Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết, tiêu diệt và ghi nhớ trong những lần sau
Vaccine là một biện pháp y tế hiệu quả được sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Được tạo ra từ các thành phần hoặc chất độc lập từ vi khuẩn, virus hoặc các phần của chúng, vaccine kích thích hệ miễn dịch tạo ra khả năng phòng ngừa đối với bệnh tật mục tiêu. Qua quá trình tiêm chủng, cơ thể hình thành khả năng tự vệ, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cùng khám phá chi tiết mọi thông tin thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Vaccine là gì?
- 2. Đặc tính cơ bản
- 3. Thành phần trong vắc xin
- 5. Phân loại Vaccine
- 6. Công dụng của Vaccine
- 7. Cách đưa vaccine vào cơ thể
- 8. Cơ chế tác động phòng bệnh của vaccine
- 9. Các giai đoạn giám sát an toàn vaccine
- 10. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm vaccine
- 10.1 Đối tượng tiêm vaccine
- 10.2 Đối tượng tuyệt đối không được tiêm chủng vacxin
- 10.3 Thời gian tiêm chủng
- 10.4 Liều lượng
- 10.5 Tiêu chuẩn của vacxin
- 10.6 Bảo quản vacxin
- 10.7 Rủi ro khi trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng muộn
- 10.8 Tác dụng không mong muốn
- 10.9 Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vắc xin
- 11. Tạm kết
1. Vaccine là gì?
Vaccine là chế phẩm mang tính kháng nguyên. Nó được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc có cấu trúc kháng nguyên tương tự như các vi sinh vật trên. Với thành phần và quy trình bào chế an toàn, hiệu quả giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh. Vaccine chứa các phiên bản suy yếu của virus hoặc giống với nó (kháng nguyên).Các kháng nguyên không thể hiện rõ các nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, chính kích thích miễn dịch để hình thành nên kháng thể. Từ đó, có thể bảo vệ khỏi các virus xâm nhập trong tương lai.
2. Đặc tính cơ bản
Vaccine có hai đặc tính cơ bản là tính kháng nguyên và sinh miễn dịch.
2.1 Tính kháng nguyên
Đây là khả năng cơ thể được kích thích hình thành nên kháng thể. Kháng nguyên mạnh giúp sản sinh nhiều kháng thể khi đưa vào cơ thể. Kháng nguyên yếu cần phải được bổ sung nhiều hoặc kèm theo một tá dược mới để tạo ít kháng thể. Vaccine mang đa dạng loại kháng nguyên. Mỗi loại kháng nguyên có những ưu và nhược điểm riêng tương ứng với khả năng tạo miễn dịch chủ động.
2.2 Tính sinh miễn dịch
Vaccine kích thích miễn dịch bằng vi khuẩn, virus giảm độc lực, bất hoạt hoặc một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên. Từ đó, tăng cường hiệu quả sức đề kháng.
3. Thành phần trong vắc xin
Vaccine đảm bảo hiệu quả dựa trên các thành phần an toàn. Nó được kiểm tra và thử nghiệm để khẳng định độ an toàn với cơ thể. Mọi thành phần đều có thể gây hại nếu tiêm với liều lượng cao. Vaccine chứa liều lượng thành phần thấp, thậm chí thấp hơn liều lượng sử dụng trong môi trường. Cụ thể:
3.1 Thimerosal
Thimerosal, hợp chất thủy ngân hữu cơ, có khả năng chống nấm và khử trùng. Chúng được sử dụng trong một số thực phẩm như sữa, dung dịch kính áp tròng,… Đặc biệt là trong vaccine với độ an toàn cao. Nhiều lọ đơn liều vaccine có lượng thimerosal giảm đáng kể.
3.2 Formaldehyde
Formaldehyde có trong khí thải ô tô, đồ gia dụng và nội thất như thảm, sơn và mỹ phẩm. Lượng formaldehyde trong vaccine thấp hơn nhiều so với liều lượng sử dụng hàng ngày.
3.3 Nhôm
Nhôm có trong vaccine giúp tăng cường và kích thích khả năng miễn dịch. Không phải mọi vaccine đều chứa nhôm. Tuy nhiên, nếu có, nó có ít hơn nhiều so với liều lượng trong thực phẩm, nước uống và thuốc tiêu thụ hàng ngày.
