử | 900kDa. | 150kDa. |
Cấu tạo | Chỉ có 1 loại | Có 4 loại: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. |
Dạng Ig | IgM là một phân tử Pentamer có 10 vị trí gắn kháng nguyên | IgG là một phân tử Monomer có 2 vị trí liên kết kháng nguyên |
Tỷ lệ % Ig/ huyết thanh | 5 – 10 % | 80% |
Sự xuất hiện | Xuất hiện ngay khi cơ thể tiếp xúc với nhiễm trùng | Xuất hiện sau vài ngày bị nhiễm trùng, khi kháng thể IgM biến mất khỏi cơ thể |
Kích thước | IgM là kháng thể lớn nhất và chiếm tỷ lệ ít nhất trong cơ thể. | IgG là kháng thể nhỏ nhất và rất phong phú trong cơ thể. |
Sự hiện diện | Có trong máu và chất lỏng bạch huyết. | Có trong tất cả các chất lỏng cơ thể. |
Khả năng qua nhau thai | Vì nó là một kháng thể lớn hơn, không thể vượt qua nhau thai. | Đây là loại kháng thể duy nhất có thể vượt qua nhau thai và xây dựng khả năng miễn dịch của thai nhi. |
Trong sữa non | IgM không có trong sữa non. | IgG có trong sữa non. |
XN miễn dịch | IgM chỉ ra nhiễm trùng hiện tại. | Xét nghiệm miễn dịch cho thấy sự xuất hiện gần đây hoặc trong quá khứ của nhiễm trùng. |
10. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến “Kháng thể IgG là gì?”. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ chúng ta khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Chúng được sản xuất sau khi cơ thể tiếp xúc với một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể. Kháng thể IgG cũng có khả năng cung cấp sự bảo vệ dài hạn, tạo nên sự miễn dịch hậu quả sau khi đã trải qua bệnh. Mặt khác, chúng còn được sử dụng trong lĩnh vực y học để xác định sự tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm và để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp tiêm chủng. Tóm lại, kháng thể IgG đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ từ các tác nhân gây bệnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.