Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu và hậu quả nghiêm trọng

Trầm cảm cười là một dạng trầm cảm đặc biệt và gây ra những tổn thương tâm lý nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Hội chứng trầm cảm cười là bệnh lý khó nhận ra do được che giấu bởi sự lạc quan, vui vẻ. Không như những biểu hiện buồn rầu, cạn kiệt năng lượng thường thấy ở bệnh trầm cảm. Thực chất trầm cảm cười chính là chứng rối loạn cảm xúc. Người bệnh sẽ che giấu cảm xúc thật bằng nụ cười, sự vui vẻ. Vậy trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân và biểu hiện như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười (Smiling Depression) là chứng trầm cảm chức năng cao. Hay còn được gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Đây là chứng rối loạn cảm xúc đặc biệt. Mọi suy nghĩ và cảm xúc thật bên trong đều bị che giấu bởi sự tích cực, vui vẻ và lạc quan. Dù bên ngoài hạnh phúc nhưng họ luôn phải đấu tranh tư tưởng và giằng xé bên trong bởi những suy nghĩ bi quan. Trầm cảm cười chưa được chứng nhận là một tình trạng rối loạn tâm thần (theo DSM-5). Tuy nhiên, nó vẫn có thể được chẩn đoán như rối loạn trầm cảm không điển hình.

trầm cảm cười là gì

2. Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Trầm cảm cười là hội chứng nguy hiểm khi hủy hoại con người dần dần, chậm rãi nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, đau đầu, cổ vai gáy, rối loạn nội tiết tố,… Người mắc trầm cảm cười thường không bộc lộ cảm xúc thật. Bởi vậy, họ thường cô độc và một mình chống chọi lại mọi thứ.
Theo thời gian, những cảm xúc tiêu cực, bi quan, mặc cảm không được giải tỏa dẫn đến ý định tự sát. Chưa kể, rất khó nhận biết cũng như bệnh nhân không chịu tiếp nhận thăm khám và điều trị. Thống kê cho thấy tỷ lệ tự tử ở người trầm cảm cười thường cao hơn người trầm cảm thường.

người bị trầm cảm cười ủ rũ mệt mỏi

3. Dấu hiệu của trầm cảm cười

Một số triệu chứng ngầm thường gặp ở trầm cảm cười phải kể đến như:

  • Buồn bã, chán nản và mệt mỏi kéo dài.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc rất thèm ăn và cân nặng tăng giảm bất thường.
  • Rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Thờ ơ với mọi thứ, mất hứng thú với những việc mình yêu thích trước đó.
  • Tuyệt vọng, tự ti, mặc cảm, chán ghét bản thân và không còn năng lượng sống.
  • Dễ cáu gắt, bị kích động, phản ứng chậm chạp.
  • Có suy nghĩ tự sát.

Người mắc chứng trầm cảm cười có thể trải qua một số hoặc tất cả các biểu hiện trên. Thường các dấu hiệu này không được thể hiện ra bên ngoài. Người mắc có thể giữ ổn định và duy trì cuộc sống với trạng thái tích cực nhất. Bởi trong mắt người khác, bạn luôn tỏ ra là người vui vẻ, lạc quan và năng động. Do đó, các triệu chứng ngầm này rất khó để nhận ra.

mất ngủ do trầm cảm cười

Xem thêm:

4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười

Nguyên nhân trầm cảm vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trên não bộ, phần lớn là serotonin. Ngoài ra, còn có một số nguyên do khác như gen, môi trường sống, yếu tố di truyền, tâm lý xã hội,… Nhiều trường hợp lại giải thích là do chính bản thân người bệnh. Họ muốn riêng tư, muốn che giấu nỗi đau hoặc sợ người khác phán xét. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ quan được tổng hợp:

