Tự kỷ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hội chứng

Tự kỷ là gì? Hội chứng bao gồm các rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp và các mối quan hệ xung quanh

Tự kỷ (Autism) là tình trạng rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Điều này gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày và các mối quan hệ khác. Vậy hội chứng tự kỷ (Autism) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức điều trị ra sao. Cùng khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây của BCC.

1. Tự kỷ (Autism) là gì?

Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự giao tiếp và tương tác xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn. Triệu chứng đã bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Tự kỷ được chia làm 2 dạng:

  • Tự kỷ bẩm sinh: Đây là dạng tự kỷ phát triển từ khi bé mới sinh đến 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng là trẻ chậm phát triển.
  • Tự kỷ không điển hình: Trẻ phát triển bình thường từ giai đoạn 12-30 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ không phát triển sau đó và mất hết những khả năng đã học được.

Tự kỷ không phải là bệnh. Chỉ là bộ não hoạt động khác với những người xung quanh và mặc định từ lúc sinh ra. Do không phải bệnh nên không có phương pháp điều trị. Thay vào đó, người mắc cần được hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần.

trẻ tự kỷ tự thu mình lại

2. Các mức độ tự kỷ

2.1 Hội chứng Asperger

Hội chứng Asperger là rối loạn phát triển thần kinh, tâm lý, hạn chế khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Trẻ khá thông minh, có thể vượt cả người khác và khả năng ngôn ngữ hoàn toàn bình thường.
Trẻ mắc hội chứng Asperger thưởng có biểu hiện từ nhỏ. Trẻ tuyệt đối không nhìn vào người đang nói chuyện cũng như hạn chế trong giao tiếp bằng ánh mắt. Trẻ còn cảm thấy lúng túng, không biết phản ứng hay nói gì khi giao tiếp với người khác. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp.

2.2 Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là các rối loạn liên quan đến nhận thức, ngôn ngữ và hành vi. Hội chứng này phát triển hệ thần kinh ở não do gen bất thường làm thay đổi cấu trúc sinh hóa thần kinh không bình thường, thùy trán, tiểu não, thùy thái dương,… Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên, nguyên nhân do gen di truyền chiếm 25%.

2.3 Rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS)

PDD-NOS là tình trạng rối loạn phát triển thần kinh khiến não suy yếu. PDD-NOS được coi như một loại tự kỷ không điển hình. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ sẽ mắc rối loạn phát triển lan tỏa. Và cứ 1000 người trưởng thành trên toàn thế giới thì có 6 người mắc hội chứng này. Hội chứng này cần được điều trị bằng vật lý trị liệu lẫn tinh thần.

3. Triệu chứng tự kỷ (Autism) phổ biến

3.1 Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em là gì?

Trẻ mắc hội chứng này thường có một số biểu hiện dưới đây:

  • Về mặt cảm xúc: Trẻ không biết giao tiếp, không nhìn người đang nói chuyện và ít bộc lộ cảm xúc. Đồng thời, khó phân biệt người lạ và người quen. Khi đi học, trẻ thu mình lại và ít giao tiếp với người khác.
  • Về hành vi: Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có các hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại với ý thích thu hẹp. Trẻ thích chơi một món đồ nhất định, thích thú với những âm thanh do mình tự tạo ra mà không quan tâm đến người khác. Thậm chí, có trẻ còn tự làm bị thương mình hoặc gây gổ với người khác. Ngoài ra, trẻ còn tránh các tương tác tiếp xúc cơ thể.
  • Về ngôn ngữ: Trẻ chậm biết nói, câu nói đơn điệu hoặc không mang ý nghĩa nào. Đôi khi, trẻ còn tự lẩm bẩm một mình. Đồng thời, ít phản xạ với lời nói của người khác. Giọng nói lớ lớ, nói nhanh, nói to và không diễn cảm. Các từ ngữ khó hiểu và thường xuyên lặp lại.

dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ

Xem thêm:

