Kháng thể kháng nhân xuất hiện, tấn công các mô trong cơ thể giúp xác định các bệnh lupus ban đỏ và một số bệnh tự miễn khác
Kháng thể kháng nhân chính là các tự kháng thể đặc hiệu do cơ thể sản xuất. Chúng có thể chống lại một hay nhiều thành phần của chính bản thân nhân tế bào. Việc xác định các kháng thể kháng nhân đặc hiệu thông qua xét nghiệm giúp chẩn đoán và tiên lượng chính xác một số bệnh tự miễn. Tìm hiểu ngay về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Kháng thể kháng nhân là gì?
- 2. Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân là gì?
- 3. Mục đích của xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
- 4. Quy trình định lượng kháng thể kháng nhân
- 5. Khi nào cần làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
- 6. Những trường hợp được chỉ định và quy trình xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA
- 7. Kết quả xét nghiệm
- 8. Một số lưu ý cần cân nhắc khi thực hiện xét nghiệm ANA
- 9. Hạn chế của xét nghiệm
- 10. Tạm kết
1. Kháng thể kháng nhân là gì?
Kháng thể là protein do hệ miễn dịch tạo ra, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể là vi khuẩn, virus,… Khi chúng xâm nhập, hệ miễn dịch kích thích tạo kháng thể giúp phát hiện và tiêu diệt. Kháng thể tấn công nhầm các protein khỏe mạnh trong nhân – trung tâm điều khiển của các tế bào gọi là kháng thể kháng nhân ANA (antinuclear antibodies).
Các tự kháng thể đặc hiệu chống lại một hay nhiều thành phần của chính nhân tế bào trong cơ thể gây ra bệnh tự miễn. Chẳng hạn như lupus, xơ cứng bì, viêm gan tự miễn, hội chứng Sjogren, viêm đa cơ,… Một số triệu chứng biểu hiện theo từng loại bệnh như sưng tấy, phát ban, mệt mỏi,… Bởi vậy, ANA được sử dụng trong chẩn đoán một số bệnh tự miễn. Trong đó, phổ biến nhất là lupus ban đỏ hệ thống. Chúng ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể, bao gồm tim, phổi, não, thận, khớp,…
Số lượng ANA quá lớn trong cơ thể là biểu hiện của bệnh tự miễn và sự xuất hiện kháng thể kháng nhân. Nếu ở mức độ cao (tỷ lệ 1: 640 trở lên), bạn có thể bị rối loạn tự miễn. Ngoài ra, một số tình trạng như nhiễm trùng, ung thư,… cũng khiến kết quả xét nghiệm ANA dương tính.
2. Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân là gì?
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân giúp xác định sự xuất hiện của kháng thể kháng nhân trong máu. Tức là nhận thấy dấu hiệu của bệnh lý tự miễn. Quá trình xét nghiệm được thực hiện bằng nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
- Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
- Xét nghiệm ELISA – Hấp thụ miễn dịch với liên kết enzyme.
- Xét nghiệm ANA – Chẩn đoán các bệnh tự miễn
Theo phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, lượng kháng thể ANA đạt đến thông số nhất định sẽ cho kết quả dương tính. Hiệu giá kháng thể thấp, dưới ngưỡng quy định sẽ cho kết quả âm tính. Phương pháp này được áp dụng trong chẩn đoán các bệnh từ miễn.Một số kháng thể ANA có biểu hiện đặc trưng đối với bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Còn những kháng thể khác lại gây bệnh tự miễn khác.
Kết quả kháng thể kháng nhân ( ANA) dương tính chứng tỏ cơ thể mắc bệnh hệ miễn dịch hay lupus ban đỏ hệ thống. Độ dương tính nhiều hơn tương đương với bệnh ngày càng tiến triển nặng,
Xem thêm:
- Kháng thể đơn dòng là gì? Tác dụng và một số lưu ý
- Kháng thể IgG – “Áo giáp miễn dịch” quan trọng trong cơ thể
3. Mục đích của xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân giúp chẩn đoán các bệnh lý của mô liên kết. Nó được xác định dựa trên một số thành phần ANA đặc hiệu. Đồng thời, phương pháp xét nghiệm này cũng được chỉ định để theo dõi tiến triển của bệnh tự miễn chính xác. Đặc biệt là xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bởi nếu mắc bệnh này, 95-99% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.
