Rối loạn nhân cách ranh giới là tình trạng tâm lý đặc trưng bởi sự không ổn định trong mối quan hệ, cảm xúc và hình ảnh bản thân
Rối loạn nhân cách ranh giới là dạng rối loạn nhân cách thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc chiếm đến 30-60%. Hội chứng này đặc trưng bởi sự nhạy cảm quá mức và thay đổi cảm xúc liên tục, thất thường. Từ đó, ảnh hưởng đến bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Vậy rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ra sao? Cùng BCC tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì?
- 2. Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách
- 3. Biến chứng hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới
- 4. Nguyên nhân chứng rối loạn nhân cách ranh giới
- 5. Cách thức chẩn đoán
- 6. Điều trị bệnh rối loạn nhân cách ranh giới
- 7. Phòng ngừa hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới
- 8. Tạm kết
1. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì?
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD) là hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Nó có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh và những người xung quanh. Từ đó, gây ra lo lắng, trầm cảm, thay đổi khẩu vị, sợ bị bỏ rơi,… Người bệnh khó quản lý, cân bằng cảm xúc và tự làm hại bản thân. Tâm trạng thay đổi thất lượng và thái quá cũng gây hại đến các mối quan hệ. Chưa kể, họ không biết mình bị bệnh. Thậm chí, không biết cách ứng xử sao cho phù hợp.
2. Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách
Các triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới thường được biểu hiện ở người trên 18 tuổi. Tuy nhiên, theo thời gian, nó có thể giảm dần và biến mất. Một tác nhân gây căng thẳng cũng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu và yếu tố tác động:
Sợ bị bỏ rơi
Người mắc hội chứng này luôn sợ hãi, tức giận và không muốn ở một mình. Ngoài ra, người bệnh muốn kiểm soát người thân, người thương và không muốn họ rời xa.
Các mối quan hệ căng thẳng
Người mắc thường thấy khó khăn trong việc giữ mối quan hệ lành mạnh. Họ có thể thay đổi đột ngột nhận định về người khác. Do đó, các mối quan hệ người thân, hôn nhân, bạn bè,… thường bị ảnh hưởng.
Hình ảnh hoặc ý thức về bản thân không ổn định
Người bệnh có thể có suy nghĩ méo mó về bản thân, luôn cảm thấy xấu hổ, sợ hãi. Điều này khiến họ dễ thay đổi đột ngột mục tiêu, quan điểm, sự nghiệp, thậm chí các mối quan hệ.
Thay đổi tâm trạng nhanh chóng
Người mắc BPD có thể thay đổi đột ngột cảm nhận về mọi người xung quanh. Các cảm xúc tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn bã, hận thù,… biến đổi liên tục.
Hành vi bốc đồng và nguy hiểm
Gây gổ, lái xe nguy hiểm, lạm dụng chất gây nghiện, hoạt động tình dục không an toàn,… là hành vi phổ biến ở người mắc rối loạn ranh giới.
Tự tử, tự làm hại bản thân nhiều lần
Người mắc bệnh BPD có thể đe dọa hoặc làm hại bản thân. Các hành động đó được kích hoạt bởi sự từ chối, bỏ rơi hoặc thất vọng. Ngoài ra, họ còn có ý nghĩ và mong muốn tự sát.
Cảm giác trống rỗng dai dẳng
Người mắc hội chứng này thường cảm thấy buồn chán, trống rỗng, không được thoải mái. Luôn cảm thấy bản thân ghê tởm và vô dụng.
Quản lý cơn tức giận
Bệnh nhân thường khó kiểm soát cơn tức giận của mình. Họ thể hiện điều đó với người khác bằng những lời mỉa mai, cay nghiệt hoặc đả kích. Sau đó, cảm thấy xấu hổ và tội lỗi.
Suy nghĩ hoang tưởng tạm thời
Người bệnh có thể bị căng thẳng kích thích, hình thành nên các hoang tưởng, ảo giác. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tạm thời và không biểu hiện nghiêm trọng. Do đó, không thể coi là một rối loạn riêng biệt.
Không phải ai mắc rối loạn nhân cách ranh giới đều có các biểu hiện này. Tùy mức độ, đối tượng mà có các triệu chứng tương ứng.
Xem thêm:
- OCD là gì? Khái niệm, dấu hiệu và cách thức điều trị chi tiết
- Rối loạn lo âu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
3. Biến chứng hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới
Rối loạn nhân cách ranh giới có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là một số biến chứng, hậu quả của hội chứng này đã được BCC tổng hợp:
- Thất nghiệp, công việc bấp bênh
- Học hành sa sút, không hoàn thành được chương trình học
- Gặp các vấn đề pháp lý
- Mâu thuẫn hôn nhân, nhiều mối quan hệ xung đột,…
- Tự làm hại bản thân, thậm chí tự sát
- Tham gia, dễ bị kích động lôi kéo bởi các hành vi tiêu cực
- Mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, gây gổ đánh nhau
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số rối loạn tâm lý khác như:
- Lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích
- Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Một số rối loạn nhân cách khác
4. Nguyên nhân chứng rối loạn nhân cách ranh giới
Nguyên nhân gây chứng rối loạn nhân cách ranh giới là kết quả của nhiều yếu tố gồm:
4.1 Tiền sử gia đình – Tính di truyền
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng này có tính di truyền. Nếu người thân mắc BPD thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần.