3.2 Triệu chứng tự kỷ ở người lớn

  • Hạn chế khả năng giao tiếp, tư thế không thoải mái hoặc nói lời vô nghĩa
  • Luôn cho mình là đúng và không cảm thông với người khác
  • Ít quan tâm, chia sẻ với người khác và khó có mối quan hệ thân thiết
  • Chậm tiếp thu, làm việc kém hiệu quả
  • Khó bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện
  • Hành động rập khuôn, lặp đi lặp lại
  • Ngớ người với các câu nói ẩn ý

Theo thời gian, sở thích và hành vi của trẻ tự kỷ có thể thay đổi. Có trẻ thu mình lại, có trẻ lại trở nên tăng động.

4. Nguyên nhân tự kỷ và yếu tố rủi ro

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân tự kỷ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân điển hình mà BCC đã tổng hợp được như sau:

  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân do gen di truyền và có người thân mắc chiếm đến 20% tổng số các trường hợp mắc. Các gen bị đột biến ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt là thần kinh não gây tổn thương não bộ.
  • Trong quá trình mang thai: Trẻ dễ bị tự kỷ nếu trong quá trình mang thai, người mẹ thường xuyên bị căng thẳng hoặc tiếp xúc với chất kích thích. Nếu mẹ bị đái tháo đường, cúm, sởi, sử dụng sai thuốc, viêm nhiễm trùng, bệnh tuyến giáp thì nguy cơ trẻ mắc tự kỷ cao.
  • Các yếu tố khác: Môi trường (ô nhiễm, hóa chất), gia đình (bạo lực, ít quan tâm,…), bệnh liên quan (Hội chứng X dễ gãy, động kinh, cấu trúc não bất thường),…

Ngoài ra, các yếu tố rủi ro dẫn đến hội chứng tự kỷ bao gồm:

  • Cha mẹ sinh con sau 35 tuổi.
  • Chuyển dạ sớm, sinh non và thiếu cân.
  • Gặp biến chứng khi sinh.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

5.1 Với trẻ em

  • Vô cảm, không biểu lộ hoặc đáp lại cảm xúc.
  • Không bắt chước âm thanh, nét mặt của người lớn.
  • 4 tháng tuổi nhưng chưa có cử chỉ.
  • 16 tháng tuổi nhưng chưa nói được.
  • 24 tháng nhưng không nói được cụm từ có 2 từ.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở mọi lứa tuổi.

trẻ tự kỷ không bộc lộ cảm xúc

5.2 Với người lớn

  • Thu mình một góc, chỉ tập trung một thứ và không quan tâm các thứ khác.
  • Các hành vi luôn rập khuôn, máy móc, đơn điệu và thiếu linh hoạt
  • Tự lẩm bẩm một mình một từ lặp đi lặp lại.

6. Biến chứng rối loạn tự kỷ là gì?

Rối loạn tự kỷ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nếu không được can thiệp kịp thời. Một số biến chứng rối loạn tự kỷ phải kể đến như:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): thường xuất hiện trước khi trẻ đi học. Trẻ có xu hướng bạo lực, khó xây dựng và duy trì mối quan hệ, dễ sa vào tệ nạn xã hội,…
  • Chứng khó đọc: Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc, đánh vần và hạn chế về ngữ pháp trong việc viết và nói.
  • Lo lắng quá mức: Biến chứng này khiến bệnh nhân luôn suy nghĩ thái quá, gây nên mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
  • Trầm cảm: Người mắc có thể rơi vào trầm cảm, khó kiểm soát hành vi và gây hại đến bản thân.
  • Bệnh động kinh: Đây là bệnh về não khi các tế bào thần kinh không truyền tín hiệu bình thường, gây co giật. Người bệnh không kiểm soát được các thay đổi về cảm giác, hành vi, nhận thức và chuyển động cơ.
  • Sa sút tinh thần và sức khỏe: người mắc ăn ngủ kém, suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
  • Thường gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Có thể tăng nguy cơ mắc một số rối loạn sau: động kinh, tăng động, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của người mắc. Thậm chí, một số trường hợp còn muốn tự tử.

