Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng tiểu cầu và cảnh báo một số bệnh lý liên quan
Xét nghiệm PLT (Platelet Count) là phương pháp đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Từ đó, có thể đánh giá chính xác và toàn diện sức khỏe tiểu cầu. Bởi vậy, nó có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, ung thư máu, u tủy xương,… Vậy PLT trong xét nghiệm máu là gì? Tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?
- 2. Thời điểm cần xét nghiệm PLT
- 3. Quy trình xét nghiệm chỉ số PTL là gì?
- 4. Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu
- 5. Một số điều cần đặc biệt lưu ý đến chỉ số tiểu cầu giảm
- 6. Các bệnh lý dẫn đến chỉ số PLT bất thường có điều trị được không?
- 7. Một số biện pháp duy trì chỉ số PLT bình thường
- 8. Tạm kết
1. Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?
Tiểu cầu là tế bào máu quan trọng, mang bản chất protein. Nó hỗ trợ cầm máu trong quá trình đông máu. Loại tế bào này được tạo ra từ tủy xương và đi đến khắp các mô, cơ quan thông qua đường máu. PLT (Platelet Count) là chỉ số giúp đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị máu. Xét nghiệm này cho phép người bệnh nắm bắt được tình trạng sức khỏe tổng quát. Tăng giảm chỉ số PLT bất thường báo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng. Thậm chí, đe dọa tới tính mạng.
Ở người bình thường, chỉ số PLT nằm trong khoảng 150-450 G/L máu. Tùy từng người mà nồng độ này có sự thay đổi. Người có số lượng tiểu cầu nằm ngoài giới hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng tiểu cầu thấp làm giảm quá trình đông máu gây ra hiện tượng “chảy máu tự phát”. Ngược lại, lượng tiểu cầu trong máu tăng cao có thể hình thành nên các cục máu đông. Tình trạng này gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tai biến và tử vong.
2. Thời điểm cần xét nghiệm PLT
Nếu nghi ngờ hoặc mắc một số căn bệnh sau, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm PLT:
- Người bị xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết mãn tính
- Mắc bệnh liên quan đến u tủy xương, ung thư máu, lupus, ung thư máu,…
- Người mắc bệnh về thận
- Người đang trong quá trình điều trị xạ trị hay hóa trị
- Bệnh nhân sử dụng thuốc digoxin, sulfa, valium, nitroglycerine, quinidine…
- Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần theo dõi tiểu cầu hàng tháng
Ngoài các bệnh trên, một số dấu hiệu bất thường về sức khỏe cũng yêu cầu xét nghiệm PLT để xác định nguyên nhân. Cụ thể:
- Thường xuyên xuất hiện vết bầm tím, chảy máu bất thường mà không rõ nguyên nhân
- Các vết thương nhỏ chảy máu không ngừng và khó cầm
- Lượng kinh nguyệt ồ ạt, chảy máu âm đạo
- Lẫn máu trong nước tiểu hoặc phân do chảy máu từ bàng quang, trực tràng
- Đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể
- Đau ngực, tim đập nhanh
- Đau, sưng, nóng và ngứa ở các chi
3. Quy trình xét nghiệm chỉ số PTL là gì?
Cùng BCC tìm hiểu ngay các bước trong quy trình xét nghiệm PTL:
- Bước 1: Bệnh nhân được thăm khám sơ bộ, tiền sức điều trị bệnh và bệnh lý. Sau đó, đưa ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định thực hiện xét nghiệm PLT.
- Bước 2: Bệnh nhân được tiến hành lấy máu xét nghiệm ở tĩnh mạch cánh tay. Mẫu máu sẽ được đưa vào ống nghiệm và chuyển đến bộ phận xét nghiệm.
- Bước 3: Tiến hành xét nghiệm bằng máy phân tích hiện địa chuyên dụng.
- Bước 4: Bác sĩ đọc và trả kết quả cho bệnh nhân. Sau đó, đưa ra tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh.
Xem thêm:
- Chỉ số Ferritin và xét nghiệm định lượng sắt trong máu
- Chỉ số WBC là gì? Tầm quan trọng trong chẩn đoán tình trạng miễn dịch
4. Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu
Chỉ số PLT có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh về đông máu. Thông qua chỉ số này, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác về bệnh lý:
4.1 Chỉ số PLT bình thường
Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu nằm trong khoảng 150.000 – 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Nồng độ trung bình thường là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Tuy nhiên, chỉ số PLT có thể thay đổi trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như độ tuổi, tâm lý, giới tính, chủng tộc,.. Bởi vậy, chỉ số PLT bất thường trong máu cảnh báo một số tình trạng bệnh lý.
