Tự kỷ ám thị là một dạng rối loạn tâm thần liên quan đến nhận thức, niềm tin và có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống
Tự kỷ ám thị xảy ra do tưởng tượng vượt qua khả năng tự nhận thức và ép bản thân mình tin vào những điều viển vông do chính mình tạo ra. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng, nó có thể phát huy tối đa các điểm mạnh. Vậy tự kỷ ám thị là gì? Nguyên nhân xảy ra, dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của BCC.
Nội dung
- 1. Tự kỷ ám thị là gì?
- 2. Tự kỷ ám thị có phải là bệnh không?
- 3. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố rủi ro
- 4. Dấu hiệu chứng tự kỷ ám thị
- 5. Tác động của tự kỷ ám thị đến con người
- 6. Chứng tự ám thị có nguy hiểm không? Biến chứng và khi nào cần gặp bác sĩ?
- 7. Phương pháp tự kỷ ám thị tích cực
- 8. Điều trị và phòng ngừa tự kỷ ám thị
- 9. Tạm kết
1. Tự kỷ ám thị là gì?
Tự kỷ ám thị (Autosuggestion) thuộc dạng rối loạn tâm thần nhưng không hoàn toàn có hại. Không ít người trên thế giới mắc hội chứng này nhưng đều có năng lực đặc biệt và trở thành thiên tài. Chẳng hạn như Isaac Newton, Albert Einstein,… Dạng tự kỷ này xuất phát từ sự tương tác giữa suy nghĩ và niềm tin, lâu dần trở thành niềm tin bền chặt. Nếu biết vận dụng, điều khiển được nó, người mắc có thể xây dựng và duy trì các niềm tin tốt. Từ đó, sống một cách tích cực và ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có không ít người gặp phải bất tiện, khó khăn trong cuộc sống. Do niềm tin sai lệch chi phối sở thích, cảm xúc và hành vi.
Khi mắc hội chứng này, dấu hiệu điển hình là người mắc luôn tự huyễn hoặc, tự điều chỉnh, thuyết phục bản thân tin vào những điều không có thực. Và chúng lại do chính mình tạo ra. Chưa kể, họ còn biểu hiện bằng hành động, cụ thể bị chi phối theo niềm tin đó. Bởi vậy, nó còn có tên là tự tâm niệm hoặc tự thôi miên.
2. Tự kỷ ám thị có phải là bệnh không?
Tự kỷ ám thị không phải là bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng nó như phương pháp hỗ trợ chữa trị một số vấn đề tâm lý. Hoặc tạo động lực cho cuộc sống, nâng cao tình thần và ý chí.
3. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố rủi ro
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số nguyên nhân gây ra đa số ca mắc sau:
3.1 Nguyên nhân thực thể
Những người có lối sống thu mình, khép kín và hay suy nghĩ có thể mắc phải tình trạng này. Bởi lối sống trên khiến họ phải tự điều khiển nhận thức, suy nghĩ của bản thân. Lâu dần gây ra rối loạn. Ngoài ra, một số trường hợp não tổn thương tác động xấu đến các nơ ron thần kinh. Càng kéo dài, tổn thương càng nghiêm trọng khiến suy nghĩ trở nên lệch lạc.
3.2 Nguyên nhân tâm thần
Theo các chuyên gia, khi ta luôn tự nhủ và thuyết phục bản thân tin vào điều gì đó. Lâu dần, chúng sẽ trở thành điều đúng đắn, thành chân lý. Đặc biệt, khi tự lừa dối bản thân bằng các suy nghĩ lệch lạc và thuyết phục bản thân tin vào điều đó. Thậm chí, gạt bỏ hết mọi lập luận hoặc bằng chứng thuyết phục từ bên ngoài. Lâu dần, những sai lầm đó trở thành sự thật hiển nhiên. Tức là nó sẽ thống nhất với cảm xúc và chi phối mọi hoạt động và trạng thái.
