Synbiotic là gì? Phân loại và ý nghĩa với sức khỏe con người

Synbiotic, thần dược vàng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và sức khỏe hệ miễn dịch

Synbiotic thường được nhắc đến khi nói về sức khỏe đường ruột và lợi khuẩn. Nó được xem là giải pháp đột phá toàn diện cho sự phát triển của người lớn và trẻ em. Synbiotic có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống. Vậy synbiotic là gì? Cách thức hoạt động cũng như lợi ích của nó với sức khỏe ra sao? Cùng tham khảo ngay thông tin được tổng hợp thông qua bài viết dưới đây.

1. Synbiotic là gì?

Synbiotic được tạo nên từ probiotic (men vi sinh) và prebiotic (chất xơ). Trong đó, probiotic gồm vi khuẩn hoặc nấm sống. Còn prebiotic là hợp chất không tiêu hóa giúp tăng cường lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh. Hợp chất được chọn lọc từ sinh vật sống và chất nền giúp đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con người. Nó đặc biệt quan trọng với hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Hấp thụ các thực phẩm giàu synbiotic giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ duy trì cấu trúc sinh học của ruột. Nhất là gia tăng lượng axit béo chuỗi ngắn, xeton, cacbon disulfua và metyl axetat. Từ đó, có thể đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.

khái niệm synbiotic

2. Các loại synbiotic

Synbiotic thường được chia làm hai loại phổ biến sau:

  • Synbiotic bổ sung: Probiotic và prebiotic độc lập về hoạt động và chức năng. Hiện hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều thuộc dạng này.
  • Synbiotic hiệp đồng: Probiotic và prebiotic đều mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là ví dụ điển hình cho sự kết hợp của cả vi khuẩn lactobacillus và lactose. Thay vì tác động đến toàn bộ hệ vi sinh đường ruột, dạng Synbiotic này chủ yếu nhắm đến nhóm lactobacillus.

bổ sung synbiotic trong cơ thể

3. Cách thức Synbiotic hoạt động

Synbiotic hoạt động và phát huy vai trò dựa theo hai cơ chế sau:

  • Gia tăng khả năng sống sót của men vi sinh, lợi khuẩn khi đi qua đường ruột. Đồng thời, nó còn giúp bổ sung vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa. Từ đó, tăng cường hiệu quả chuyển hóa và trao đổi chất.
  • Kích thích chọn lọc và kích hoạt sự trao đổi chất ở một lượng vi vi sinh vật nhất định. Điều này mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như tăng cường chức năng hiệu quả của hoạt động sống.

4. Tầm quan trọng của synbiotic với sức khỏe

Là sự kết hợp giữa prebiotic và probiotic, synbiotic giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột và cải thiện sức khỏe con người. Đây còn là giải pháp tăng cường hiệu quả, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của men vi sinh trong hệ tiêu hóa. Cụ thể, nó giúp probiotic có thể sống sót qua đường ruột. Đồng thời, kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, tăng hiệu quả cấy ghép men vi sinh vào ruột kết và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Hấp thụ thực phẩm giàu synbiotics vừa giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất, vừa duy trì cấu trúc sinh học ruột. Chưa kể, các chế phẩm chứa synbiotics còn gia tăng đáng kể axit béo chuỗi ngắn, xeton, cacbon disulfua, metyl axetat,…
Nhìn chung, synbiotic giúp:

  • Ổn định, tăng cường hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các tình trạng rối loạn
  • Hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột và mắc các bệnh lý liên quan
  • Giúp ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

lợi ích của synbiotic

Xem thêm:

5. Lợi ích của synbiotic đối với sức khỏe

Cùng BCC khám phá ngay một số lợi ích quan trọng của synbiotic đối với sức khỏe.

5.1 Nâng cao chức năng tiêu hóa

Synbiotic giúp tăng cường sức khỏe đường ruột nhờ bổ sung đủ lượng prebiotic và probiotic cần thiết. Từ đó, tăng số lượng lợi khuẩn và khả năng sản sinh axit béo chuỗi ngắn như axit butyric. Cụ thể là cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tối đa tình trạng rối loạn. Chẳng hạn như tiêu chảy, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), IBD,…

5.2 Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Sức khỏe hệ tiêu hóa và chức năng miễn dịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo nghiên cứu, có đến 70-80% tế bào miễn dịch có trong hệ tiêu hóa. Synbiotic giúp tăng cường chức năng miễn dịch nhờ bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh và giảm viêm ruột. Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Phần Lan, hấp thu sữa chứa men vi sinh còn làm giảm 17% tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh về đường hô hấp. Chưa kể, probiotic còn giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ đến 50%.

