Kháng thể là gì? Protein quan trọng giúp phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập và bảo vệ sức khỏe cơ thể toàn diện
Kháng thể có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Với khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân xâm nhập, kháng thể tạo nên một cơ cấu phòng thủ mạnh mẽ. Cấu trúc đa dạng của kháng thể tạo nên tính đa dạng của hệ thống miễn dịch và khả năng đối phó với nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau. Cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về kháng thể là gì.
Nội dung
1. Kháng thể là gì?
Khi có tác nhân lạ xâm nhập, cơ thể sẽ nhận biết, thăm dò và tạo ra kháng thể tiệt chúng ngay. Kháng thể (Antibody, Ab), còn được gọi là immunoglobulin (Ig) có dạng hình chữ Y. Đây là một protein lớn, có khả năng nhận ra phân tử đặc trưng của mầm bệnh – kháng nguyên.Sau đó, tấn công và vô hiệu hóa các vi khuẩn có hại. Từ đó, đảm bảo cân bằng hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Cơ thể càng hình thành kháng thể mạnh mẽ thì khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và nhiễm khuẩn càng cao.
2. Cấu trúc của kháng thể
Kháng thể là các protein có khối lượng ~ 150 kDa và kích thước khoảng 10 nm. Kết cấu 3 vùng hình cầu tạo cho kháng thể có hình dạng chữ Y. Cơ sở của kháng thể (phần dọc chữ Y) giúp nó truyền dẫn tín hiệu với các thành phần khác của hệ miễn dịch. Đầu của kháng thể có khả năng liên kết bắt giữ các tế bào lạ. Còn các tác nhân xâm nhập bên ngoài gọi là nguồn kháng nguyên.
Mỗi kháng thể có tổng cộng 4 chuỗi polypeptide. Đó là 2 chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng, giống nhau, sắp xếp xen kẽ bằng liên kết disulfua. Mỗi chuỗi là một chuỗi các miền được tạo thành bởi khoảng 110 axit amin. Đầu của kháng thể chứa cả chuỗi nhẹ và chuỗi nặng gọi là vị trí liên kết kháng nguyên.
Kháng thể chứa hai đoạn liên kết kháng nguyên (Fab), chứa một vùng VL, VH, CL, và CH1 mỗi vùng. Cấu trúc 3D giúp kháng thể liên kết chính xác với hàng triệu kháng nguyên để tiêu diệt. Vùng bản lề linh hoạt của các chuỗi nặng giúp kháng thể liên kết với các cặp epitop ở các khoảng cách khác nhau. Do tính đặc hiệu và ái lực cao cho đa dạng kháng nguyên, kháng thể là công cụ giá trị và hữu ích trong chẩn đoán và điều trị.
3. Phân loại kháng thể
Kháng thể được chia làm 5 loại:
-
IgG
Đây là loại kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Nó chiếm tới 75% kháng thể tổng thể trong cơ thể con người. Loại kháng thể này xuyên qua nhau thai, bảo vệ con tuần đầu sau sinh về hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tùy từng kháng nguyên, IgG sẽ gắn thẻ mầm bệnh để đánh dấu các tế bào gây bệnh. Từ đó, kháng thể có thể dễ dàng nhận ra và tiêu diệt chúng.
-
IgA
Kháng thể này chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, âm đạo, sữa non, nước mắt và nước bọt. Đây là một trong những kháng thể đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tại chỗ tiết ra IgA chính là nơi tiêu diệt mầm bệnh.
-
IgM
Đây mà lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh chống lại nhieemkx trùng. Nó được tạo ra từ tế bào B và liên kết với mầm bệnh. IgM kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Kháng thể này được tiết ra nhanh chóng để tiêu diệt. Sau đó, giảm mạnh khi kháng thể IgG tiếp nhận.
-
IgE
Loại kháng thể này có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng quá mẫn cấp và chống ký sinh trùng. Nó được tiết ra xung quanh kháng nguyên bởi hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết. IgE được tìm thấy nhiều trong màng niêm mạc, da và phổi.
-
IgD
Loại kháng thể này chỉ chiếm 1% trên màng tế bào. Đặc tính của IgD là dị hoá nhanh và dễ bị phân hủy bởi enzyme plasmin khi đông máu. Nó không tích cực lưu thông mà liên kết với lympho T để kích hoạt và tạo miễn dịch. Bởi vậy, nó có ít chức năng nhất khi hoạt hoá kháng nguyên.