3.3 Một số nguyên nhân khác
- Sai lầm và các suy nghĩ tiêu cực tác động đến phần não bị tổn thương. Các nơ ron thần kinh hình thành nên vùng ức chế tạo thành suy nghĩ sai lệch. Lâu dần nó phát triển thành các ức chế kiên cố, bền vững. Các tế bào thần kinh bị tổn thương sẽ tạm ngưng hoặc ngừng hoạt động.
- Các yếu tố từ di truyền (gen).
- Bất thường về các chất thần kinh trong não.
- Hàm lượng testosterone quá lớn kích thích người phát dục sớm. Khi đó, bộ phát triển như người trưởng thành dù tuổi đời khá nhỏ, có thể làm vô hiệu một số vùng não, nhất là thùy trán. Điều này khiến người bệnh hạn chế về khả năng giao tiếp và có suy nghĩ lệch lạc.
Xem thêm:
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Thông tin chi tiết cần biết
- Tâm thần phân liệt: Khái niệm, triệu chứng và cách điều trị
4. Dấu hiệu chứng tự kỷ ám thị
Mỗi người lại có các triệu chứng biểu hiện bệnh tự kỷ ám thị khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn là các triệu chứng tự kỷ đi kèm với sự tự thôi miên và ám thị bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình đã được BCC tổng hợp:
- Lo lắng, bất an, suy nghĩ thái quá dù là việc rất nhỏ, không cần thiết. Thậm chí không có thật. Sau đó, đâm ra thất vọng, trằn trọc và mất thời gian.
- Lo lắng thái quá, suy nghĩ bất thường với thứ không có thật.
- Tự cô lập, sống khép kín và hạn chế tiếp xúc với người khác, ngay cả người thân trong gia đình.
- Hạn chế về khả năng tập trung và chú ý.
- Khó tiếp thu nhiều vấn đề cùng một lúc.
- Không còn kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của bản thân. Lúc nào cũng hoang tưởng, ảo giác và tin tưởng tuyệt đối vào điều không có thật.
- Có năng khiếu và tài giỏi trong một lĩnh vực nào đó như ca hát, hội họa, toán học,…
- Không thể làm chủ suy nghĩ của chính bản thân mình.
- Ít khi bộc lộ cảm xúc và thể hiện cá tính riêng.
- Chỉ chăm chú vào những gì bản thân thấy cần thiết. Còn những thứ khác đều vô bổ, tầm thường.
5. Tác động của tự kỷ ám thị đến con người
Tùy từng trường hợp mà tự kỷ ám thị có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến con người.
5.1 Ảnh hưởng tích cực
Với khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi, trong một số trường hợp, người bệnh có thể phát huy các thế mạnh, tài năng đặc biệt của bản thân. Đồng thời, giúp họ trở nên tích cực, có động lực để bản thân bứt phá mọi giới hạn. Chưa kể, người bệnh có thể tự ngăn ngừa sự căng thẳng hay bùng phát cảm xúc bất ngờ. Từ đó, có thể cân bằng cảm xúc, vượt qua stress và phòng ngừa đột quỵ.
5.2 Ảnh hưởng tiêu cực
- Do sự huyễn hoặc trong nhận thức, suy nghĩ, không ít người đã tin tưởng mãnh liệt vào các điều tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Tự kỷ ám thị kéo dài cùng trầm cảm làm tăng mức độ nguy hiểm. Chẳng hạn như người mắc thấy chán nản, không muốn sống nữa và cố gắng tự sát.
- Có người còn hoang tưởng xung quanh toàn kẻ thủ, các mối đe dọa. Từ đó, sản sinh ra các suy nghĩ rùng rợn, bệnh hoạn và đe dọa đến an toàn của mọi người xung quanh.
6. Chứng tự ám thị có nguy hiểm không? Biến chứng và khi nào cần gặp bác sĩ?
Hội chứng tự kỷ ám thị hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, nếu không làm chủ được bản thân, nó có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn như luôn có xu hướng suy nghĩ bi quan, tiêu cực và nhận thấy các điều tồi tệ đang đến. Hoặc tự nhận thấy bản thân mắc một chứng bệnh nào đó và muốn chữa nhưng không có thực. Bạn tin điều đó là thật và dần đánh mất bản thân. Bạn không còn niềm vui, buông xuôi và muốn phá bỏ mọi thứ.
