Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non và cách xây dựng thực đơn

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp phụ huynh lựa chọn và xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là mô hình hình tháp cung cấp thông tin về các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ và nhà trường có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng. Đồng thời, rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống đa dạng và lành mạnh. Từ đó, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Cùng BCC khám phá ngay tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non thông qua bài viết dưới đây.

1. Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là mô hình hình tháp cung cấp thông tin về các nhóm thực phẩm nên và không nên có trong khẩu phần ăn của trẻ mầm non. Cụ thể là trẻ mẫu giáo ở độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ và nhà trường có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể là lựa chọn được các loại thực phẩm và lượng tiêu thụ phù hợp. Từ đó, đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân bằng dưỡng chất cho trẻ phải triển cả thể chất lẫn tinh thần. Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Do đó, cần dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng và hình thành thói quen ăn uống khoa học cho trẻ mầm non.

một số thực phẩm cần bổ sung cho trẻ

2. Phân tích tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu mầm non bao gồm 5 nhóm chất chính. Đây là các chất dinh dưỡng bắt buộc cần đảm bảo trong khẩu phần ăn của trẻ. Cụ thể là chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất với mức độ ưu tiên giảm dần từ dưới lên. Cụ thể:

2.1 Nhóm nước

Trẻ mầm non là nhóm đối tượng cần được bổ sung nước đầy đủ. Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày, trẻ cần uống đủ 220ml, tương đương với 1,3 lít nước. Nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, lượng nước này đã bao gồm trong sữa, nước lọc, nước dừa và nước ép trái cây.

2.2 Ngũ cốc

Ngũ cốc là nhóm thực phẩm được ưu tiên tiêu thụ chỉ sau nước. Nó được xem là nguồn dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể. Cụ thể là cung cấp chất bột chính và các dưỡng chất quan trọng khác cho bé. Từ đó, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động và phát triển hàng ngày. Theo tháp dinh dưỡng, trẻ mầm non cần cung cấp 5 đến 6 đơn vị ngũ cốc mỗi ngày. Mỗi đơn vị ngũ cốc tương đương với 1 ổ bánh mì nhỏ (27g) hay nửa chén cơm (55g). Cơm, mì, bún, bánh mì… là các thực phẩm nên được ưu tiên trong nhóm này.

2.3 Rau củ quả – trái cây chín

Rau củ quả – trái cây chín là nhóm thực phẩm quan trọng xếp thứ ba trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Mỗi ngày, trẻ cần khoảng 4 đơn vị rau quả. Mỗi loại tương đương với 2 đơn vị và ứng với khoảng 80g hoa quả trái cây. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Chưa kể, còn có đa dạng loại trái cây với màu sắc với hương vị thơm ngon chinh phục trẻ ở mọi lứa tuổi.

sữa chua kết hợp rau củ quả

2.4 Chất đạm

Nhóm chất tiếp theo cần được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ mầm non mà BCC muốn giới thiệu là chất đạm. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển cả trí và lực, Có hai loại đạm là đạm động vật (thịt, cá, tôm, trứng, cua…) và đạm thực vật như các loại hạt. Trong đó, tiêu thụ đạm thực vật mang lại nhiều lợi ích quan trọng với trẻ mầm non. Mỗi ngày, trẻ nên được cung cấp khoảng 3,5 đơn vị đạm. Mỗi đơn vị tương đương với 30 – 35g thịt lợn, cá; 40 – 50g thịt gà và trứng. Dù đạm thực vật tốt hơn nhưng cần cân đối cả hai loại đạm này cho trẻ.

thực phẩm bổ sung chất đạm cho trẻ

2.5 Sữa và những chế phẩm từ sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần bổ sung cho trẻ 4 đơn vị sữa. Từ đó, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Một đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa tươi, 15g phomai hoặc 100g sữa chua.

sữa và chế phẩm từ sữa

Xem thêm:

2.6 Nhóm chất béo

Nhóm chất béo là dưỡng chất được sắp xếp gần đỉnh nên cần hạn chế tiêu thụ. Trẻ mầm non cần được bổ sung khoảng 5 đơn vị chất béo mỗi ngày. Mỗi đơn vị tương ứng với 5g dầu ăn hoặc 6g bơ. Trong đó, dầu oliu, dầu các hồi thường được ưu tiên sử dụng cho trẻ.

