Vi khuẩn có hại là gì? Biện pháp ngăn chặn hại khuẩn phát triển

Vi khuẩn có hại làm suy giảm hệ miễn dịch, gây bệnh cho cơ thể và cần có biện pháp phù hợp để duy trì cân bằng hệ vi sinh

Hại khuẩn là những vi khuẩn có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột rất quan trọng để tăng cường miễn dịch và duy trì sức khỏe tốt. Khi số lượng hại khuẩn tăng lên quá mức, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Để ngăn ngừa tác hại của hại khuẩn, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng probiotics và vệ sinh thường xuyên. Do đó, quản lý cân bằng vi sinh đường ruột là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ mọi thông tin liên quan đến vi khuẩn có hại.

1. Hại khuẩn là gì?

Hại khuẩn là các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Chúng trú ngụ chủ yếu ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là trong ruột già. Có rất nhiều loại hại khuẩn. Tùy chủng loại và vị trí mà gây ra các bệnh khác nhau. Có hàng trăm chủng hại khuẩn cùng tồn tại, phần lớn thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae. Một số loại hại khuẩn phổ biến phải kể đến như E.coli gây bệnh tiêu chảy, Salmonella gây bệnh thương hàn, Shigella,… Chúng tồn tại song song với lợi khuẩn. Tuy nhiên, việc mất cân bằng hệ vi sinh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể là tỷ lệ hại khuẩn đặt trên 15%.

vi khuẩn kháng thuốc

2. Một số vi khuẩn có hại phổ biến

Theo các chuyên gia, vi khuẩn có hại có thể gây bệnh ở bất kỳ vị trí, cơ quan nào. Chúng có thể độc lập hoặc song hành với hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số hại khuẩn có tác động xấu đến sức khỏe đã được BCC tổng hợp:

  • E. coli: Đây là hại khuẩn cộng sinh chiếm đến 80% vi khuẩn ở ruột. Thường, vi khuẩn có hại này cộng sinh ở đại tràng. Không phải tất cả chúng đều gây hại. Một số chủng loại có độc lực của vi khuẩn này mới ảnh hưởng đến sức khỏe. Khả năng miễn dịch giảm sút tạo cơ hội cho E.coli gây bệnh viêm dạ dày ruột. Tình trạng rối loạn này thường được gặp nhất ở trẻ em.
  • Salmonella: Hại khuẩn này gây bệnh thương hàn. Các triệu chứng khi bệnh ở thể nặng phải kể đến như chán ăn, sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy,…
  • Hại khuẩn shigella: Gây bệnh lỵ trực khuẩn và viêm ruột ỉa chảy.
  • Helicobacter pylori: Gây viêm loét dạ dày và có liên quan đến bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày.
  • Vibrio cholerae: Gây bệnh tiêu chảy cấp tính, có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng.
  • Chlamydia trachomatis: Khiến cơ thể mắc bệnh về nhiễm trùng nội tiết và nhiễm trùng đường tiểu.
  • Clostridium botulinum: Sản sinh độc tố botulinum ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Nó có thể dẫn đến bệnh botulism, tiến triển nặng có thể gây tử vong.
  • Staphylococcus aureus: Gây nhiễm trùng da, sốt mủ và nhiễm trùng huyết.
  • Mycobacterium tuberculosis: Là tác nhân gây bệnh lao chủ yếu ở người.

vi khuẩn e coli

3. Nguyên nhân phát triển vi khuẩn có hại

Cơ thể hoạt động tốt nhất khi có sự cân bằng về hệ vi sinh đường ruột. Bởi sức khỏe tổng thể có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Từ đó, gây suy giảm miễn dịch và sức đề kháng. Do đó, con người cần duy trì tỷ lệ vàng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn là khoảng 85% và 15%. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Bởi có các nhân tố bên ngoài có thể phá vỡ tỷ lệ cân bằng này. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển mạnh:

tăng cường lợi khuẩn

Do sử dụng kháng sinh

Kháng sinh được biết đến với khả năng loại bỏ, kiểm soát và ức chế hại khuẩn phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý hoặc lạm dụng gây nên tình trạng “kháng kháng sinh”. Vấn đề này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bởi nó có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích trong cơ thể. Từ đó, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

vi khuẩn kháng kháng sinh

Bổ sung lợi khuẩn không đúng cách

Lợi khuẩn được bổ sung giúp tiêu diệt hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh. Từ đó, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Do đó, cần cung cấp lợi khuẩn đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của lợi khuẩn. Tuy nhiên, một số thói quen sử dụng có thể vô hiệu hóa hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ. Cụ thể:

  • Sử dụng men vi sinh cùng lúc với kháng sinh: Kháng sinh có thể làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn tốt trong đường ruột. Do đó, cần sử dụng kháng sinh trước ít nhất 2 giờ khi bổ sung men vi sinh.
  • Pha men vi sinh vào nước: Một số vi khuẩn có thể bị tiêu diệt trong nước. Do đó, thay vì pha men vi sinh vào nước. Có thể ưu tiên sử dụng các sản phẩm chứa vi khuẩn sống như sữa chua hoặc bột men vi sinh.
  • Thêm men vi sinh vào cháo và sữa khi còn nóng: Nhiệt độ cao có thể hủy hoại vi khuẩn sống. Do đó, cần để cháo sữa nguội xuống trước khi thêm men vi sinh vào để đảm bảo lượng lợi khuẩn sống được cung cấp.
Do mắc bệnh dạ dày

Các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày có thể là kết quả của việc mất cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày.