Trong trường hợp người bệnh cảm thấy không kiểm soát được bản thân, cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Các chuyên gia sẽ xác định mức độ, suy nghĩ nào là tích cực hoặc tiêu cực. Sau đó, người bệnh cần khám định kỳ và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
7. Phương pháp tự kỷ ám thị tích cực
Hội chứng tự kỷ ám thị có thể mang lại nhiều lợi ích nếu biết tận dụng và phát huy. Tuy nhiên, nếu cuống cuồng lao vào ảo tưởng thì có thể dẫn đến các hành động quá đà. Từ đó, ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Có một số người muốn tìm cách chống lại nó. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên “sống chung” với nó bằng các phương pháp sau:
7.1 Diễn tập tinh thần
- Người bị tự kỷ ám thị thường tin tưởng mãnh liệt vào điều gì đó do bản thân suy nghĩ ra. Để khắc phục, bạn cần tập diễn biến tinh thần. Qua đó, có thể nhận thức và điều chỉnh bản thân. Đồng thời, phòng bị và sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Khi liên tưởng, bộ não tự khắc phân chia thực tại và hư vô. Do đó, tưởng tượng có thể tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động. Vì vậy, khi được diễn tập tinh thần kỹ lưỡng, bạn có thể đối phó với thách thức ở thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện sự tự tin của bản thân.
7.2 Lập ra kế hoạch cho bản thân
- Nếu cảm thấy mơ hồ, điều cần thiết là lập kế hoạch cho bản thân. Đầu tiên là suy nghĩ về ước mơ, mong muốn và dự định thực hiện. Sau đó, lập mục tiêu và kết quả muốn đạt được.
- Dành thời gian để xem xét về khó khăn, thách thức có thể gặp phải. Khi xác định được cụ thể điều cần làm, bạn có thể dễ dàng tìm được hướng đi phù hợp và động viên bản thân.
8. Điều trị và phòng ngừa tự kỷ ám thị
8.1 Điều trị ám thị tự kỷ
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là mang lại hiệu quả cho người bệnh. Thường người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng kết hợp cả sử dụng thuốc và can thiệp tâm lý. Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp điều trị sau:
- Ứng dụng các liệu pháp cá nhân hóa, tập thể hóa dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhà tâm lý học, chuyên gia tâm lý,…
- Sự quan tâm, chăm sóc và đồng hành của người thân. Đây được coi là liệu pháp hữu hiệu nhất.
- Tham gia vào các nhóm, diễn đàn để cùng trò chuyện, trao đổi và chia sẻ với những người mắc hội chứng tự kỷ ám thị.
8.2 Phòng ngừa tự kỷ ám thị
Tự kỷ ám thị là cầu nối giữa tư duy và tiềm thức biến thành các hành động. Nó có thể mang lại tác động tích cực. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn hoang tưởng, tiêu cực và nghi ngờ bản thân. Chúng ta thường dễ so sánh bản thân với người khác. Và khi không may phạm phải sai lầm, bạn chùn bước, mất tự tin, lo lắng nhiều và dẫn đến tự kỷ ám thị.
Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, bản thân cần ý thức rằng, có đến 90% não bộ chưa sử dụng đến. Nhằm ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng này, bạn nên thường xuyên ghi lại các dấu hiệu. Đồng thời, tự thừa nhận, đánh giá trung thực về bản thân mình và loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái.
Xem thêm:
- Tự kỷ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hội chứng
- Rối loạn phổ tự kỷ: Dấu hiệu, nguyên nhân và liệu pháp can thiệp
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về tự kỷ ám thị. Tự kỷ ám thị là trạng thái tâm lý mà ai cũng có thể gặp phải. Để biến nó thành một động lực tích cực, chúng ta cần hiểu rõ bản chất và cách thức hoạt động của nó. Nếu nhận thấy bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu bất thường, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.