4.2 Cấu trúc và chức năng não
Quan sát não bộ của người bị rối loạn nhân cách ranh giới, các bác sĩ phát hiện những rối loạn trong chức năng điều hòa và hệ thống neuropeptide, serotonin. Các cơ quan có chức năng phản ứng với stress và điều chỉnh cảm xúc bên trong não bộ giảm hoạt động. Chẳng hạn hạch hạnh nhân, hồi hải mã, vùng vỏ não trước trán,…
Ngoài ra, người mắc tình trạng này cũng bị mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Nhất là acid creatine, NAA, MRS,… và rối loạn hệ trục hạ đồi thị – tuyến yên – tuyến thượng thận. Tuy nhiên nó không xảy ra ở tất cả các bệnh nhân nên không thể khả năng định là nguyên nhân chỉ đạo gây BPD.
4.3 Các yếu tố môi trường, văn hóa và xã hội
Những người bị lạm dụng, bị bỏ rơi, bị ngược đãi,… thường có nguy cơ mắc rối loạn nhân cách cao hơn. Hoặc sống chung với cha mẹ, người giám hộ có tiền sử rối loạn sử dụng chất gây nghiện hoặc phạm tội. Những tổn thương và căng thẳng thời thơ ấu khiến họ sợ bị bỏ rơi và nhạy cảm trong các mối quan hệ. Điều này có thể kích thích sự hình thành, phát triển của rối loạn nhân cách ranh giới.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân điển hình gây nên một số rối loạn tâm lý khác. Chẳng hạn như bệnh đa nhân cách và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới đều có tiền sử PTSD. Từ đó, có thể thấy được ảnh hưởng của sang chấn tâm lý trong cơ chế bệnh sinh.
5. Cách thức chẩn đoán
Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán BPD trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. Quá trình chẩn đoán bao gồm:
- Trao đổi, kiểm tra tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình. Đặc biệt là sức khỏe tâm thần
- Trao đổi các công việc và biến cố đã gặp phải trước đây
- Hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát
- Thảo luận về các dấu hiệu và triệu chứng
Bác sĩ có thể trao đổi thêm với gia đình và bạn bè của người bệnh để thu thập thông tin cần thiết. Nhiều rối loạn trong chẩn đoán phân biệt có thể tồn tại cùng rối loạn nhân cách ranh giới.
6. Điều trị bệnh rối loạn nhân cách ranh giới
Rối loạn nhân cách ranh giới phần lớn được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc hoặc nhập viện nếu sức khỏe người bệnh không tốt. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Tâm lý trị liệu
- Thuốc giảm đau
Tương tự như các rối loạn nhân cách khác, nguyên tắc chung trong điều trị bệnh là xác định và điều trị các rối loạn đồng diễn.
6.1 Tâm lý trị liệu
Bệnh rối loạn nhân cách ranh giới có thể được điều trị kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc. Quá trình điều trị đòi hỏi sự cam kết cao giữa bệnh nhân, gia đình và bác sĩ. Tâm lý trị liệu giúp làm giảm một số triệu chứng và tác động tiêu cực đến người bệnh. Một số liệu pháp điều trị bao gồm:
- Liệu pháp hành vi biện chứng: Mục đích của liệu pháp này là tập trung vào việc giúp người bệnh chấp nhận thực tế cuộc sống và cải thiện các mối quan hệ xung quanh.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Loại trị liệu này hướng người bệnh nhìn nhận kỹ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Từ đó, họ có thể nhận thức và loại bỏ các suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Đồng thời, tăng cường các suy nghĩ lành mạnh.
- Liệu pháp tập trung giản đồ: Liệu pháp này giúp người bệnh tập trung nhìn lại chính bản thân mình. Đây cũng là yếu tố khiến họ phản ứng với môi trường và đối mặt với căng thẳng.
6.2 Thuốc
Chưa có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giảm các triệu chứng như trầm cảm, lo âu, bốc đồng,… Các loại thuốc điều trị bao gồm chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc an thần kinh (thế hệ 2) không điển hình, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc ổn định tâm trạng. Đồng thời, nó phải được giới hạn ở các tình trạng tâm thần kèm theo riêng biệt.
Thuốc nhóm benzodiazepin và các chất kích thích không được khuyến nghị do tác dụng phụ lớn. Phải kể đến như nguy cơ gây phụ thuộc, quá liều, mất ức chế và chuyển hướng sử dụng thuốc.
6.3 Nhập viện
Một số trường hợp nặng phải nhập viện để điều trị chuyên sâu. Đặc biệt là ngăn họ tự làm tổn thương bản thân, tự tử và gây hại đến người khác.
7. Phòng ngừa hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới
Việc ngăn ngừa hội chứng rối loạn nhân cách giới là không thể. Bởi bệnh có thể do di truyền hoặc do có người thân mắc rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế phát sinh những hành vi tiêu cực, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc bằng một số cách sau:
- Tìm hiểu kỹ về các triệu chứng và nguyên nhân gây ra rối loạn.
- Cân bằng cảm xúc, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
- Tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý nếu xuất hiện các dấu hiệu.
- Tránh lạm dụng chất kích thích.
- Học cách chia sẻ và nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân.
- Kiểm soát hơi thở, thực hiện các liệu pháp như thiền, yoga,…
- Liên hệ với người mắc các chứng rối loạn khác để tìm hiểu, chia sẻ và phòng tránh.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn.
- Đừng đổ lỗi cho bản thân mà hãy có trách nghiệm với sức khỏe và có thể mình.
Xem thêm:
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp về “Rối loạn nhân cách ranh giới”. Đây là một tình trạng tâm thần phức tạp, đặc trưng bởi sự không ổn định trong các mối quan hệ, cảm xúc, hình ảnh bản thân và hành vi. Điều trị RNCB thường bao gồm một sự kết hợp của các liệu pháp tâm lý. Các liệu pháp này giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, phát triển các kỹ năng đối phó lành mạnh và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.