4.2 Chỉ số PLT thấp là gì?
Chỉ số PLT thấp dưới 150 G/L (150.000 mcL) cảnh báo các tình trạng liên quan đến rối loạn đông máu. Người có chỉ số này thấp thường có nguy cơ mất máu cao hơn người bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng như chảy máu tự phát, máu khó đông có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt trong trường hợp tổn thương nặng. Một số nguyên nhân dẫn đến chỉ số PLT thấp như:
- Gặp vấn đề về tủy xương, phì đại lách, miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh
- Thiếu hụt vitamin B12, vitamin B phức hợp, folate,…
- Giảm tiểu cầu miễn dịch, rối loạn tự miễn, bệnh nhiễm trùng và virus
- Bệnh gan, ung thư,…
- Không đủ tiểu cầu, tiểu cầu bị phá hủy trong máu, lá lách hoặc gan
- Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị
- Sử dụng thuốc chống đông, chống động kinh, kháng sinh (vancomycin..), điều trị sốt rét,…
4.3 Chỉ số PLT cao
Chỉ số PLT cao hơn mức 450 G/L (400.000 mcL) đồng nghĩa với tình trạng tiểu cầu kết dính quá mức. Nó rất dễ hình thành các cục máu đông khiến mạch máu tắc nghẽn. Trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Một số nguyên nhân dẫn đến chỉ số PLT cao như:
- Người mắc xơ hóa tủy sống, rối loạn tăng sinh tủy xương, u nguyên bào tử, lá lách bị cắt bỏ hậu phẫu
- Thiếu sắt, xuất hiện cục máu đông ở mạch máu, cơ quan
- Mắc bệnh nhiễm trùng, đa hồng cầu nguyên phát, ung thư,…
- Một số loại thuốc như corticoid
Tuy nhiên, giá trị của chỉ số PLT ở mỗi người có thể khác nhau do tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và thiết bị xét nghiệm. Do đó, để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra. Đặc biệt là chỉ số PLT. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và liệu pháp điều trị kịp thời.
5. Một số điều cần đặc biệt lưu ý đến chỉ số tiểu cầu giảm
Hầu hết xét nghiệm PLT đều chủ yếu là chỉ số giảm. Dấu hiệu này cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến rối loạn đông máu. Một số dấu hiệu khác như: khó cầm máu, xuất hiện vết bầm tím lớn không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Bác sĩ thường sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu: Giúp đếm số lượng tiểu cầu và xác định loại protein kháng tiểu cầu trong máu.
- Xét nghiệm đông máu: Xét nghiệm prothrombin và thromboplastin từng phần.
- Siêu âm lá lách: Kiểm tra các biến đổi liên quan đến kích thước lá lách. Chỉ số PLT giảm chủ yếu do phì đại lá lách.
- Chọc tủy và sinh thiết tủy xương: Được sử dụng khi nghi ngờ nguyên nhân do bệnh lý tủy xương. Sinh thiết tủy xương còn giúp phát hiện sớm tình trạng ung thư máu.
Xét nghiệm chỉ số PLT rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe. Đặc biệt liên quan đến chứng rối loạn đông máu. Ngoài ra, chỉ số này còn hỗ trợ chẩn đoán sớm về ung thư máu. Do đó, xét nghiệm PLT rất cần thiết khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
6. Các bệnh lý dẫn đến chỉ số PLT bất thường có điều trị được không?
Chỉ số PLT cao hay thấp đều cảnh báo tình trạng nguy hiểm về sức khỏe. Tùy theo nguyên nhân và đánh giá mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với bệnh nhẹ, cần chú ý cách chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sát sao tình trạng tiến triển bệnh.
Trong trường hợp bệnh nặng và chuyển biến xấu, bệnh nhân cần:
- Hạn chế vận động mạnh
- Tránh gây ra các vết bầm tím hoặc chảy máu
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen
- Thường xuyên theo dõi và thăm khám sức khỏe định kỳ
- Tham khảo ý kiến ngay của bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu về sức khỏe
Xem thêm:
- Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu chi tiết nhất
- Chỉ số MCV – Ý nghĩa trong xét nghiệm máu và tips cân bằng
7. Một số biện pháp duy trì chỉ số PLT bình thường
Việc duy trì chỉ số PLT bình thường rất quan trọng với sức khỏe. Do đó, để cân bằng, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như cá, rau, củ, trái cây, đậu, ngũ cốc,… Đồng thời, giảm lượng thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, đồ ngọt…
- Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ sản sinh tiểu cầu như thuốc chứa steroid.
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress,…
- Sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dụng thể thao đều đặn, ngủ nghỉ đúng giờ.
- Thường xuyên thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ.
- Đánh giá, theo sát quá trình điều trị bệnh.
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?”. Chỉ số PLT trong các xét nghiệm rất quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến rối loạn máu đông. Từ đó, có thể xác định chính xác nguyên nhân và các bệnh lý liên quan. Đây là cơ sở để bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả vẫn là duy trì chỉ số PLT cân bằng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.