Liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, tăng thêm hy vọng sống và hạn chế tối đa tác dụng phụ với sức khỏe
Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và ngày càng tăng cao hiện nay. Tuy nhiên, với những bước tiến vượt bậc của y học hiện đại, nhiều bệnh nhân ung thư đã được điều trị thành công và kéo dài sự sống. Ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân cũng được sử dụng rộng rãi với hiệu quả đáng kinh ngạc. Xem ngay bài viết dưới đây để nắm bắt toàn bộ thông tin về liwuwj pháp này.
Nội dung
- 1. Thực trạng điều trị ung thư
- 2. Hệ miễn dịch là gì?
- 3. Liệu pháp miễn dịch tự thân
- 4. Lợi ích của liệu pháp miễn dịch tự thân
- 5. Quy trình của liệu pháp miễn dịch tự thân
- 6. Đối tượng và những loại ung thư áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân
- 7. Mức độ an toàn và tác dụng phụ của liệu pháp
- 8. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư
- 9. Tạm kết
1. Thực trạng điều trị ung thư
Số lượng các ca mắc bệnh ung thư của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tăng của thế giới. Bất kể ai đều có thể mắc. Theo số liệu của IARC, năm 2020, Việt Nam ước tính có 182.563 ca mắc mới, 122.690 ca tử vong do ung thư. Và có đến 353.826 bệnh nhân đang hàng ngày phải chống chọi với ung thư. Năm loại ung thư phổ biến nhất là ung thư gan (14,5%), phổi (14,4%), vú ( chiếm 11,8%), dạ dày (chiếm 9,8%) và ung thư đại trực tràng (chiếm 9%). Trong những năm gần đầy, nền y học đã chứng kiến nhiều tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán, điều trị và kéo dài thời gian sống cho nạn nhân.
Phẫu thuật nội soi Robot, kỹ thuật xạ trị chính xác, điều biến liều xạ theo hình dạng khối u và chuyển động theo thời gian, điều trị nội khoa ung thư dựa trên hệ gen và đặc tính sinh học phân tử khối u,… Đó là những thành tựu ấn tượng trong điều trị ung thư. Mặc dù hiệu quả tiêu diệt ung thư cao nhưng đi kèm với đó là rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến điều trị đích và miễn dịch. Trong đó, các nhà khoa học hướng đến nghiên cứu kết hợp các liệu pháp miễn dịch. Hoặc sử dụng liệu pháp miễn dịch kết hợp với điều trị đích. Đây được coi là bước đột phá trong nền y học hiện tại. Nó được thực hiện bằng việc áp dụng chính cơ chế miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Từ đó, tối ưu hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (Immune System) được coi là “lá chắn thép” bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Cụ thể là: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Hệ miễn dịch có thể tìm kiếm, nhận diện và tiêu diệt lập tức các mầm bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động bình thường, nó có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt là trước các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư.
Nó được tạo bởi một mạng lưới các tế bào, mô, protein và cơ quan. Trong đó, hệ miễn dịch được chia thành hệ miễn dịch thu được (đặc hiệu) và hệ miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu). Miễn dịch đặc hiệu thu được do quá trình tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Sau đó, phát triển kháng thể tiêu diệt. Còn hệ thống miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự thân đầu tiên tự sinh ra để bảo vệ cơ thể, bẩm sinh và có tính di truyền. Trong đó, thành phần quan trọng của hệ miễn dịch này là tế bào NK và T.
3. Liệu pháp miễn dịch tự thân
3.1 Khái niệm
Liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kích thích chống lại các tế bào ung thư. Hệ miễn dịch suy yếu khiến tế bào ung thư phát triển nhanh thành các khối u, di căn. Hiện có 2 nhóm điều trị miễn dịch. Nhóm thứ nhất sử dụng thuốc đích để kích hoạt tế bào miễn dịch chống lại các khối u. Nó được gọi là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, ức chế hoạt động của các thụ thể PDL1/PD1 hoặc CTLA4. Còn cách thứ hai là lấy các tế bào có chức năng miễn dịch ra khỏi cơ thể người bệnh. Sau đó, gắn thụ thể nhận biết tế bào ung thư và nhân số lượng lên. Sau đó, đưa chúng vào lại cơ thể bệnh nhân để chúng tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây được gọi là liệu pháp miễn dịch tự thân.