Xem thêm:
- Kháng thể đơn dòng cho hệ thống phòng thủ cơ thể khỏe mạnh
- Kháng thể IgG – “Áo giáp miễn dịch” quan trọng trong cơ thể
4. Sự khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể là gì?
Sau đây là một số khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể. Cùng BCC khám phá ngay.
Kháng thể | Kháng nguyên |
Là các Globulin miễn dịch, phân tử hình chữ y, được protein sản xuất để chống lại các tác nhân gây bệnh. | Là mọi chất kích thích hệ thống miễn dịch tạo kháng thể. Cụ thể là các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… |
Kháng thể là các protein. | Protein nói chung như chất béo, carbohydrate hoặc axit nucleic. |
Các trang biến có lãnh thổ kháng nguyên. | Kích hoạt kháng thể hình thành |
Có năm loại kháng thể: Immunoglobulin M, G, E, D và A. | Có ba loại kháng nguyên: xanoantigen, alloantigen, antoantigen. |
Vùng biến đổi của kháng thể đặc biệt liên kết với Epitope gọi là Paratope. | Vùng kháng nguyên tương tác với kháng thể gọi là Epitope. |
Cố định hoặc phân tán vật liệu kháng nguyên giúp bảo vệ cơ thể | Tạo phản ứng khi có dị ứng hoặc bệnh tật. |
5. Quá trình hình thành kháng thể
Quá trình hình thành kháng thể vô cùng phức tạp. Nó được chia thành bốn giai đoạn. Cụ thể:
-
Giai đoạn cân bằng
Ở giai đoạn này, kháng nguyên khuếch tán giúp cân bằng mạch máu và ngoài mạch máu. Khi không còn khuếch tán nữa thì giai đoạn này mất đi. Bởi vậy, nó thường diễn ra nhanh chóng.
-
Giai đoạn chuyển hóa phân rã
Các tế bào và enzym của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Hầu hết chúng đều bị bắt giữ bới đại thực bào và tế bào thực bào khác. Tùy vào chất sinh miễn dịch và cơ thể chủ mà thời gian chuyển hóa phân ra khác nhau.
-
Giai đoạn loại bỏ miễn dịch
Ở giai đoạn này, kháng thể vừa được tổng hợp sẽ kết hợp với kháng nguyên. Khi đó, phức hợp kháng nguyên-kháng thể được hình thành. Sau đó, chúng bị thực bào và thoái hóa. Kháng thể tồn tại trong huyết thanh sau khi giai đoạn này hoàn thành.
6. Chức năng của kháng thể
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể đảm nhận 3 vai trò chính. Đó là: liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
6.1 Liên kết với kháng nguyên
Globulin miễn dịch giúp nhận diện và gắn đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ vùng biến đổi. Trong phản ứng chống độc tố, kháng thể gắn và trung hòa độc tố. Đồng thời, ngăn chặn độc tố bám dính lên các thụ thể. Nhờ đó, các tế bào có thể tránh được các rối loạn độc tố và nguy cơ gây bệnh. Tùy từng loại tác nhân gây bệnh mà miễn dịch sẽ điều phối các kháng thể đặc hiệu khác nhau. Vi khuẩn sử dụng adhesive để bám dính. Còn virus dùng protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào tế bào. Các kháng thể kháng các phân tử bám dính và gắn vào các tế bào đích.
Mỗi đầu chữ “Y” kháng thể chứa một paratope đặc hiệu cho một epitope cụ thể trên kháng nguyên. Từ đó, đảm bảo liên kết cấu trúc chính xác. Nhờ cơ chế này, kháng thể có thể gắn thẻ các tác nhân gây bệnh để các bộ phận khác nhận biết và vô hiệu hóa chúng. Vị trí liên kết đa dạng đảm bảo hệ thống miễn dịch nhận biết hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Còn các phần còn lại tương đối ổn định. Chỉ thay đổi ở một số biến thể xác định lớp hoặc isotype của kháng thể: IgA, IgD, IgE, IgG hoặc IgM. Sau khi liên kết với các kháng nguyên, kháng thể sẽ kích hoạt lớp xác định chức năng.