3.4 Một số chất khác
Kháng nguyên có trong mọi vaccine. Nó giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, nước, chất nhũ hóa và chất ổn định được bổ sung để tăng cường độ an toàn và hiệu quả. Đồng thời, bảo vệ kháng nguyên khỏi tác động của nhiệt độ. Một số loại còn có chất bổ trợ, giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên. Những vaccine tiêm hơn một liều cần bổ sung chất bảo quản để ngăn chặn nấm, vi khuẩn gây hại.
Xem thêm:
- Kháng kháng sinh là gì? Mối đe dọa sức khỏe đáng báo động
- Kháng sinh là gì? ‘Kẻ thù’ của bệnh lý nhiễm khuẩn
5. Phân loại Vaccine
Vaccine được rất nhiều loại. Cùng BCC khám phá ngay một số loại vaccine phổ biến hiện nay.
5.1 Vaccine giải độc tố
Vaccine giải độc tố có nguồn gốc từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách loại bỏ tính độc nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên. Khi tiếp nhận vaccine giải độc tố, chúng sẽ ghi nhớ được cách giải độc tố tự nhiên. Đồng thời, tiết ra các kháng thể trung hòa độc tố như vaccine bạch hầu, uốn ván…
5.2 Vaccine bất hoạt (chết)
Vaccine này được chiết xuất từ vi sinh vật chết gây bệnh. Chúng an toàn và ổn định hơn vaccine sống do vật chất di truyền đã bị phá hủy. Điều này giúp các sinh vật đã chết không thể gây đột biến. Từ đó, không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo. Nhưng vẫn kích hoạt phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể nhờ chứa nhiều protein. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng miễn dịch của nó lại yếu hơn vaccine sống. Bởi vậy phải đảm bảo tiêm nhiều lần và cùng chất bổ trợ nhằm duy trì miễn dịch. Đặc điểm này có thể là hạn chế với những những nơi có điều kiện khó khăn. Một số vaccine bất hoạt như cúm mùa và viêm gan A.
5.3 Vaccine sống giảm độc lực
Vaccine sống giảm độc lực được tạo ra từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc giống với vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, độc lực của chúng đã được hạn chế đến mức không còn khả năng gây bệnh. Đây cũng là đặc điểm cần đặc biệt quan tâm. Do vaccine sống, giảm độc lực khá giống với đáp ứng nhiễm trùng tự nhiên. Do đó, chúng tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh, đảm bảo miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều. Chẳng hạn như vacxin BCG sống, thương hàn, Sabin (phòng bại liệt), sởi…
Các vaccine này là phiên bản của mầm bệnh tự nhiên đã suy yếu. Do đó, đáp ứng miễn dịch cũng tương đương với mọi yếu tố xâm lấn tế bào khác. Cụ thể là huy động loạt biện pháp phòng thủ chống lại nó. Cụ thể là tế bào ‘T diệt’, ‘T trợ giúp’ và tế bào B tiết kháng thể. Phản ứng này được tiếp diễn cho đến khi virus được giải phóng khỏi cơ thể. Đồng thời, cần thời gian để tế bào nhớ và chống lại virus phát triển. Bởi vậy, vaccine giảm độc lực sống có thể kích hoạt mạnh mẽ phản ứng miễn dịch như khi tiếp xúc với virus hoang dã mà không bị ốm. Tuy nhiên, nó không phù hợp với người có hệ miễn dịch tổn thương như người bị nhiễm HIV,…
5.4 Vaccine tiểu đơn vị
Vaccine tiểu đơn vị (vaccine dạng tế bào) chứa mảnh tinh khiết giúp kích thích tế bào miễn dịch. Bởi chúng không có khả năng gây bệnh nên đảm bảo được độ an toàn cao. Một số loại vaccine phải kể đến như:
- Vaccine ‘tiểu đơn vị protein’ chứa protein đặc trưng tách chiết từ virus hoặc vi khuẩn mầm bệnh;
- Vaccine ‘polysaccharide’ chứa chuỗi phân tử đường (polysaccharide) trong thành tế bào ở một số vi khuẩn;
- Vaccine ‘tiểu đơn vị liên hợp’ kết nối chuỗi polysaccharide với ‘protein mang’ giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch. Hiện chỉ có vaccine tiểu đơn vị protein được phát triển để chống lại Covid-19. Ngoài ra, còn có vaccine viêm gan B, ho gà acellular, Polysaccharide phế cầu và MenACWY.