4. Quy trình định lượng kháng thể kháng nhân
4.1 Nguyên lý xét nghiệm
Nguyên lý xét nghiệm ANA là dùng huyết thanh trong máu để phân tích và đánh giá. Các kháng thể được sản sinh sẽ phản ứng với kháng thể đặc hiệu trong thuốc có chất đánh dấu. Chúng sẽ được phát hiện bởi phương pháp đo quang hoặc hấp thụ ánh sáng. Máu từ tĩnh mạch được lưu trữ trong ống nghiệm. Sau đó, sẽ được xác định có chứa chất chống đông hay không. Mẫu sẽ được ly tâm để thu huyết thanh và đưa đến cho bộ phận phân tích.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
- Thuốc gây kết quả âm tính giả: Steroid.
- Thuốc có thể gây kết quả dương tính giả: Acetazolamid, carbidopa, chlopropamid, clofibrat, propylthiouracil, streptomycin, sulfonamid, tetracyclin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid,…
4.2 Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý
- Người bệnh cần nhịn ăn một thời gian trước khi xét nghiệm và khai báo đầy đủ các loại thuốc đã từng sử dụng cho bác sĩ.
- Mẫu bệnh phẩm được đặt trong ống xét nghiệm tiêu chuẩn không chống đông (ống serum). Hoặc sử dụng chất chống đông như Li-Heparine, EDTA.
- Nhận mẫu xét nghiệm với đầy đủ thông tin được viết trên ống nghiệm. Sau đó, cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi xét nghiệm.
- Bảo quản bệnh phẩm huyết thanh và huyết tương ổn định trong 8 giờ ở 15‐25°C, 1 ngày ở 2‐8°C, 28 ngày ở ‐20°C. Và chỉ một lần bảo quản đông lạnh.
- Sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, tiến hành rã đông từ từ ở nhiệt độ phòng (20- 25°C).
- Cuối cùng, lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.
4.3 Tiến hành kỹ thuật
Mẫu xét nghiệm cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi điều chỉnh lô hóa chất. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày là bình thường và không bình thường. Sau đó, đối chiếu với các tiêu chí và tiến hành phân tích mẫu nếu đạt. Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Sau đó, đối chiếu, phân tích và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.
Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới. Hay sau khi bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị quan trọng. Ghi lại kết quả bảo dưỡng vào bảng theo dõi định kỳ. Việc xác định kháng thể kháng nhân giúp chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể. Nó có vai trò quan trọng trong thực hành và nghiên cứu chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.
5. Khi nào cần làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân?
Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nhân được chỉ định khi nghi ngờ cơ thể mắc bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình: Sốt, phát ban, mệt mỏi, đau mỏi toàn thân, sưng tấy, đau cơ bắp, tê ngứa tay chân,… Cùng BCC khám phá ngay.
6. Những trường hợp được chỉ định và quy trình xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA
Kháng thể kháng nhân tự chống lại tế bào mô gây ra rất nhiều triệu chứng. Điều này cũng kéo theo khó khăn trong việc xác định và phân biệt với các bệnh lý khác. Do đó, thực hiện xét nghiệm ANA kết hợp cùng một số phương pháp giúp chẩn đoán chính xác các bệnh tự miễn. Đồng thời, bác sĩ có thể xác định được liệu pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Chẳng hạn như Xquang, CT Scan, MRI, sinh thiết. Dưới đây là một số biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm ANA:
- Sốt cao liên tục, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.
- Tay chân tê cứng, cử động khó khăn, đau cơ và đau nhức xương khớp.
- Phát ban, nổi các nốt ban đỏ.
- Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
- Rụng tóc.