Liệu pháp miễn dịch tự thân có thể trì hoãn thời gian tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống. Cụ thể là bằng phương pháp phân tách và thu thập các tế bào NK, T từ máu người bệnh. Sau đó, tăng sinh chúng bằng cách nuôi cấy rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân khi đạt được số lượng cần thiết. Điển hình là liệu pháp tế bào miễn dịch CAR-T được chỉ định trong u lympho và bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, không chữa được triệt để khi ung thư ở giai đoạn muộn. Liệu pháp kéo dài đến khi tế bào ung thư suy giảm hoặc ngưng tiến triển.
Xem thêm:
- Globulin miễn dịch là gì? Cấu trúc, vai trò và nguyên tắc sử dụng
- Liệu pháp miễn dịch: Chi tiết cơ chế và hiệu quả đáp ứng
3.2 Ưu điểm nổi bật và xu hướng phát triển
-
Ưu điểm
Liệu pháp hệ miễn dịch tự thân đã được áp dụng và đạt được hiệu quả đầu tiên tại Nhật Bản. Một nghiên cứu tại Nhật Bản áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân sử dụng tế bào NK, CTL và DC tại BIJ điều trị hơn 10.000 bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy hiệu quả đã tăng đến 25 – 30%. Đồng thời, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân giai đoạn cuối khi kết hợp với các phương pháp truyền thống khác. Hiện, đã có trên 10 nước áp dụng. Đến nay, đã có đến 13.000-14.000 bệnh nhân được áp dụng phương thức điều trị này. Tại Việt Nam, liệu pháp này được chuyển giao cho các bệnh viện lớn.
Nó được đánh giá là “phương pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất trên thế giới” hiện nay. Điển hình là tính an toàn, không có phản ứng phụ và không khiến bệnh nhân đau đớn. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ ung thư mà hiệu quả khác nhau. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân vẫn có thể điều trị bằng phương pháp này nhưng tác dụng không quá cao. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ lưỡng và thường đảm bảo được sức khỏe ổn định.
-
Xu hướng
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân có thể được áp dụng như giải pháp điều trị độc lập. Tuy nhiên, xu hướng điều trị đa mô thức đang là lựa chọn được nhiều bác sĩ chỉ định. Tức là phối hợp nhiều phương pháp để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Liệu pháp miễn dịch tự thân có thể cải thiện hiệu quả nhược điểm của phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị. Đó là hạn chế tối đa khả năng tái phát trở lại. Do đó, sau khi sử dụng liệu pháp này, bệnh nhân có thể được chỉ định một số phương pháp trên để loại bỏ ung thư và ngăn chặn di căn. Không chỉ giúp điều trị ung thư hiệu quả, bệnh nhân còn có thể cải thiện chất lượng sống. Đây chính là bước ngoặt đột phá trong công cuộc điều trị ung thư của nền y học hiện đại.
4. Lợi ích của liệu pháp miễn dịch tự thân
Dưới đây là một số lợi ích mà liệu pháp miễn dịch tự thân mang lại do BCC tổng hợp:
- Có thể áp dụng như phương pháp điều trị ung thư độc lập.
- Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đến 25% – 35% và phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt là khi kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống.
- Cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư.
- Hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh như viêm họng, viêm phổi, nhiễm nấm,… sau điều trị ung thư.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Không những chống lại các tác nhân gây bệnh ác tính. Nó còn hỗ trợ hệ miễn dịch để phòng tránh tác nhân gây hại khác.
- Liệu pháp giúp tiêu diệt tế bào tự nhiên: Cơ chế bẩm sinh của tế bào là tự tìm, phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Đồng thời, nhanh chóng xử lý các di căn và ngăn chặn khối u hình thành.
- Ngăn ngừa tình trạng ung thư tái phát và di căn.
- Tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân giai đoạn cuối.
Bởi vậy, trên toàn thế giới, liệu pháp miễn dịch tự thân mang đến đột phá trong điều trị ung thư với bước đầu thành công đáng ghi nhận. Nó được áp dụng ngày càng phổ biến, nhất là ở các nước phát triển
5. Quy trình của liệu pháp miễn dịch tự thân
- Bước 1:
Kiểm tra máu, tình trạng bệnh lý và các chỉ số sinh hóa máu. Sau đó, lấy 30ml-50ml máu bệnh nhân để đem đi nuôi cấy. Dung lượng lấy tùy theo kết quả và nhu cầu kiểm tra. - Bước 2:
Số máu ngoại vi sẽ quay ly tâm, phân tách thành phần tế bào. Sau đó, lấy tế bào miễn dịch đem đi nuôi cấy và cho tăng sinh đến số lượng cần thiết. - Bước 3:
Các tế bào sau khi nuôi cấy sẽ được kiểm tra nội độc tố. Nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được truyền lại vào cơ thể thông qua tĩnh mạch. Truyền liên tục 5 lần, 1 lần/ ngày. - Bước 4:
Tăng cường hệ miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào gây bệnh. Xuyên suốt quá trình, người bệnh sẽ được theo dõi và kiểm tra sức khỏe liên tục. Từ đó, đảm bảo cơ thể thích ứng tốt và loại bỏ dễ dàng tế bào ung thư.