5.5 Vaccine axit nucleic
Vaccine acid nucleic dùng chất liệu di truyền từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh để kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại nó. Nó phụ thuộc vào vaccine với chất liệu di truyền là DNA hoặc RNA. Tất cả đều cung cấp cách thức hình thành protein từ mầm bệnh. Đồng thời, giúp hệ thống miễn dịch nhận ra protein đó là ngoại lại (kháng nguyên).
Khi chất liệu di truyền đưa vào vật chủ, nó được bộ máy sản xuất protein của tế bào đọc và hình thành nên kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch. Đây là kỹ thuật tương đối mới dù DNA và RNA đang được phát triển để chống lại một số bệnh. Cụ thể là HIV, Zika, COVID-19,… Kháng nguyên tạo ra với số lượng lớn thúc đẩy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Ngoài ra, vaccine RNA cần được giữ ở nhiệt độ cực lạnh (-70C) hoặc thấp hơn. Đây là thách thức lớn với các quốc gia còn hạn chế vè khả năng bảo quản.
Xem thêm:
- TOP 15+ cách tăng đề kháng cho bé được khuyến nghị
- Các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ được khuyên dùng
5.6 Vaccine virus trung gian
Vaccine ‘virus trung gian’ hoạt động nhờ cung cấp hướng dẫn di truyền cho tế bào để sản xuất kháng nguyên. Đây là virus vô hại với một số loại được sử dụng làm trung gian phổ biến như adenovirus, virus gây ra cảm lạnh thông thường. Giống như vaccine axit nucleic, bộ máy tế bào bắt buộc phải tạo kháng nguyên từ các hướng dẫn đó để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vaccine virus trung gian sao chép quá trình nhiễm virus tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người đã tiếp xúc với virus làm trung gian. Điều này khiến họ miễn dịch với nó và giảm thiểu hiệu quả của vaccine.
6. Công dụng của Vaccine
Vaccine giúp tăng cường khả năng kháng bệnh và nâng cao hiệu quả miễn dịch. Hệ miễn dịch khi đó sẽ nhận vaccine là vật lạ. Từ đó, tiêu diệt và ghi nhớ chúng, hình thành trí nhớ miễn dịch. Khi tác nhân bệnh thật xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ tấn công chúng và tăng cường hiệu quả phòng chống bệnh. Nhờ vaccine, hàng triệu trẻ em sống sót trước các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, không mắc bệnh hay di chứng do nó gây ra. Việc thực hiện tiêm chủng tốt giúp ngăn ngừa tốt, thậm chí loại bỏ nó khỏi cộng đồng. Khi đó, chương trình tiêm chủng vaccine đó sẽ dừng lại. Điển hình như bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, nếu bệnh sởi dừng tiêm chủng khiến khả năng bùng phát bệnh rất nhanh.
6.1 Thời gian miễn dịch
Thời gian miễn dịch thay đổi tùy loại bệnh và vaccine khác nhau. Nhiễm trùng tự nhiên hoặc tiêm chủng không hoàn toàn đảm bảo miễn dịch suốt đời. Thời điểm khuyến cáo của các liều vaccine giúp tăng cường hàng rào miễn dịch bảo vệ tốt nhất. Đặc biệt là ở giai đoạn nhạy cảm, dễ bị bệnh cao nhất. Cụ thể:
- Nhiều vaccine được sử dụng hiện nay như COVID-19 khá mới. Dữ liệu liên quan đến thời gian bảo vệ của chúng liên tục được cập nhật.
- Lây nhiễm tự nhiên khiến khả năng miễn dịch suy giảm nghiêm trọng.
- Thời gian miễn dịch cung cấp biến đổi dựa trên nhiều yếu tố, điển hình là bản chất vaccine.
- Khoảng cách giữa các liệu quá ngắn khiến thời gian miễn dịch bị ảnh hưởng. Bởi vậy, cần có các khoảng thời gian tối thiểu.
- Thời gian miễn dịch ở trẻ em và người cao tuổi bị hạn chế.
6.2 Tính sinh miễn dịch của vaccine
Đây là phép đo phản ứng miễn dịch với vaccine và bao gồm đo lường kháng thể cụ thể trong máu. Với một số vaccine, ngưỡng xác định cụ thể của mức kháng thể tương quan với khả năng bảo vệ. Thế nhưng, nó không phản ánh liệu con người có được bảo vệ đầy đủ khỏi bệnh tật không. Nếu trí nhớ miễn dịch tốt được thiết lập, mức độ kháng thể tăng mạnh mẽ sau khi tiêm vaccine tăng cường.