5.3 Cải thiện sức khỏe tinh thần

Việc bổ sung chế độ ăn giàu synbiotic còn kích thích khả năng nhận thức và sức khỏe tinh thần. Trong đó, Lactobacillus và bifidobacterium giúp cải thiện trí nhớ và hạn chế tối đa các vấn đề về tinh thần. Chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, rối loạn phổ tự kỷ và ám ảnh cưỡng chế. Theo kết quả nghiên cứu tại Iran, uống men vi sinh trong 8 tuần có thể cải thiện tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, probiotic còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm stress, lo âu.

5.4 Giảm cân an toàn và lành mạnh

Synbiotic giúp hạn chế khả năng hấp thu chất béo, đốt cháy lượng calo tiêu thụ và hỗ trợ giảm cân. Theo như kết quả công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh Quốc, việc bổ sung probiotic như lactobacillus gasseri còn làm giảm đến 8,5% mỡ bụng chỉ sau 12 tuần.
Prebiotic có nhiều trong thực phẩm giàu chất xơ. Nó hỗ trợ giảm cân cũng như lượng mỡ thừa trong cơ thể. Chưa kể, các thực phẩm này còn giúp tăng cường cảm giác no.

5.5 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim có tỷ lệ người mắc khá cao. Trong khi đó, Synbiotic rất cần thiết với khả năng hạn chế các bệnh lý liên quan đến tim. Bổ sung hợp chất này trong 12 tuần có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường, tim mạch vành cải thiện quá trình chuyển hóa insulin và mức cholesterol HDL. HDL cholesterol giúp loại bỏ mảng bám chất béo trong máu và duy trì thông thoáng động mạch. Một số nghiên cứu còn cho thấy men vi sinh có thể làm giảm huyết áp, đảm bảo sức khỏe tim mạch.

5.6 Giảm mức độ viêm

Viêm cấp tính là phản ứng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, viêm mãn tính còn là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh mãn tính. Trong đó, nghiêm trọng phải kể đến bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Một nghiên cứu tại Đại học Turku ở Phần Lan đã chỉ ra tác dụng của men vi sinh trong điều chỉnh phản ứng miễn dịch ở người bị dị ứng sữa. Không những vậy, men vi sinh cho người mắc rối loạn trầm cảm nặng còn làm giảm protein phản ứng C (CRP). Chỉ số phản ánh tình trạng viêm trong cơ thể.

6. Vai trò của synbiotic và sức khỏe trẻ em

Synbiotic đặc biệt cần thiết trong cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với vai trò này, rất nhiều hãng sữa công thức nổi tiếng đã đưa synbiotic vào thành phần sữa cho trẻ em. Nó giúp bổ sung lợi khuẩn, ngăn chặn hại khuẩn và bảo vệ hệ vi sinh đường ruột nhạy cảm của trẻ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em được nuôi bằng sữa công thức giàu synbiotic có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm thấp. Ví dụ như nhiễm trùng tai, đường hô hấp trên, bệnh dị ứng, tiêu chảy,… Số lượng lợi khuẩn đã tăng 83% so với con số 3% ở trẻ uống sữa công thức không chứa Synbiotic. Điều này giúp cơ thể ngăn chặn tối đa bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Đồng thời, đảm bảo an toàn và sự phát triển đầu đời của trẻ.
Ngoài ra, nhóm trẻ sử dụng các chế phẩm bổ sung Synbiotic còn có số lượng lợi khuẩn Bifidobacterium tối ưu hơn. Bifidobacterium giúp kích thích sức khỏe tiêu hóa, ngăn chặn tiêu chảy cấp và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Chưa kể, nhóm trẻ này còn hạn chế 53% nguy cơ mắc bệnh về da, giảm 73% bệnh lý về dị ứng. Chẳng hạn như viêm da cơ địa và chàm sữa so với trẻ sinh mổ sử dụng sữa thông thường. Bên cạnh đó, synbiotics còn hỗ trợ giảm thiểu tần suất mắc viêm ruột hoại tử cũng như tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non.

7. Synbiotic có ở đâu?

Synbiotic đặc biệt quan trọng với sức khỏe con người. Do đó, việc bổ sung hợp chất này trong cơ thể rất cần thiết. Người tiêu dùng có thể bổ sung hàng ngày thông qua các thực phẩm, chế phẩm giàu synbiotic. Trong đó, phổ biến nhất là sữa chua. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung synbiotic cho trẻ em bằng các loại sữa công thức. Ngoài ra, nên sử dụng các món ăn ngon chứa cả probiotic và prebiotic.

men vi sinh trong sữa chua

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến Synbiotic. Nó là giải pháp hữu ích giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con người. Synbiotics được xem là dưỡng chất “vàng” cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy, ba mẹ đừng quên bổ sung synbiotics nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho trẻ. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...