6. Đối tượng và những loại ung thư áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân
6.1 Khách hàng
- Người từ 18 đến 75 tuổi
- Bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư
- Người muốn cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
6.2 Các bệnh ung thư áp dụng liệu pháp
Liệu pháp miễn dịch tự thân được áp dụng trong điều trị hầu hết các loại ung thư.
- Ung thư phổi
- Ung thư dạ dày
- Ung thư gan, mật, tụy,
- Ung thư thực quản
- Ung thư đại tràng
- Ung thư phụ khoa (cổ tử cung), ung thư vú
- Ung thư não
- U bướu đắc: vùng đầu cổ, melanoma giai đoạn III, IV, tái phát di căn
6.3 Các bệnh lý chống chỉ định với liệu pháp
Mặc dù an toàn nhưng trong một số trường hợp, người bệnh không nên áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân:
- Người mắc bệnh tự miễn.
- Người sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu dòng tế bào T hay NK.
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc mắc một số bệnh lý nội khoa nặng.
7. Mức độ an toàn và tác dụng phụ của liệu pháp
Cơ chế điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân chính là dùng chính các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các tế bào nguy hiểm. Điều này đảm bảo mức độ an toàn cao và hiệu quả điều trị. Điều này giúp cơ thể không xảy ra trường hợp bài xích hay bài trừ của cơ thể. Từ đó, hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc tăng cường hệ thống miễn dịch dẫn đến quá mẫn với một loạt phản ứng đáp ứng viêm hệ thống. Nó được gọi là biến cố bất lợi liên quan đến miễn dịch (irAE).
Tỷ lệ của biến cố bất lợi này dao động từ 15% – 90% tuỳ loại độc tính, loại thuốc và bệnh ung thư. Các biến cố nặng dẫn đến ngưng điều trị hoặc tử thường rất thấp. Đa số đều nhẹ và có thể kiểm soát phù hợp. Hiệu quả của liệu pháp này mang lại rất rõ ràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng tốt mà phụ thuộc vào dấu ấn sinh học. Hiện nay, PD-L1 được sử dụng nhiều nhất trong thực hành lâm sàng. Ngoài ra, có một số chỉ dấu sinh học khác đang được nghiên cứu và ứng dụng như MSI ( Microsatellite instability ), TMB (tumor mutation burden).
Nhìn chung, liệu pháp miễn dịch tự thân là liệu pháp an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm và không gây đau đớn. Khi truyền tế bào miễn dịch vào cơ thể có thể gây sốt/đau. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, dưới 1%.
Xem thêm:
- Tế bào miễn dịch là gì? Phân loại và vai trò chi tiết
- Xét nghiệm miễn dịch – Kỹ thuật hiện đại hàng đầu hiện nay
8. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư
Chăm sóc bệnh nhân đang hoặc trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng. Giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường miễn dịch. Từ đó, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Chưa kể, giai đoạn này, người bệnh cần được hỗ trợ để có tinh thần lạc quan và mạnh khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi chăm sóc bệnh nhân ung thư:
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân.
- Lựa chọn những món dễ ăn, theo sở thích. Đặc biệt là nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ.
- Hướng dẫn tập luyện các bài tập đơn giản với cường độ nhẹ nhàng.
- Luôn quan tâm, chia sẻ để người bệnh cảm thấy thoải mái và lạc quan.
9. Tạm kết
Liệu pháp miễn dịch tự thân là bước ngoặt lớn trong điều trị ung thư. Nhờ vào khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, các phương pháp này có thể giúp chúng ta chống lại nhiều loại bệnh tật. Tăng cường miễn dịch tế bào và tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư dẫn đến tăng tỷ lệ đáp ứng với điều trị. Nhờ đó, nó có thể nâng cao hiệu quả điều trị ung thư lên đến 21-31% khi phối hợp với các biện pháp khác. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng cách và kết hợp với lối sống lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần tìm hiểu và áp dụng các liệu pháp miễn dịch tự thân một cách hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích mà chúng mang lại. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.