Vitamin A có tác dụng gì? Cách bổ sung an toàn, hiệu quả cần biết

Vitamin A có tác dụng gì? Dưỡng chất quan trọng nhằm đảo bảo hoạt động và chức năng của hệ miễn dịch, thị lực, da,…

Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, hệ miễn dịch, thị lực và sức khỏe sinh sản. Cung cấp đủ vitamin A giúp bảo vệ cơ thể trước một số tình trạng như rụng tóc, khô mắt, quáng gà, các vấn đề về da,… Vitamin A tồn tại trong nhiều thực phẩm và sản phẩm bổ sung được tổng hợp. Bởi vậy, cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết cho hoạt động sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vitamin A là gì? Vitamin A có tác dụng gì? Nguồn thực phẩm và phương pháp bổ sung hiệu quả, an toàn.

1. Vitamin A là gì?

Vitamin A thường được biết là nhóm dưỡng chất đơn lẻ. Tuy nhiên, nó là tên của một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo. Gồm: retinol, retinal và retinyl esters. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin và được nhận biết dưới hai dạng sau:

  • Vitamin A đã chuyển hóa (retinol, retinyl ester): chỉ có trong các sản phẩm động vật. Chẳng hạn như sữa, gan và cá.
  • Tiền chất vitamin A (carotenoids): có nhiều trong thực phẩm và sản phẩm liên quan như trái cây, rau và dầu.

Để sử dụng, cơ thể chuyển đổi cả hai dạng này thành retinal và acid retinoic. Dạng hoạt động của vitamin. Vitamin tan trong chất béo và được lưu trữ trong cơ thể để sử dụng sau. Hầu hết chúng được lưu giữ trong gan dạng este retinyl. Nó phân hủy thành all-trans-retinol, liên kết với protein gắn retinol. Sau đó đi vào máu và có thể sử dụng tại thời điểm đó.

vitamin a

2. Vitamin A có tác dụng gì?

Vitamin A mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng cường miễn dịch, đảm bảo phát triển thể chất và thị lực của thai nhi. Ngoài ra, vitamin A còn có một số tác dụng cụ thể sau:

2.1 Tăng cường sức khỏe thị giác

Thiếu hụt vitamin A khiến thị lực bị giảm lúc ánh sáng yếu. Hay còn gọi là “quáng gà”. Retinal kết hợp với protein opsin hình thành rhodopsin. Đây là phân tử cần thiết giúp nhận biết màu sắc và tầm nhìn khi ánh sáng yếu.

2.2 Bảo đảm toàn vẹn một số cơ quan

Thiếu vitamin A có thể làm giảm khả năng sản sinh niêm mạc, xuất hiện sừng hóa, khô da. Nó thường xuất hiện ban đầu ở mắt với triệu chứng kết mạc khô. Sau đó, tổn thương đến giác mạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bởi vậy, cung cấp đủ vitamin A giúp bảo vệ, duy trì giác mạc và kết mạc. Đồng thời, duy trì các mô niêm mạc như phổi, ruột non, bàng quang, tinh hoàn, tai trong, tuyến nước bọt, biểu mô dưới da,…

2.3 Tăng cường miễn dịch

Vitamin A tham gia hỗ trợ đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Trẻ thiếu vitamin A dễ mắc bệnh lý nhiễm khuẩn với thời gian mắc bệnh lâu và nguy cơ tử vong cao hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sự phát triển và phân phối của tế bào T. Loại tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

2.4 Tác dụng khác

Vitamin A còn giúp đảm bảo sức khỏe da, cơ quan sinh sản nam, nữ và sự phát triển của thai nhi.

đưa trẻ đi uống vitamin a

3. Lợi ích sức khỏe mà Vitamin A mang lại

3.1 Chất chống oxy hóa mạnh

Tiền vitamin A carotenoids như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Nó giúp chống lại các gốc tự do, gây hại cho cơ thể do giải phóng stress oxy hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính gây một số bệnh mãn tính. Chẳng hạn như tiểu đường, ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức. Chế độ ăn giàu carotenoids giúp ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và ung thư phổi.

3.2 Đảm bảo sức khỏe mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Vitamin A giúp tăng cường thị lực và sức khỏe của mắt. Bởi vậy, bổ sung đầy đủ vitamin A có khả năng chống lại một số bệnh về mắt. Đặc biệt là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). Cụ thể, nồng độ beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin trong máu cao có thể làm giảm nguy cơ AMD đến 25%. Các tiền chất vitamin A – caroten còn giúp bảo vệ mô điểm vàng bằng cách làm giảm mức độ stress oxy hóa.

3.3 Bảo vệ cơ thể, chống lại một số loại ung thư

Thực phẩm giàu carotene giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện trên 10.000 người trưởng thành chỉ ra rằng người hút thuốc có nồng độ alpha-carotene và beta-cryptoxanthin trong máu cao có nguy cơ tử vong do ung thư phổi thấp hơn 46% và 61% so với những người không hút. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng này thấp. Ngoài ra, retinoids còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Cụ thể là ung thư bàng quang, vú và buồng trứng.