trẻ bị tự kỷ không quan tâm người khác nói

7. Cách chẩn đoán chứng tự kỷ

Để chẩn đoán bệnh lý tự kỷ thường dựa vào 2 yếu tố cốt lõi. Đó là quá trình phát triển của trẻ bao gồm tiền sử về các hành vi bất thường. Và căn cứ vào kết quả của các bài kiểm tra, đánh giá chuyên biệt về thính giác, lời nói và ngôn ngữ để đánh giá khả năng tương tác của trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ đối chiếu với các tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5). Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán, xác định mức độ tự kỷ và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Đặc trưng của chứng tự kỷ (như phản ứng với tên, bắt chước); Hành vi lặp lại (như ngón tay bất thường); Bất thường giảm giác (như quá nhạy cảm với tiếng ồn).

trẻ tự kỷ thích chơi một mình

8. Cách điều trị bệnh tự kỷ

8.1 Tự kỷ có chữa được không?

Hội chứng tự kỷ không thể chữa khỏi dứt điểm. Bởi nó xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và đi theo suốt đời. Bởi vậy, các phương pháp điều trị hướng đến mục tiêu cải thiện và giảm thiểu các biến chứng.

8.2 Phương pháp điều trị

  • Tâm lý trị liệu

Tình yêu thương và chăm sóc đặc biệt là liệu pháp hữu hiệu nhất với trẻ tự kỷ. Bố mẹ và người thân nên trò chuyện và đồng hành cùng con để con thấy thoải mái nhất. Để làm được điều đó, phụ huynh cũng cần được huấn luyện để thấu hiểu con, hòa hợp với với tính cách, phong cách của con. Từ đó, tăng cường sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ nên kết hợp với chuyên gia tâm lý thực hiện các hương pháp trị liệu. Điều này giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và các kỹ năng khác. Chẳng hạn như liệu pháp phân tích hành vi và ứng dụng (ABA), liệu pháp lời nói và ngôn ngữ.

bác sĩ tâm lý và trẻ tự kỷ

mẹ đồng hành cùng con bị tự kỷ

  • Sử dụng thuốc

Hội chứng tự kỷ hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng liên quan. Đặc biệt là giảm các hành vi hung hăng và tự hại bản thân. Chẳng hạn như thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc động kinh,… Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ.

9. Phòng ngừa rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ không thể ngăn ngừa và lường trước được. Tuy nhiên, có một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai:

  • Phụ nữ mang thai cần được tư vấn thai kỳ, các loại vaccine cần tiêm,…
  • Xây dựng lối sống lành, có chế độ ăn khoa học và thường xuyên tập yoga, thiền,…
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng và mệt mỏi.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tác dụng phụ lên con.
  • Không lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine… Đặc biệt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Mẹ bầu cần tiêm ngừa đầy đủ vaccine được Bộ Y tế khuyến cáo như vaccine cúm, sởi,… để ngăn ngừa bệnh và tránh biến chứng thai kỳ.
  • Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu nghi ngờ mắc.
  • Yêu thương, chăm sóc con đúng cách và đồng hành cùng các con trong cuộc sống.
  • Khuyến khích trẻ xây dựng các thói quen và lối sống lành mạnh.

lưu ý với mẹ bầu

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “tự kỷ là gì?”, triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và cách can thiệp hữu ích. Tự kỷ là một phổ rộng các rối loạn phát triển. Mỗi cá nhân tự kỷ đều có những biểu hiện và nhu cầu riêng biệt. Với sự hiểu biết đúng đắn, sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng và các chuyên gia, người tự kỷ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống đầy đủ và ý nghĩa. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Thông tin chi tiết cần biết

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Rối loạn phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng thiếu...
stress là gì

Stress là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng thường gặp

Stress là gì? Tình trạng phổ biến, ai cũng có thể gặp phải, do cơ thể phản ứng với các...
tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt: Khái niệm, triệu chứng và cách điều trị

Tâm thần phân liệt là căn bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng, đặc trưng bởi các triệu chứng như...