6.3 Hiệu lực và hiệu quả của vaccine
Hiệu lực và hiệu quả của vaccine là thước đo tỷ lệ mắc bệnh giữa người đã được và chưa được tiêm phòng. Hiệu quả được đo lường trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát. Còn hiệu quả được đo sau khi vaccine được chấp thuận sử dụng. Từ đó, xác định được tỷ lệ người được bảo vệ bằng vaccine sau tiêm chủng.
7. Cách đưa vaccine vào cơ thể
Dưới đây là một vài cách đưa vaccine vào cơ thể phổ biến.
7.1 Vaccine đường tiêm
Đa số vaccine được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm. Cụ thể là tiêm bắp, tiêm dưới da và trong da.
- Tiêm bắp: Vaccine được tiêm xuyên qua da, mô dưới da để vào lớp cơ. Thường ở vị trí bắp tay, đùi hoặc mông là nhiều nhất. Bởi nó có nhiều mạch máu giúp phân tán vào hệ tuần hoàn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Tiêm dưới da: Vaccine được tiêm vào lớp mỡ dưới hạ bì, có ít mạch máu. Điều này khiến nó phân tán chậm hơn nhưng hiệu quả cao hơn.
- Tiêm trong da: Da chứa lượng lớn tế bào trình diện kháng nguyên. Bởi vậy, tiêm trong da giúp tiết kiệm vaccine hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả miễn dịch.
7.2 Vaccine đường uống
Vaccine đường uống được đưa vào cơ thể qua đường miệng. Cách thức này dễ sử dụng và có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch trên niêm mạc đường tiêu hóa. Những tác nhân gây bệnh thường xâm nhập đầu tiên vào lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Bởi vậy, tăng cường lớp phòng thủ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.
7.3 Vaccine đường hô hấp
Vaccine vào trong cơ thể qua đường mũi và họng để kích hoạt phản ứng miễn dịch niêm mạc. Khi đó, cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh thông qua đường hô hấp trước khi lây nhiễm sang bộ phận khác.
8. Cơ chế tác động phòng bệnh của vaccine
Vaccine chứa kháng nguyên (vi rút, vi khuẩn sống, giảm độc lực, bất hoạt, giết chết) giúp kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể, đặc hiệu chủ động, chống lại tác nhân gây bệnh. Nó còn kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên. Nhưng vaccine chứa tác nhân gây bệnh đã bị yếu đi hoặc bất hoạt. Điều này giúp chúng không thể gây bệnh. Khi đưa vào cơ thể, chúng được nhận diện như tác nhân lạ gây hại xâm nhập. Hệ thống miễn dịch được kích thích sản sinh kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình tạo này thường mất vài tuần. Đồng thời, gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Đây là phản ứng bình thường và thể hiện miễn dịch được đáp ứng. Sau khi quá trình nhiễm trùng “bắt chước” này kết thúc, cơ thể sẽ hình thành nên tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại. Từ đó, giúp cơ thể chủ động sẵn sàng ngăn chặn tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm.
9. Các giai đoạn giám sát an toàn vaccine
Sau khi có kết quả lâm sàng và được phê duyệt, vaccine phải trải qua các giai đoạn kiểm tra và giám sát lâm sàng xác định. Trước khi chúng được cấp phép và ban hành. Sau khi được đưa ra thị trường, vaccine vẫn cần được giám sát an toàn. Một quy trình sản xuất có thể lên đến 20 năm với mức chi phí là 0,5 tỷ euro. Trong đó, 70% thời gian điều chế vaccine được ưu tiên cho giám giá và kiểm tra mức độ an toàn.
- Tiền lâm sàng
- Lâm sàng
– Thử nghiệm giai đoạn 1: Đánh giá tính an toàn, xác định loại và mức độ đáp ứng miễn dịch của vaccine.
– Thử nghiệm giai đoạn 2: Nghiên cứu tính an toàn, tính sinh miễn dịch. Đồng thời, đề xuất liều lượng, lịch trình và phân phối vaccine.
– Thử nghiệm giai đoạn 3: Thử nghiệm vaccine thành công ở giai đoạn 2 với hàng nghìn, hàng chục nghìn người tham gia. Các thử nghiệm này là ngẫu nhiên, mù đôi và liên quan đến việc vaccine được thử nghiệm so với đối chứng.
- Giấy phép sau cấp phép
Do các cơ quan đánh giá dựa trên độ an toàn, tính tinh khiết và hiệu lực.