3.4 Đảm bảo khả năng sinh sản và phát triển của thai nhi

Vitamin A đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trứng và tinh trùng. Từ đó, đảm bảo khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới. Đồng thời, nó còn đóng vai trò quan trọng, giúp duy trì sức khỏe nhau thai và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, người mẹ muốn hoặc đang có thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất này.

3.5 Tăng cường miễn dịch

Vitamin A kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể trước bệnh tật và nhiễm trùng. Loại vitamin này có khả năng hỗ trợ sản sinh một số tế bào như tế bào B và T. Yếu tố quan trọng trong đáp ứng phản ứng miễn dịch chống lại bệnh tật. Thiếu hụt dưỡng chất này làm tăng mức độ viêm nhiễm và giảm chức năng miễn dịch.

tác dụng của vitamin a

Xem thêm:

4. Tình trạng thiếu hụt vitamin A

Thiếu vitamin A xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển. Bởi họ có tiếp cận được với nguồn thực phẩm chứa vitamin A chuyển hoá và tiền vitamin A carotenoids. Tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Theo WHO, thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ em trên toàn thế giới. Ngoài ra, thiếu vitamin A còn làm tăng mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do nhiễm trùng khi mắc sởi và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, thiếu vitamin A còn dẫn đến thiếu máu và tử vong ở phụ nữ mang thai. Đồng thời, khiến thai nhi chậm phát triển và tăng trưởng. Các triệu chứng thiếu vitamin A ít nghiêm trọng hơn gồm các vấn đề về da như tăng sừng và mụn trứng cá.

dấu hiệu cần bổ sung vitamin a

5. Hướng dẫn bổ sung vitamin A đúng cách và hiệu quả

Cùng BCC tìm hiểu chi tiết cách bổ sung vitamin A đúng cách, hiệu quả và an toàn với sức khỏe.

5.1 Cách thức bổ sung

Vitamin A có hàm lượng lớn trong nhiều thực phẩm. Bởi vậy, bổ sung loại vitamin A này trong chế độ ăn hàng ngày đảm bảo hiệu quả và an toàn cao. Phổ biến là 2 loại vitamin A trong bữa ăn như sau:

  • Preformed vitamin A (vitamin A đã chuyển hóa) có nhiều trong cá, thịt, gia cầm và chế phẩm từ sữa. Một chất khác là tiền vitamin A có nhiều trong rau quả và trái cây, đặc biệt là beta carotene.
  • Chế phẩm bổ sung dưới dạng vitamin A thường là retinyl palmitate hoặc retinyl acetate hoặc tiền vitamin A (beta carotene).
  • Hoặc sự kết hợp giữa tiền vitamin A và vitamin A đã chuyển hóa.

Để tăng cường khả năng hấp thụ tối đa vitamin A, cần bổ sung chất béo trong thực đơn ăn uống. Bởi đây là vitamin tan trong dầu. Đồng thời, không nên nấu quá chín, các thực phẩm này bởi nó làm giảm chất lượng và hàm lượng vitamin A.

thực phẩm giàu vitamin a

5.2 Nhu cầu vitamin A ở mỗi đối tượng

Dietary Reference Intakes – DRIs của Hoa Kỳ quy định giá trị lượng vitamin tiêu thụ như sau:

  • Trẻ sơ sinh: 400 mcg/ ngày (từ 0 – 6 tháng tuổi), 500 mcg/ ngày (từ 7 – 12 tháng tuổi)
  • Trẻ em: 300 mcg/ ngày (từ 1 – 3 tuổi), 400 mcg/ ngày (từ 4 – 8) tuổi, 600 mcg/ ngày (từ 9 – 13 tuổi)
  • Nam, nữ từ 14 tuổi trở lên: 900 mcg/ ngày với nam và 700 mcg/ ngày với nữ.
  • Phụ nữ mang thai: 750 mcg/ ngày (mẹ bầu từ 14 – 18) và 770 mgc/ ngày đối với mẹ bầu từ 19 tuổi trở lên
  • Phụ nữ đang cho con bú: 1200 mcg/ ngày (mẹ bầu cho con bú từ 14 – 18) và 1300 mcg/ ngày (mẹ bầu trên 19 tuổi).

Ngoài ra, liều lượng sử dụng vitamin A còn phụ thuộc vào loại bệnh lý và tình trạng sức khỏe.

  • Người lớn mắc bệnh thiếu hụt vitamin A, không liên quan đến bệnh khô mắt: Uống 100.000 IU uống hoặc tiêm bắp trong ba ngày. Sau đó, giảm liều lượng còn 50.000 IU mỗi ngày trong hai tuần. Sau hai tuần, có thể dùng liều 10.000-20.000 IU hàng ngày trong hai tháng.
  • Người lớn trong chương trình can thiệp cộng đồng: Uống liều duy nhất 20.000 IU mỗi tháng trong 6 tháng, 4 tháng hoặc 1 tháng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gan: Uống 5.000 IU hàng ngày trong 6 tháng hoặc 10.000 IU trong 4 tháng.