- Tổn thương ở một số cơ quan.
Nếu xét nghiệm ANA dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra máu để phát hiện các kháng thể kháng nhân đặc biệt. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng cho một số bệnh cụ thể.
7. Kết quả xét nghiệm
7.1 Kết quả
Kháng thể kháng nhân được tìm thấy cho kết quả dương tính. Ngược lại, cho kết quả âm tính nếu không thấy ANA. Có đến 95% những người bị lupus dương tính với ANA. Tuy nhiên, kết quả này không hoàn toàn chính xác. Bởi nhiều người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ trên 65 tuổi cũng cho kết quả ANA dương tính. Đây được gọi là kết quả dương tính giả. Chuẩn độ ANA cũng tăng theo tuổi ở người khỏe mạnh.
Ngoài rối loạn tự miễn, mắc các bệnh truyền nhiễm, thuốc và ung thư cũng tác động đến sự hình thành kháng thể kháng nhân. Do đó, bác sĩ thường dựa trên nhiều kết quả xét nghiệm, triệu chứng để đưa ra kết quả chính xác. Kết quả xét nghiệm ANA chỉ là một phần kết quả.
7.2 Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân đưa ra kết quả âm tính hoặc dương tính.
- Kết quả xét nghiệm ANA âm tính với hiệu giá 1:8 cho thấy không có kháng thể kháng nhân. Nghĩa là ít có khả năng mắc bệnh lý tự miễn. Nó thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi ít có giá trị lâm sàng. Bởi số lượng kháng thể kháng nhân tăng lên theo tuổi.
- Kết quả xét nghiệm ANA dương tính với hiệu giá cao là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tự miễn. Nó cho thấy khả năng mắc bệnh cao.
- Kết quả xét nghiệm ANA chính xác dựa trên sự kết hợp với các xét nghiệm khác, triệu chứng lâm sàng cụ thể. Thực tế, vẫn có một số trường hợp gây ra kết quả ANA âm tính (âm tính giả) hoặc dương tính (dương tính giả). Ngoài ra, một số bệnh lý khác không phải bệnh tự miễn cũng cho ra kết quả xét nghiệm dương tính.
Kết quả xét nghiệm dương tính là biểu hiện của một số bệnh sau:
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm gan tự miễn mạn tính
- Xơ gan
- Bệnh mô liên kết
- Lupus ban đỏ
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
- Bệnh leukemia
- Ung thư, nhất là u lympho
- Lao
8. Một số lưu ý cần cân nhắc khi thực hiện xét nghiệm ANA
Người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm:
- Thời gian nhịn ăn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.
- Đảm bảo tinh thần thoải mái khi thực hiện xét nghiệm.
- Liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng để tránh các loại thuốc âm tính giả hoặc dương tính giả.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Xem thêm:
- Kháng thể là gì? Hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc
- Kháng nguyên, kháng thể – Giải mã mối liên kết chặt chẽ
9. Hạn chế của xét nghiệm
Mặc dù hầu hết những người bị lupus đều có kháng thể. Tuy nhiên, kết quả dương tính cũng có thể biểu hiện một số bệnh khác. Hoặc một tỷ lệ nhỏ người không bị lupus hoặc bất kỳ rối loạn tự miễn dịch nào. Một số người mắc bệnh tự miễn có thể âm tính với ANA. Tuy nhiên, dương tính với các kháng thể khác. Do đó, chỉ xét nghiệm ANA đơn lẻ không đủ để chẩn đoán một số bệnh. Các bác sĩ phải xem xét kết quả của xét nghiệm cùng các tiêu chí khác để xác định chính xác định.
- Kháng DNA sợi kép
- Kháng thể kháng phospholipids
- Kháng histone
10. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về kháng thể kháng nhân. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ và các bệnh miễn dịch khác. Tuy nhiên, bác sĩ cần kết hợp đa dạng phương pháp chẩn đoán để đưa ra kết quả chính xác. Từ đó, họ có thể đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả. Đặc biệt quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.