Trầm cảm là gì? Các giai đoạn tiến triển bệnh trầm cảm cần lưu ý

Trầm cảm là gì? Đây là chứng bệnh nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe tâm thần và nhận được sự quan tâm lớn hiện nay

Trầm cảm là bệnh lý phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ ai. Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở giữa tuổi vị thành niên khoảng 20 đến 30 tuổi. Tính trạng trầm cảm kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vậy trầm cảm là gì? Biểu hiện và dấu hiệu bệnh ra sao? Cùng giải đáp chi tiết mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

1. Trầm cảm là dạng bệnh lý gì?

Trầm cảm là bệnh lý thuộc về cảm xúc, sức khỏe tinh thần, cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nó được hình thành và biểu hiện từ quá trình ức chế hoạt động tâm thần. Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến như: Khí sắc trầm hơn, cơ thể mệt mỏi, lười vận động, không quan tâm hay thích thú thứ gì khác,… Chúng thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Chứ không đơn giản là những cảm xúc tiêu cực thoáng qua.
Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn có các biểu hiện khác. Ví dụ như: mất tập trung, thiếu sự tự tin và lòng tự trọng, luôn bi quan, cảm thấy tội lỗi, chán ăn, mất ngủ, có suy nghĩ muốn làm hại bản thân,… Nguyên nhân điển hình gây nên trầm cảm là do nội sinh, tâm sinh hoặc thực tổn. Bệnh lý ảnh hưởng đến mọi khóa của cạnh của cuộc sống. Từ sinh hoạt thường ngày, học tập, làm việc,… đến các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có khoảng 280 triệu người trên toàn cầu mắc phải bệnh lý này. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn. Đặc biệt dễ xảy ra ở thời kỳ mang thai và sau sinh, gọi là trầm cảm sau sinh.

trầm cảm

2. Những dấu hiệu trầm cảm

Bệnh trầm cảm được xếp ở mục F.32 gồm một số triệu chứng sau:

2.1 3 triệu chứng đặc trưng

  • Mặt buồn, ánh mắt lơ đãng, hoạt động chậm chạp
  • Ít hoặc không còn quan tâm đến mọi thứ xung quanh
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, tự ti, không có năng lượng

2.2 7 triệu chứng phổ biến

  • Giảm tập trung và chú ý
  • Tự ti và giảm lòng tự trọng
  • Luôn thấy tội lỗi và thấy mình không xứng đáng với bất cứ điều gì tốt đẹp
  • Lo lắng, suy nghĩ bi quan về cuộc sống
  • Có ý muốn làm hại bản thân hay tự sát
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Rối loạn giấc ngủ

biểu hiện trầm cảm

2.3 Triệu chứng cơ thể

  • Không còn hứng thú với hoạt động thú vị, sở thích cũ
  • Thiếu phản ứng cảm xúc với các hoạt động vui nhộn thường ngày
  • Thức dậy vào buổi sáng sớm hơn 2 tiếng
  • Mức độ trầm cảm tồi tệ hơn vào buổi sáng
  • Biểu hiện rõ bên ngoài sự trì trệ hoặc kích động, hưng phấn quá mức
  • Chán ăn, sụt cân (lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể).
  • Giảm ham muốn

3. Trầm cảm có mấy giai đoạn?

Bệnh trầm cảm tiến triển qua mấy giai đoạn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chúng được chia dựa theo triệu chứng, tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng. Một vài những căn bệnh trầm cảm có thể khiến cho mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này tăng lên đáng kể.

3.1 Giai đoạn 1 (Trầm cảm nhẹ)

Ở giai đoạn này, người bệnh thường buồn tạm thời và diễn ra trong nhiều ngày. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số triệu chứng khác của trầm cảm nhẹ phải kể đến như:

  • Khó chịu, dễ bực tức, tức giận
  • Khó thở, dễ bị hồi hộp
  • Thường xuyên cảm thấy tự ti, có lỗi và tuyệt vọng
  • Không còn hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đó
  • Mất tập trung, thiếu động lực
  • Không thích tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Mệt mỏi, đau nhức người, mất ngủ, có xu hướng ngủ ngày
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Cân nặng thay đổi thất thường

Nhìn chung, các dấu hiệu ở giai đoạn này vẫn ở mức độ nhẹ và ít được chú ý dẫn đến bệnh trở nặng. Thường chỉ có khoảng ⅔ và 2/7 triệu chứng xuất hiện trong tối thiểu 2 tuần. Nếu được phát hiện sớm, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát ổn định mà không cần đến sự can thiệp của thuốc. Người bệnh có thể điều chỉnh lối sống, sử dụng sản phẩm hỗ trợ, điều trị tâm lý,…