uống vitamin a đúng cách

6. Nguồn thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A

Có rất nhiều nguồn thực phẩm chứa cả vitamin A và tiền vitamin A dạng caroten. Chúng được chuyển hóa ở dạng cơ thể có thể được hấp thụ và sử dụng dễ dàng hơn các nguồn cung cấp carotenoids từ thực vật. Cơ thể chuyển đổi hiệu quả các carotenoids như beta-carotene thành vitamin A hoạt động phụ thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn như di truyền, chế độ ăn uống, sức khỏe và thuốc. Bởi vậy, những người theo chế độ ăn kiêng từ thực vật, nhất là người ăn chay cần thận trọng trong việc cung cấp đủ thực phẩm giàu carotene.
Các thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao nhất cao gồm:

  • Lòng đỏ trứng
  • Gan bò
  • Xúc xích gan
  • Dầu gan cá
  • Gan gà
  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá thu
  • Phô mai Cheddar

Thực phẩm chứa hàm lượng lớn tiền vitamin A carotenoids như beta-carotene như:

  • Khoai lang
  • Quả bí ngô
  • Cà rốt
  • Rau bina
  • Rau Parsely
  • Lá bồ công anh
  • Cải bắp
  • Bông cải xanh
  • Ớt đỏ
  • Cà chua
  • Cải xoăn
  • Bí đao
  • Đậu mắt đen
  • Dưa lưới

thực phẩm bổ sung vitamin a

7. Các khuyến cáo về độc tính và liều dùng của vitamin A

Bổ sung vitamin A có thể mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều hoặc quá ít có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Mức tiêu thụ vitamin A hàng ngày được khuyến cáo là 900 mcg (với nam) và 700 mcg (với nữ). Đồng thời, không được làm dụng vượt quá 10.000 IU (3.000 mcg) để ngăn ngừa độc tính. Việc tiêu thụ quá mức thường thông qua các thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan. Tuy nhiên, độc tính thường liên quan đến lạm dụng quá mức một số loại thuốc như Isotretinoin.
Vitamin A tan trong chất béo, lưu trữ và tích tụ không lành mạnh theo thời gian. Nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong với liều cực cao. Độc tính vitamin A cấp tính xảy ra nhanh chóng khi tiêu thụ một liều quá cao. Còn độc tính mãn tính xảy ra khi dùng liều hơn 10 lần RDA trong thời gian dài hơn. Nó bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể là tổn thương gan, tăng áp lực sọ, thậm chí tử vong. Chưa kể, nó còn gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như dị tật bẩm sinh.
Bởi vậy, để tránh độc tính, cần tránh bổ sung vitamin A liều cao. Hấp thụ nhiều carotenoids khi ăn uống không liên quan đến độc tính. Dù nghiên cứu cho thấy việc bổ sung beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và bệnh tim ở người hút thuốc. Do đó, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin A.

8. Một số lưu ý cần biết khi có nhu cầu bổ sung vitamin A

Để đảm bảo sức khỏe cơ thể, cần bổ sung vitamin A đúng cách và hiệu quả dựa trên một số lưu ý sau:

8.1 Các trường hợp chống chỉ định uống vitamin A

  • Người bệnh thừa vitamin A
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Thận trọng khi sử dụng với các thuốc khác cũng chứa vitamin A để tránh liều quá cao
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng nếu: mắc bệnh gan, thận, nghiện rượu và có mụn trứng cá.

8.2 Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Thừa thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tổn thương và làm suy giảm chức năng gan
  • Tích tụ độc tính, ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào, cơ quan
  • Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu
  • Khô mắt, giảm thị lực và đục thủy tinh thể
  • Gây hại đến thai nhi như chết lưu, khuyết tật, dị tật bẩm sinh,…
  • Một số biến chứng khác: vàng da, nổi mẩn, sợ ánh nắng, tóc dễ rụng, móng yếu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị lực, đau xương khớp, chán ăn, tăng trưởng chậm,…

8.3 Một số tương tác của vitamin A với thuốc khác

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc tăng cường tác dụng phụ. Tốt nhất, bẹn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý. ĐỒng thời, không tự ý sử dụng, ngưng dùng hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Một số loại thuốc khi sử dụng chung với vitamin A có thể gây nên các tương tác nguy hiểm như:

  • Đang sử dụng thuốc chứa retinol thì không nên dùng thêm vitamin A để tránh quá liều
  • Một số kháng sinh nhóm cyclin (tetracycline, minocycline,…) sử dụng kèm vitamin A liều cao làm tăng áp lực nội sọ.
  • Không sử dụng chung các thuốc gây tác động xấu cho gan bởi vitamin A liều cao có thể ảnh hưởng tới gan.
  • Vitamin A liều cao có thể làm tăng cường tác dụng của warfarin và nguy cơ chảy máu.
  • Tránh sử dụng cùng neomycin, cholestyramin, parafin lỏng, isotretinoin và thuốc tránh thai đường uống.

chống chỉ định khi sử dụng vitamin a

Xem thêm:

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin A có tác dụng gì?”. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể. Bao gồm hệ miễn dịch, thị lực, sinh sản và phát triển thai nhi. Thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin A đều có thể gây ra tác hại nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe, việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là cách tốt nhất để cung cấp đủ và đúng cách lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...