Vitamin D3 có tác dụng gì? Dưỡng chất thiết yếu cho mọi lứa tuổi, giúp xương chắc khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Để ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, bổ sung Canxi và Vitamin D3 là giải pháp hàng đầu. Ngoài xương, lại vitamin này còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Đặc biệt là da. Vậy cụ thể vitamin D3 có tác dụng gì? Liều lượng và cách thức sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Vitamin D3 là gì?
Vitamin D3 (Cholecalciferol hoặc “vitamin ánh nắng”) là vitamin tan trong chất béo, được xử lý ở gan và thận. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng canxi và phospho hấp thu từ ruột vào máu. Từ đó, vitamin D3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể là tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và đảm bảo xương khớp linh hoạt, chắc chắn.
2. Vitamin D3 có tác dụng gì?
Vitamin D3 có tác dụng gì với cơ thể? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Phải nói rằng, vitamin D3 mang lại nhiều giá trị, đảm bảo sức khỏe tốt. Điển hình là các công dụng liên quan đến xương khớp, tim mạch, tâm trạng, sức đề kháng, cân nặng,…
2.1 Xương khớp
Vitamin D3 là vi chất “nòng cốt” hỗ trợ hấp thụ canxi ở ruột non. Thiếu vitamin D3 dẫn đến suy giảm canxi trong máu do không hấp thụ được. Khi đó, cơ thể phải sử dụng canxi từ xương để ổn định hàm lượng canxi trong máu. Điều này khiến xương khớp yếu đi, dễ loãng xương, xốp xương, gãy xương cũng như mắc bệnh xơ cứng rải rác. Bởi vậy, việc bổ sung vitamin B3 và canxi đặc biệt quan trọng với người cao tuổi hoặc có vấn đề về xương.
2.2 Hệ miễn dịch
Vitamin D3 giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, chống lại các tác nhân gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp. Chưa kể, nó còn thúc đẩy sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh và tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch. Từ đó, đầy lùi tế bào ung thư và đảm bảo ổn định nồng độ insulin trong máu.
2.3 Tâm trạng
Một số nghiên cứu cho thấy, người có biểu hiện trầm cảm lâm sàng thường thiếu hụt vitamin D3. Mặc dù còn nhiều nghi vấn liên quan đến việc thiếu hụt này gây ra trầm cảm và thay đổi hành vi. Song, các chuyên gia đều công nhận tác động tích cực của vitamin D3 với não bộ. Cụ thể, gia tăng hàm lượng vitamin D3 có thể giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm. Dù còn nhiều tranh luận nhưng giá trị mang lại của vitamin này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong phác đồ điều trị bệnh trầm cảm sau này. .
2.4 Tim mạch
Nồng độ vitamin D3 ở người béo phì và huyết áp cao thường thấp hơn so với người khỏe mạnh. Trường hợp hàm lượng này vượt mức cho phép có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Bởi vậy, thiếu hay thừa vitamin này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bởi vậy, cần duy trì ổn định và cân bằng hàm lượng vitamin D3 trong cơ thể để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
2.5 Kiểm soát insulin
Vitamin D3 có khả năng kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin từ thụ thể của chúng. Bổ sung vitamin D3 giúp cơ thể tăng cường tổng hợp, giải phóng và phục hồi tiết insulin.
2.6 Phát triển cơ bắp
Vitamin D3 hỗ trợ duy trì và nâng cao sức khỏe cơ bắp. Bởi vậy, người bổ sung nhiều vitamin D3 hơn có cơ thể gầy hơn. Tuy nhiên, lượng cơ, chức năng và sức mạnh cơ bắp cao hơn.
2.7 Cân nặng
Theo kết quả nghiên cứu về việc giảm cân ở phụ nữ mãn kinh, duy trì lượng vitamin D3 phù hợp giúp đào thải lượng mỡ thừa, giảm kích thước vòng eo và cân nặng. Tuy vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng vitamin D3 chỉ có khả năng hỗ trợ chứ không phải hoàn toàn là phương pháp giảm cân.
2.8 Giảm nguy cơ ung thư
Bổ sung đầy đủ vitamin D3 có thể ngăn chặn khối u tuyến tiền liệt phát triển. Một nghiên cứu lâm sàng trên 25871 bệnh nhân cho thấy, bổ sung vitamin D3 làm giảm tỷ lệ ung thư tiến triển (di căn hoặc tử vong). Một nghiên cứu khác ở phụ nữ mãn kinh có bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày làm giảm 60% khả năng phát triển ung thư.
2.9 Chống viêm
Bên cạnh các công dụng trên, vitamin D3 còn hỗ trợ chống viêm và giảm mức độ nghiêm trọng do viêm gây ra. Thiếu hụt vitamin D3 rất dễ dẫn đến một số bệnh như chàm, dị ứng, hen suyễn, atopy,… Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin D3 trong thai kỳ giúp giảm hơn 20% nguy cơ hen suyễn, thở khò khè tái phát ở trẻ sau 3 tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung ở phụ nữ mang thai cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
2.10 Hạ huyết áp
Vitamin D3 giúp làm giảm nồng độ renin. Đây là một loại hormone do vỏ thượng thận sản sinh làm tăng huyết áp. Do đó, bổ sung vitamin D3 hỗ trợ làm hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp.