3.2 Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển từ giai đoạn 1. Các dấu hiệu tương tự giai đoạn 1 nhưng mức độ năng hơn. Ngoài ra, giai đoạn này còn có một số biểu hiện sau:

  • Dễ bị tự ti, nhạy cảm và tổn thương lòng tự trọng
  • Cảm thấy bản thân không có giá trị
  • Mất tập trung, hiệu quả công việc giảm sút
  • Thường xuyên lo lắng thái quá

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu trở nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Khi đó, bệnh trầm cảm dễ phát hiện hơn. Sau khi xác định được mức độ, cần tuân thủ biện pháp điều trị tâm lý cùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

3.3 Giai đoạn nặng không loạn thần

Trầm cảm giai đoạn nặng có thể kèm theo triệu chứng loạn thần. Các triệu chứng biểu hiện rõ rệt, khá nghiêm trọng và cần được chú ý. Đây là giai đoạn biểu hiện rõ bên ngoài mà người khác có thể nhìn thấy:

  • Thường xuyên ủ rũ, buồn bã thời gian dài
  • Dịch bị kích động, phản ứng chậm chạp
  • Thiếu tự tin, luôn đổ lỗi cho bản thân và thấy mình vô dụng

Có xu hướng tự làm tổn thương mình hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Xuất hiện 3/3 triệu chứng đặc trưng và 4/7 triệu chứng phổ biến trong ít nhất 2 tuần. Cuộc sống bị đảo lộn và ảnh hưởng nặng đề.

3.4 Giai đoạn trầm cảm nặng kèm loạn thần là gì?

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện hoang tưởng, ảo giác. Chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ trong tiềm thức. Thậm chí, một số người còn tưởng tượng tai họa sắp ập đến. Khi đó, người bệnh cần sự can thiệp của y tế và điều trị ngay lập tức. Những người bị loạn thần hoặc tự làm tổn thương bản thân mình cần được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ kịp thời. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc cùng phương pháp trị liệu tâm lý. Từ đó, giúp bệnh nhân thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và nguy hiểm.

3.5 Một số dạng trầm cảm khác

Ngoài các giai đoạn trên, còn có khoảng thời gian trầm cảm ẩn. Khi đó, các biểu hiện thường không rõ ràng và khó phát hiện.
Người bệnh được điều trị trầm cảm còn được đưa vào giai đoạn lui bệnh gồm lui hoàn toàn và lui một phần:

  • Lui hoàn toàn: Không còn bất cứ biểu hiện nào của bệnh.
  • Lui một phần: Vẫn còn biểu hiện nhẹ của bệnh nhưng không đủ để liệt vào bệnh trầm cảm (dưới 4 biểu hiện).

4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm do nhiều tác nhân gây nên. Có thể do những nguyên nhân riêng lẻ hoặc kết hợp của nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân đã được BCC tổng hợp:

  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường nếu gia đình đã có người mắc phải.
  • Các chất hóa học trong não: Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng do giảm sút 2 hormone hạnh phúc là noradrenalin và serotonin. Việc tương tác bất thường của 2 hormone này với các thành phần khác của não cũng gây nên trầm cảm.
  • Stress: Những chấn thương, tổn thương và căng thẳng trong giai đoạn thơ ấu có tác động lớn đến khả năng trầm cảm.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh: Một số bệnh là nguyên nhân gây ra trầm cảm như u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ,…
  • Mất ngủ thường xuyên: Rối loạn giấc ngủ thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm.

trầm cảm nguy hiểm

Xem thêm:

5. Đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trong đó, phần đông người mắc thường ở tuổi vị thành niên đến trung niên. Ước tính, có khoảng 3,8% dân số trên toàn thế giới mắc trầm cảm với hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Một số đối tượng dễ mắc trầm cảm phải kể đến như:

  • Thanh thiếu niên: Do những biến đổi về tâm sinh lý trong tuổi dậy thì cũng như áp lực học tập, thi cử kéo dài. Trẻ rất dễ mắc nếu không được quan tâm và hỗ trợ kịp thời.
  • Người gặp sang chấn tâm lý do những cú dốc hoặc biến cố đột ngột, nghiêm trọng.
  • Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ ở giai đoạn này thường dễ bị tổn thương do thay đổi về hormone, cơ thể, lối sống,… Từ đó, làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Bệnh nhân: Người đang điều trị bệnh lý, đặc biệt là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn như ung thư, tai nạn, tai biến, cắt bỏ các bộ phận,… Hoặc một số bệnh khó nói như lậu, giang mai,…
  • Người bị căng thẳng, áp lực kéo dài cũng có nguy cơ cao mắc trầm cảm.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng dễ mắc bệnh do hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

nguyên do trầm cảm ở thiếu niên trầm cảm sau sinh

6. Biến chứng của bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể gây nên những rối loạn nghiêm trọng, cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Thậm chí, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Thừa cân, béo phì.
  • Đau ốm triền miên, mệt mỏi, mất ngủ, thiếu năng lượng dễ gây nên các bệnh truyền nhiễm hoặc nặng hơn các bệnh lý đang có.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu hoặc ma túy.
  • Lo lắng, hoảng sợ và có thể mắc chứng rối loạn ám ảnh xã hội.
  • Tự cách ly bản thân khỏi xã hội.
  • Tự làm tổn thương bản thân, có ý định tự tử và tìm mọi cách để tự tử.