  • Sợ thành gánh nặng cho người khác: Trầm cảm và cảm giác tội lỗi khiến người mắc trầm cảm cười không muốn trở thành gánh nặng. Thay vào đó, họ tự đấu tranh trong chính bản thân.
  • Xấu hổ, mặc cảm (sợ mình yếu đuối): Một số người cho rằng đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc sợ người khác lấy đó làm điểm yếu chống lại mình.
  • Phủ nhận sự thật: Theo kết quả nghiên cứu, có đến 50% người mắc trầm cảm không chấp nhận việc họ buồn. Họ tin và cho phép bản thân không coi đó là trầm cảm.
  • Chủ nghĩa hoàn hảo (cầu toàn): Những người muốn mọi thứ luôn tốt đẹp, hoàn hảo thường không muốn bất kỳ một vấn đề nào xảy ra với bản thân và cuộc sống.
  • Hạnh phúc phi thực tế: Trên mạng xã hội, nhiều người luôn bày tỏ rằng cuộc sống của họ rất hạnh phúc và viên mãn. Tuy nhiên, điều này lại khiến khái niệm hạnh phúc bị lệch lạc. Do đó, họ luôn che giấu nỗi đau, phô bày niềm vui và coi đó là hạnh phúc.

5. Người có nguy cơ bị trầm cảm cười

Trầm cảm cười có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cười cao đã được BCC tổng hợp:

  • Sự kiện lớn hoặc sự mất mát lớn xảy ra: Rối loạn cảm xúc, điển hình là trầm cảm cười có thể xảy ra khi trải qua cú sốc lớn. Chẳng hạn như mất đi người thân, người thương, mất việc, nợ nần chồng chất, mối quan hệ tan vỡ,…
  • Sự phán xét: Gia đình hay mọi người xung quanh luôn mong muốn chúng ta được vui vẻ, lạc quan và tích cực. Do đó, tình trạng này vô hình chung có thể gây áp lực. Thậm chí là gắn mác “yếu đuối”. Chẳng hạn như người đàn ông khóc. Do đó, phái nam ít tìm kiếm sự giúp đỡ như phái nữ.
  • Người bị rối loạn lưỡng cực: Những người mắc trầm cảm cười cần phải tầm soát rối loạn lưỡng cực. Bởi đây có thể là một giai đoạn trầm cảm mà cả nhiều bác sĩ và bệnh nhân đều không để ý tới.

6. Các phương pháp điều trị và chữa trầm cảm cười

Tương tự các hội chứng trầm cảm khác, có thể kết hợp sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu kết hợp cùng lối sống lành mạnh để điều trị và chữa trầm cảm cười.

  • Tâm lý trị liệu: Nếu nghi ngờ bản thân, người thân mắc trầm cảm cười, cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ điều trị. Ở mức độ nhẹ, người bệnh cần tiếp nhận tâm lý trị liệu để cải thiện sức khỏe tâm thần.
  • Sử dụng thuốc: Trường hợp mắc trầm cảm trung bình hoặc nặng, việc sử dụng thuốc quan trọng hàng đầu. Bạn cần được tiếp nhận phác đồ cụ thể từ bác sĩ. Đồng thời, không tự ý và lạm dụng thuốc an thần hoặc gây ngủ.
  • Lối sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh là “liệu pháp” hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bao gồm: ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, rèn luyện thường xuyên,… Cơ thể khỏe mạnh đảm bảo tâm trí lành mạnh và cân bằng.

tâm lý trị liệu cho bệnh nhân mắc trầm cảm cười

7. Liệu pháp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần

7.1 Ngồi thiền

Thiền là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm cười an toàn và hiệu quả. Nó giúp tăng cường sự tập trung, điều hòa nhịp thở và loại bỏ các cảm xúc tiêu cực. Việc chú ý cao độ, điều chỉnh hơi thở giúp đạt trạng thái tĩnh tâm nhất. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Việc thiền định thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm tái phát ở bệnh nhân có tiền sử mắc trầm cảm.

thiền định

7.2 Yoga

Yoga được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp giảm suy nhược thần kinh và cải thiện tình trạng trầm cảm cười. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường lưu lượng máu lên não. Đồng thời, tiết hormone serotonin giúp an thần hiệu quả. Thực hiện các bài tập yoga và kéo giãn cơ đơn giản trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày giúp cơ thể thư giãn và tịnh tâm. Luyện tập thường xuyên còn hỗ trợ giải tỏa áp lực và căng thẳng hiệu quả.

7.3 Hoạt động thể chất

Hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh endorphin. Một loại hormone mang lại hạnh phúc cho não bộ. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao sức khỏe vượt trội và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười nên vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày để có sức khỏe tốt và tâm trạng thoải mái.

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Trầm cảm cười”. Đây là một dạng trầm cảm đặc biệt. Người bệnh thường che giấu cảm xúc thật của mình, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết và hỗ trợ kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...