- Thử nghiệm giai đoạn 4
Thử nghiệm giai đoạn 4 là nghiên cứu tùy chọn mà công ty dược phẩm tiến hành sau phát hành vaccine. Nhà sản xuất có thể tiếp tục thử nghiệm hoặc sử dụng cho mục đích khác.
- Giám sát các biến cố và bất lợi do cơ thể phản ứng với vaccine
10. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm vaccine
10.1 Đối tượng tiêm vaccine
Người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Bởi vậy, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ. Còn với người lớn, vaccine chỉ tiêm chủng cho nhóm người có nguy cơ cao. Chúng ngăn ngừa một số bệnh như: Ung thư cổ tử cung, Bệnh tả, COVID-19, bạch hầu, viêm gan B, viêm phổi, sởi, uốn ván,… Ngoài ra, có một số loại vắc xin đang được thực nghiệm hoặc phát triển như vaccine chống lại virus zika hoặc sốt rét,…
10.2 Đối tượng tuyệt đối không được tiêm chủng vacxin
- Người bị sốt cao
- Có biểu hiện dị ứng hoặc dị ứng với một số thành phần
- Người bị thiếu hụt miễn dịch, đang sử dụng thuốc đàn áp miễn dịch
- Người mắc bệnh ác tính
- Phụ nữ có thai
10.3 Thời gian tiêm chủng
- Tiêm chủng trước mùa dịch để đảm bảo cơ thể đủ thời gian hình thành miễn dịch
- Vaccine tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần và cần có khoảng cách thời gian phù hợp
- Thời gian tiêm chủng nhắc lại phụ thuộc vào thời gian duy trì hình thành miễn dịch đủ hiệu lực bảo vệ của các vaccine
10.4 Liều lượng
Tùy thuộc vào từng loại vacxin và đường đưa vào cơ thể. Liều quá thấp sẽ không đủ khả năng để kích thích đáp ứng miễn dịch. Liều quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.
10.5 Tiêu chuẩn của vacxin
- An toàn: vô trùng, thuần khiết và không độc.
- Hiệu lực: tạo miễn dịch ở mức độ cao và hiệu quả lâu dài.
10.6 Bảo quản vacxin
Vacxin cần được bảo quản tốt từ khi sản xuất đến khi được tiêm vào cơ thể. Tùy từng loại vaccine mà có điều kiện bảo quản khác nhau. Hầu hết chúng cần được bảo quản ở điều kiện khô, tối và lạnh. Bởi nhiệt độ và ánh sáng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng vacxin sống. Đông lạnh phá hủy nhanh các vacxin giải độc tố.
10.7 Rủi ro khi trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng muộn
Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ. Nếu không, trẻ rất dễ mắc bệnh do thiếu miễn dịch bảo vệ. Trước đây, một số nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp dễ xảy ra các dịch bệnh nghiêm trọng. Chẳng hạn như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản khiến nhiều trẻ em tử vong. Bởi vậy, nếu không được tiêm phòng, nguy cơ tái phát bệnh rất cao và gây nguy hiểm đến tính mạng người nhiễm.
10.8 Tác dụng không mong muốn
Vaccine được đảm bảo an toàn và giám sát chặt chẽ. Do đó, các tác dụng phụ không mong muốn thường hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn gặp một số tác dụng phụ sau.
- Tác dụng phụ nhẹ, tạm thời: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức, sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa tại vị trí tiêm. Các phản ứng này thường tự biến mất trong vài ngày. Co giật, shock phản vệ có gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng: Sốc phản vệ, co giật, khó thở, mề đay, mẩn ngứa, buồn nôn, rối loạn đông máu,…
10.9 Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vắc xin
Nếu cảm thấy đau và khó chịu ở vị trí tiêm, bạn có thể dùng khăn sạch, mát và ẩm để làm dịu vết đau. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng để hạn chế tối đa thương tổn. Nếu bị đau nhiều, bạn nên dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, acetaminophen, aspirin (nếu trên 18 tuổi). Tuy nhiên, cần tham khảo ký chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bạn bị sốt sau khi tiêm vắc xin, cần bổ sung nhiều nước lọc và ăn uống đầy đủ. Nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Xem thêm:
- TOP thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả 2024
- TOP 8+ cách tăng cường hệ miễn dịch an toàn và hiệu quả
11. Tạm kết
Vaccine là thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế, giúp bảo vệ cộng đồng khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Đây là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đợt dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn cộng đồng. Đồng thời, vaccine cũng là động lực để phát triển nghiên cứu y học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.