Để men vi sinh quá lâu ở môi trường bên ngoài

Sau khi pha, men vi sinh cần được sử dụng ngay lập tức. Bởi một số chủng lợi khuẩn có thể bị giảm tác dụng hoặc tiêu diệt khi tiếp xúc với môi trường ngoài.

Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng và stress kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển và cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến vi khuẩn.

4. Vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bên cạnh lợi ích, rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Các hại khuẩn có khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh mạnh mẽ. Bất kỳ vị trí, bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể là nơi trú ngụ của hại khuẩn. Tại đó, chúng phát triển và gây bệnh. Vi khuẩn có hại gây một số bệnh ở người như bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn,…
Khi tiếp xúc với vi khuẩn, hệ miễn dịch có thể không nhận ra để tấn công và tiêu diệt chúng. Phản ứng này có thể dẫn đến một số triệu chứng sưng và viêm nhiễm. Vi khuẩn tấn công con người bởi nội và ngoại độc tố của chúng. Để bảo vệ cơ thể, ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công, hàng loạt thuốc kháng sinh được sản xuất. Đây là giải pháp điều trị hiệu quả và phổ biến để giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh lạm dụng và không đúng cách khiến một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Tức là nó không còn nhạy cảm và bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, chỉ sử dụng khi cần thiết. Thay vào đó, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ,…

tác nhân gây hại tấn công

5. Cách ngăn ngừa tác hại của hại khuẩn với sức khỏe

Ngăn ngừa hại khuẩn phát triển rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng để ngăn ngừa vi khuẩn có hại:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tiêu hóa khỏe

Để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và khoa học. Đây là yếu tố tiên quyết để đối phó với các tác nhân gây hại như vi khuẩn. Trong đó, việc đầu tiên cần làm là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cụ thể là tập trung bổ sung các thực phẩm tự nhiên. Điển hình là rau xanh, trái cây, sữa, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu,… Các loại trái cây và rau củ cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Trong đó, protein giúp phục hồi vết thương và tăng cường sức kháng.
Chưa kể, việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Axit béo omega-3 có trong cá làm giảm thiểu tình trạng táo bón và viêm nhiễm. Do đó, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cần bổ sung chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối và đường.

thực phẩm tăng lợi khuẩn đường ruột

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống

Để hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát. Cụ thể là thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, lau chùi các vật dụng trong nhà. Từ đó, có thể hạn chế và ngăn ngừa các ổ dịch phát sinh trong gia đình. Đặc biệt là vệ sinh các vật dụng mà trẻ hay sử dụng như chăn, màn, đồ chơi,…

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Không chỉ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng. Nó còn giúp loại bỏ hiệu quả bụi bẩn, mảnh vụn và mầm bệnh nguy hiểm.

Bổ sung men lợi khuẩn tăng cường đề kháng

Bổ sung và sử dụng đúng cách men lợi khuẩn giúp ngăn ngừa tác động của hại khuẩn đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, men tiêu hoá chứa chủng lợi khuẩn probiotic Lactobacillus Rhamnosus giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, ngăn chặn vi khuẩn có hại hoạt động và gây bệnh. Việc duy trì sự cân bằng hệ vi sinh giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện hơn.

bổ sung probiotic

6. Tạm kết

Vi khuẩn có hại là mối đe dọa đáng lo ngại đối với sức khỏe con người. Chúng có thể gây ra các bệnh lây truyền và nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều quan trọng là chúng ta cần duy trì vệ sinh cá nhân, quản lý an toàn thực phẩm và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình khỏi sự tác động tiêu cực của vi khuẩn có hại. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Vi sinh vật trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

vi khuẩn lactic

Vi khuẩn Lactic – Quá trình lên men và ứng dụng đặc trưng

Vi khuẩn Lactic có khả năng sản xuất axit lactic trong quá trình lên men, được ứng dụng trong y...
xét nghiệm vi sinh

Xét nghiệm vi sinh – Quy trình, mục đích và thời điểm cần xét nghiệm

Xét nghiệm vi sinh, bước đột phá trong y học giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh, giai...
tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Toàn bộ thông tin cần biết

Tụ cầu vàng là loại khuẩn nguy hiểm gây nên nhiều bệnh lý nhiễm trùng có thể dẫn đến tử...