không muốn giao tiếp do trầm cảm

7. Khi nào cần gặp bác sĩ?

7.1 Các dấu hiệu cho thấy cần đến gặp bác sĩ

Nếu gặp các trường hợp sau, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm như buồn bã kéo dài, không còn hứng thú với cái gì và thường xuyên nghĩ đến cái chết.
  • Các triệu chứng tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xung quanh.
  • Điều trị trầm cảm không hiệu quả hoặc gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc.

7.2 Nơi khám chữa bệnh trầm cảm

Nếu gặp các vấn đề trên, cần đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa Tâm lý, Tâm thần. Hoặc các bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám và điều trị kịp thời.

8. Cách chẩn đoán bệnh

Một số biểu hiện ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Do đó, cần có các phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh, các triệu chứng đang gặp phải. Hoặc tìm hiểu về các yếu tố gây căng thẳng cũng như biến cố tâm lý mà bệnh nhân có thể đã trải qua.
  • Xét nghiệm y khoa: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý có thể gây ra biểu hiện tương tự trầm cảm.
  • Đánh giá mức độ: Sử dụng các tiêu chuẩn như ICD-10, DSM-V để chẩn đoán và đánh giá mức độ trầm cảm.

trầm cảm đến gặp bác sĩ trị liệu

9. Cách điều trị trầm cảm

9.1 Sử dụng thuốc

  • Thuốc chống trầm cảm được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động, tác động đến chất dẫn truyền thần kinh như Dopamine và Serotonin trong não giúp thay đổi cảm xúc. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều thuốc, cách dùng và liên hệ ngay nếu gặp tác dụng phụ.

9.2 Tâm lý trị liệu điều trị trầm cảm là gì?

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao khi kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Các nhà tâm lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ các vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải thông qua giao tiếp. Cụ thể là tìm ra gốc rễ và hướng bệnh nhân bình tĩnh vượt qua.

9.3 Điều trị nội trú

Những bệnh nhân trầm cảm nặng thường được chỉ định điều trị nội trú. Bởi họ không thể tự chăm sóc bản thân và có xu hướng làm hại bản thân và những người khác. Điều trị tâm thần tại bệnh viện với phác đồ điều trị tận tâm giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

9.4 Các lựa chọn điều trị khác

  • Liệu pháp sốc điện (ECT): Dòng điện tác động đến chất dẫn truyền thần kinh. Nó được dùng cho các trường hợp mà liệu pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Hoặc không thể dùng thuốc cũng như nguy cơ tử vong cao.
  • Kích thích từ xuyên sọ (TMS): TMS sử dụng xung từ trường ngắn kích thích tế bào thần kinh. Cách sử dụng này được dùng cho người không đáp ứng thuốc chống trầm cảm.

10. Biện pháp phòng ngừa

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Dưới đây là một số cách giúp phòng chống và cải thiện trầm cảm hiệu quả.

  • Kiểm soát căng thẳng, cân bằng cảm xúc và trao đổi với bác sĩ tâm lý để tìm hướng giải quyết
  • Thực hiện các bài tập tốt cho tinh thần như thiền, yoga,… và nuôi dưỡng lòng biết ơn, tình yêu thương
  • Chia sẻ với bạn bè và gia đình về những vấn đề đang gặp phải
  • Quan tâm tới sức khỏe tinh thần và tiếp nhận điều trị kịp thời nếu có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh
  • Cân nhắc điều trị lâu dài
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ dù đã thuyên giảm để phòng ngừa trường hợp xấu nhất
  • Cần xây dựng lối sống tinh thần lạc quan, ăn uống đủ chất và tập luyện thể dục thường xuyên.

chia sẻ với người thân

Xem thêm:

11. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Trầm cảm là gì?”. Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là một căn bệnh cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc hiểu rõ về trầm cảm là bước đầu tiên để chúng ta có thể nhận biết những dấu hiệu của bệnh ở bản thân và người thân, từ đó tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia và những người thân yêu, người bệnh hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này và trở lại cuộc sống bình thường. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...