2.7 Đường và muối

Đường và muối là các chất nằm ở đỉnh tháp dinh dưỡng. Tức là trẻ cần bổ sung đường và muối nhưng ở mức hạn chế tối đa. Trẻ chỉ nên tiêu thụ dưới 3g muối và dưới 3 đơn vị đường mỗi ngày. Tức là ít hơn 15g đường. Trong đó, ba mẹ nên bổ sung muối iot để cung cấp lượng iot cần thiết cho cơ thể.

3. Xây dựng thực đơn khoa học dựa vào tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non

3.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Bố mẹ và nhà trường cần tuân thủ một số nguyên tắc dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo để xây dựng thực đơn khoa học và phù hợp. Điều này giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và khẩu phần ăn đủ chất cho trẻ.

  • Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ hoạt động vui chơi

Trẻ cần năng lượng để thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh cả ngày. Bởi vậy, cần cung cấp đầy đủ cho trẻ các nhóm chất thiết yếu. Đặc biệt là nước, tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Từ đó, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể, trẻ cần khoảng 1.230 đến 1.320 kcal/ ngày.

  • Đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn

Ở mỗi nhóm thực phẩm, trẻ cần cung cấp đa dạng các loại thực phẩm. Thay đổi thường xuyên các món ăn giúp trẻ vừa ăn ngon miệng, vừa hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất. Từ đó, hình thành cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn thực phẩm, lượng tiêu thụ và cách chế biến phù hợp với trẻ.

  • Thực đơn cần được xây dựng theo mùa và theo sở thích của trẻ

Để tăng cường niềm yêu thích ăn uống của trẻ, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn theo mùa và theo sở thích của trẻ. Chủ yếu là trong lựa chọn các loại trái cây và rau củ quả.

  • Chọn lọc các thực phẩm an toàn cho sức khỏe

Ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất với các nhóm thực phẩm cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối trong lựa chọn thực phẩm. Cụ thể là chọn lọc các đồ ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn và 4 không. Đó là không bị hư hỏng, không ôi thiu, không phẩm màu và không hóa chất độc hại. Bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng ngộ độc thực phẩm.

  • Một số lưu ý với trẻ bị dị ứng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm. Chẳng hạn như trứng, sữa, các loại hạt, mướp đắng, hải sản,… Bởi vậy, cần theo dõi phản ứng của trẻ khi trẻ lần đầu ăn đồ ăn mới. Sau đó, tránh sử dụng trong những lần tiếp theo.

  • Bổ sung kẽm

Ngoài cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trẻ cần bổ sung kẽm trong chế độ ăn hàng ngày. Nguồn dưỡng chất này giúp trẻ ăn ngon, đảm bảo chiều cao và cân nặng đạt chuẩn. Kẽm có vai trò quan trọng trong mọi quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Thiếu kẽm có thể khiến cơ thể mắc một số tình trạng bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt,… Ngoài kẽm, cha mẹ cần bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Chẳng hạn như lysine, crom, vitamin nhóm B,… Từ đó, giúp con ăn ngon và tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật.

dinh dưỡng cho trẻ mầm non

3.2 Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo có thể xây dựng thực đơn từng bữa ăn phù hợp cho trẻ. Theo đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bổ sung 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ mỗi ngày cho trẻ 3 – 5 tuổi. Trong đó, bữa sáng và tối chiếm đến 25%/bữa. Bữa trưa chiếm khoảng 40% năng lượng còn bữa chiều là 10%. Xét về tỷ trong nhóm chất, tinh bột chiếm 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20% và chất béo chiếm 25 – 35%.
Dưới đây là gợi ý thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non:

  • Bữa sáng: 1 bát súp
  • Bữa phụ sáng: 200ml sữa
  • Bữa trưa:: 1 chén cơm, cá kho, canh rau cải nấu thịt bằm, cam
  • Bữa phụ chiều: 100ml sữa chua
  • Bữa chiều-tối: 1 chén cơm, gà kho, canh rau ngót nấu nấu tôm, chuối
  • Bữa phụ tối: 200ml sữa

thực đơn tham khảo cho trẻ

Xem thêm:

4. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có thể tham khảo. Đây là cơ sở xây dựng thực đơn với các loại thực phẩm, lượng tiêu thụ và cách chế biến phù hợp. Khẩu phần ăn khoa học, lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Trẻ mầm non là lứa tuổi đang phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, trẻ cần được phát triển toàn diện bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...