TOP 15+ cách tăng đề kháng cho bé được khuyến nghị

Cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả dưới đây giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật và phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ

Hệ miễn dịch nhạy cảm của trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như vi khuẩn, virus. Vì vậy, tăng sức đề kháng cho bé là yếu tố quan trọng hàng đầu mà cha mẹ không thể bỏ qua. Từ đó, bé khỏe mạnh và dễ dàng chống lại bệnh tật. Đặc biệt là một số bệnh thường gặp như sốt, cảm cúm, bệnh về hô hấp… Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng bổ sung phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả cho bé.

1. Tại sao tăng đề kháng cho bé đặc biệt quan trọng?

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ thường xuyên bị ốm. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thay đổi bất thường. Trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Do đó, cần bổ sung hiệu quả các giải pháp gia tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, tùy từng độ đuổi, sẽ có cách tăng cường khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh: Điều quan trọng hơn cả là cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện. Đây còn là liệu pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh như tiêu chảy, viêm màng não, viêm phổi… Ngoài ra, các mẹ có thể tiếp tục kéo dài trong khoảng 2 năm và hơn thế.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Môi trường độc hại từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Chẳng hạn như trẻ hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần bảo vệ bé tránh xa khỏi khói thuốc. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn. Theo nghiên cứu, những trẻ không được ăn sữa chua có tỷ lệ mắc cảm lạnh, viêm họng… cao hơn 19% so với những bé được ăn.

2. Cách tăng đề kháng cho bé mẹ nên biết

Dưới đây là 6 phương pháp tăng sức đề kháng được chuyên gia khuyên dùng. Cùng BCC khám phá ngay.

2.1 Đảm bảo bé ngủ đủ giấc

Việc thiếu ngủ rất dễ mắc bệnh do các tế bào tiêu diệt tự nhiên bị suy giảm. Trong khi, đây chính là vũ khí của hệ thống miễn dịch. Ngủ ngon, đủ giấc giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Do đó, trẻ cần được đảm bảo giấc ngủ chất lượng để gia tăng sức đề kháng. Cụ thể:

  • Trẻ 4 – 12 tháng tuổi: 12 – 16 tiếng/ngày
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng/ngày
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng/ngày

Một số lưu ý để đảm bảo giấc ngủ chất lượng:

  • Cho bé ngủ trong bóng tối và không gian thoáng khí
  • Tập cho bé thời gian đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Cho bé ăn và bú nhiều vào buổi chiều để giấc ngủ của trẻ không bị gián đoạn bởi đói
  • Không nên để trẻ hoạt động quá nhiều, đặc biệt là không hù dọa, trêu đùa khiến bé giật mình khi ngủ
  • Khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động như vui đùa cùng bé, cho bé đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Bởi vận động thường xuyên giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

2.2 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Dưỡng chất là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Các mẹ cần lưu ý bổ sung một số thực phẩm sau:

Bổ sung nước uống đầy đủ

Uống đủ nước rất quan trọng với sự phát triển của bé. Nó giúp loại bỏ chất thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó, hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và hoạt động bơm máu đến các cơ quan hiệu quả. Đồng thời, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động của tế bào.

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng: Uống đủ sữa mẹ/sữa công thức. Sữa mẹ chứa nhiều khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường đề kháng. Do đó, các mẹ nên cho con bú trong 6 tháng đầu sau sinh. Thậm chí, có thể kéo dài đến 24 tháng.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng: 200 – 300 ml nước mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 tuổi: Trẻ 10kg uống 1l nước/ ngày. Nặng cân hơn thì uống thêm 50ml nước.
  • Trẻ từ 10 tuổi: Cần bổ sung lượng nước tương đương với người trưởng thành: 2 – 2.5l.

Nước giúp vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể. Đồng thời, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi. Do đó, bố mẹ cần duy trì thói quen uống nước mỗi ngày.

trẻ uống đủ nước

Cho bé ăn sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn thông qua quá trình lên men. Đường lactose trong sữa được chuyển hóa thành axit lactic trong đường ruột. Nhờ đó, tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactase tạm thời hoặc bẩm sinh và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Một số triệu chứng được giảm thiểu: bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…

sữa chua chứa lợi khuẩn

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Cha mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm, selen… Ngoài ra, còn có các sản phẩm chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen,… Những vitamin và khoáng chất này giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất và giúp trẻ ăn ngon miệng.

  • Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng. Nó có trong cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, khoai lang,…
  • Vitamin C giúp tăng đề kháng và phục hồi tổn thương hiệu quả nhất. Nó có vai trò quan trọng với các chức năng tế bào của cả hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Vitamin C có thể được cung cấp dễ dàng thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung. Một số thực phẩm giàu vitamin C như: các loại quả họ cam quýt, súp lơ, kiwi,… Chẳng hạn như: như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh,…
  • Kẽm, selen hỗ trợ kháng khuẩn, virus và nâng cao hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu kẽm, selen như thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng, hải sản, nấm, rau chân vịt, cacao, chocolate, hạt bí, các loại đậu,…

ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây

Một bữa ăn đa dạng thực phẩm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết. Đây là điều kiện quan trọng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ cần chứa đầy đủ 4 nhóm chất chính. Đó là: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra:

  • Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt
  • Cần chú trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất hợp lý cho bé mau khỏe.
  • Không nên kiêng khem quá mức khiến bé mất sức

Xem thêm:

2.3 Vệ sinh bàn tay sạch sẽ

Trẻ tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn mỗi ngày. Đặc biệt là hai bàn tay. Do đó, mẹ cần rèn luyện thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Từ đó, hạn chế tối đa các vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, vệ sinh đồ chơi và không gian thường xuyên để trẻ ít phải tiếp xúc với vi khuẩn.

vệ sinh bàn tay sạch sẽ cho bé

2.4 Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên giúp tăng số lượng các tế bào miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

  • Với trẻ nhỏ: Mua các đồ chơi an toàn cho trẻ. Hoặc mẹ vận động, massage cho bé.
  • Với trẻ từ 3 tuổi: Cho con chơi một số môn thể thao. Chẳng hạn như đá bóng, đi xe đạp hoặc đánh cầu lông.

mẹ và bé tập aerobic

2.5 Cho bé tiêm phòng đầy đủ, sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cả mẹ và bé cần được tiêm phòng đầy đủ trước và sau khi sinh. Giải pháp này giúp hạn chế và phòng chống hiệu quả một số bệnh. Đó là: viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, ho gà, thủy đậu, sởi… Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho con mà chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Bởi dùng bừa bãi, không đúng liều gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Trẻ không những không chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn. Nó còn khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

tiêm phòng cho bé

2.6 Hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi thực sự cần thiết

Có đến 154 triệu đơn thuốc kháng sinh được kê mỗi năm. Nó có vai trò quan trọng trong tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, có đến 30% đơn thuốc kháng sinh không thực sự cần thiết. Cần biết rằng kháng sinh không chỉ quét sạch vi khuẩn gây bệnh. Nó còn tiêu diệt cả lợi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy, mẹ hãy chỉ dùng kháng sinh cho bé khi thật sự cần thiết. Tốt nhất là nên phòng bệnh thay vì trị bệnh.

sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

2.7 Bổ sung ly giải vi khuẩn thường xuyên để tăng sức đề kháng hô hấp cho trẻ

Theo nghiên cứu, trung bình trẻ từ 3 – 5 tuổi thường mắc các bệnh lý hô hấp hoảng 4 – 6 lần/năm. Mặc dù gần đây, đã có những cải tiến đáng kể cho các biện pháp phòng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắc xin chống lại hầu hết các tác nhân gây ra các bệnh về hệ hô hấp. Do đó, bổ sung “vắc-xin đường uống” – ly giải vi khuẩn rất cần thiết để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ. Nó có nguồn gốc từ các mầm bệnh được bất hoạt gây nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng ly giải vi khuẩn giúp kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu. Đồng thời, kích thích sản sinh kháng thể. Cơ thể sẽ ghi nhớ. Từ đó, dễ dàng nhận biết và phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn nếu gặp lần sau.

ly giải vi khuẩn

2.8 Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

Ngoài bổ sung thực phẩm và các hoạt động vận động. Các bậc phụ huynh có thể chủ động bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé. Tùy từng giai đoạn và tình trạng mà có giải pháp bổ sung phù hợp. Trên thị trường, hiện có rất nhiều sản phẩm giúp tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng. Đặc biệt nên chọn các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thụ. Không để trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm.

baciplus bcc

Xem thêm:

3. Tạm kết

Trên đây là một số cách hữu hiệu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tóm lại, trẻ em có hệ miễn dịch yếu và khó chống lại bệnh từ bên ngoài và thích ứng với thay đổi thời tiết. Các mẹ cần đảm bảo bé ăn đúng cách, bao gồm rau củ và quả, quan tâm đến giấc ngủ của bé và nếu cần, có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức đề kháng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...