6.2 Hoạt hóa bổ thể
Cùng với tế bào B và T, kháng thể là phần quan trọng hàng đầu với hệ thống miễn dịch thích ứng. Một dạng gắn vào tế bào B và dạng còn lại, dạng hòa tan, chống dính và được tìm thấy trong các chất lỏng ngoại bào như huyết tương. Ban đầu, tất cả đều ở dạng đầu tiên. Sau đó, phát triển thành thụ thể tế bào B (BCR). Sau khi liên kết với BCR, tế bào B được kích hoạt tăng sinh và biệt hóa thành một trong hai tế bào plasma. Đồng thởi, tiết ra kháng thể hòa tan với một paratope, hoặc tế bào B bộ nhớ cho phép tồn tại và miễn dịch lâu dài. Chúng giải phóng vào máu và dịch mô cùng nhiều chất tiết.
Nhắc đến kháng thể, không thể không nhắc đến cơ chế bảo vệ. Điển hình là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Đây là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập bằng cách:
- Đục các lỗ thủng trên lớp vỏ vi khuẩn.
- Tạo điều kiện thúc đẩy hiện tượng thực bào.
- Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
- Phóng thích các phân tử hóa hướng động.
6.3 Huy động các tế bào miễn dịch
Kháng nguyên được gắn vào đầu biến đổi liên kết với các tế bào miễn dịch. Sau đó, kháng thể sẽ liên kết với tế bào miễn dịch ở đầu hằng định nhằm đáp ứng miễn dịch. Tương tự, các kháng thể gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào nhằm kích hoạt thực bào. Các tế bào lympho giúp thực hiện chức năng vô hiệu hóa độc tố vi khuẩn hoặc tế bào ung thư gắn kết kháng nguyên đó.
7. Bổ sung kháng thể cho cơ thể thông qua ăn uống
Bổ sung kháng thể là giải pháp cấp thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Bằng cách tăng cường khả năng nhận diện và tiêu diệt chính xác vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác thông qua một số thực phẩm.
- Sử dụng sữa non chứa IgG, IgA, IgM…
- Mật ong có tính kháng khuẩn giúp làm đẹp, chữa ho, bệnh dạ dày hiệu quả.
Ngoài con đường ăn uống, cần bổ sung kháng thể hiệu quả bằng cách rèn luyện cơ thể và tham gia các hoạt động lành mạnh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém, nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Như vậy, có thể đảm bảo trẻ nhỏ có hệ miễn dịch tốt và ngăn ngừa các bệnh.
8. Kiểm tra kháng thể là gì?
Dựa trên cấu trúc chữ Y độc đáo của kháng thể, giới y học hiện đại sử dụng để chẩn đoán thông qua xét nghiệm. Nó được sử dụng để phát hiện kháng thể đặc hiệu từ mẫu máu của cơ thể chủ. Một số loại bệnh truyền nhiễm và tự miễn dịch có thể được chẩn đoán dựa trên xét nghiệm kháng thể bao gồm: Covid-19, Rubella, HIV, H. pylori, Celiac, Lyme, bạch hầu, cúm, quai bị, ho gà, bại liệt, suy giảm miễn dịch nguyên phát, viêm gan siêu vi, uốn ván,…
Các xét nghiệm này không phát hiện ra các mầm bệnh thực sự gây nhiễm trùng. Thay vào đó, chỉ phát hiện ra kháng thể tạo đáp ứng miễn dịch. Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể mà thời gian để sản xuất kháng thể đạt đến mức có thể phát hiện được cũng khác nhau. Nếu thực hiện quá sớm, kết quả xét nghiệm có thể chưa chính xác.
Xem thêm:
- Kháng thể kháng nhân là gì? Chi tiết xét nghiệm ANA
- Kháng nguyên, kháng thể – Giải mã mối liên kết chặt chẽ
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “kháng thể là gì”. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ xâm nhập. Kháng thể có khả năng nhận biết, đánh dấu và loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Mức độ kháng thể cũng cho biết sức mạnh đáp ứng của phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn. Hiện nay, các kháng thể được nghiên cứu để cải thiện việc chẩn đoán và điều trị các bệnh khác nhau. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.