Xem thêm:
- Vitamin A có tác dụng gì? Cách bổ sung an toàn, hiệu quả cần biết
- Vitamin C có tác dụng gì? Liều dùng và tác dụng phụ cần lưu ý
3. TOP 3 cách giúp bổ sung vitamin D3 cho cơ thể
Vitamin D3 rất cần thiết cho cơ thể. Do đó, việc bổ sung đầy đủ, hiệu quả và an toàn vitamin này rất quan trọng với sức khỏe. Theo BCC, top 3 cách cung cấp vitamin D3 phổ biến nhất cho cơ thể bao gồm tiêu thụ thực phẩm, tiếp xúc ánh nắng mặt trời và sử dụng viên uống chứa vitamin D3.
3.1 Thực phẩm giàu vitamin D3
Vitamin D3 có trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Dù đây là cách bổ sung an toàn và đơn giản nhất Tuy nhiên, vi chất dễ bị thất thoát trong thời gian nấu chín. Bởi vậy, nếu chỉ hấp thụ từ thực phẩm thì rất khó đáp ứng đủ hàm lượng khuyến nghị.
- Nguồn từ động vật: gan bò, ngũ cốc, phô mai, bơ thực vật, dầu gan cá, cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng,…
- Nguồn từ thực vật: Hạnh nhân, yến mạch, đậu Hà Lan, sữa đậu nành tăng cường vitamin D,…
3.2 Hấp thụ từ ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách thức hấp thụ chủ động. Thời gian tắm nắng lý tưởng để cơ thể sản sinh vitamin D3 là khi tia UVB xuyên qua tầng ozon nhiều nhất là 9h sáng đến 4h chiều. Tuy nhiên, đây không phải là cách an toàn để duy trì hàm lượng vitamin D3. Chẳng hạn khung giờ trên ở một số quốc gia có thể gây cháy da, đen da và tăng nguy cơ ung thư. Chưa kể, cách hấp thụ này rất khó để nhận biết hàm lượng vitamin D3 tiêu thụ được. Bởi vậy, tăng cường vitamin D3 bằng viên uống chuyên biệt cần thiết hơn cả.
3.3 Dùng viên uống bổ sung vitamin D3
Quá trình hấp thụ và chuyển hóa vitamin ở người lớn tuổi ngày càng giảm dần. Thiếu hụt vitamin D3 có thể ngăn chặn sự phát triển của răng, hệ xương cũng như khả năng phòng tránh các bệnh lý. Khi đó, cần bổ sung hiệu quả vitamin này bằng dạng viên uống bổ sung. Nhờ đó, người lớn tuổi có thể dễ dàng hấp thụ vitamin. Đồng thời, đảm bảo hấp thụ canxi tối đa, tăng cường phát triển xương và đảm bảo sức khỏe miễn dịch.
Viên uống bổ sung vitamin D3 chủ yếu được bào chế ở dạng viên nang. Lượng vitamin được hấp thụ nhanh chóng chuyển hóa thành calcidiol (25-25-hydroxyvitamin D3) ở gan. Tận tiếp tục chuyển hóa chuyển hóa calcidiol thành calcitriol (1,25-hydroxyvitamin D3). Quá trình này giúp tăng cường hấp thu canxi và Phospho, bảo đảm sức khỏe xương khớp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng viên uống này. Một số người có thể gặp phải các biến chứng về khớp. Chẳng hạn như đau vai, lưng, thắt lưng, đầu gối và chân; bệnh nhân loãng xương, sưng tấy khớp xương mãn tính hậu phẫu thuật. Bởi vậy, cần tuân thủ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
4. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin D3 cho trẻ em
Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi bổ sung vitamin D3. Thiếu vitamin này chỉ biểu hiện rõ ràng biến chứng khi trở nặng. Bởi vậy, bố mẹ cần có kiến thức về cách bổ sung vitamin D và các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung vitamin D3:
- Tắm nắng: Đây là phương pháp bổ sung vitamin D hiệu quả. Cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng bởi ánh nắng tiếp xúc khi đó không gây hại cho sức khỏe. Nó có thể hỗ trợ chuyển hoá 7 – Dehydrocholesterol thành vitamin D3 hiệu quả.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D: Ăn uống đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin D. Chẳng hạn như cá, gan, dầu cá,… Hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa, bột dinh dưỡng, margarin, ngũ cốc,…
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm từ sữa,… Đặc biệt canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ.
- Bổ sung dầu, mỡ trong chế biến hoặc trong các món ăn khác nhằm tăng hấp thu vitamin D.
- Nhu cầu bổ sung vitamin D ở trẻ là 400 đơn vị. Tuy nhiên, rất khó để cung cấp đầy đủ thông qua bữa ăn hàng ngày. Nhất là trẻ sinh non, thiếu vitamin D bẩm sinh hoặc trẻ phát triển nhanh. Bởi vậy, cần lưu ý về cách cung cấp, liều lượng và thời gian bổ sung cho cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý:
Trường hợp bé đang sử dụng sữa bột công thức cường hóa vitamin D, cha mẹ nên căn cứ vào lượng canxi đã được định rõ trong thành phần sữa để bổ sung phần còn thiếu, tránh lạm dụng khiến cho cơ thể của bé bị ảnh hưởng do thừa vitamin D.
5. Cách dùng vitamin D3 để đạt hiệu quả tối ưu nhất
Để đảm bảo an toàn và tối đa hiệu quả hấp thụ vitamin D3, cần bổ sung đúng liều lượng và thời điểm. Trước khi dùng, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trong trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc các vấn đề khác. Chẳng hạn như nồng độ canxi/vitamin D cao, mắc bệnh thận, bệnh gan, khó hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm,…
Trường hợp sử dụng Vitamin D3 dạng lỏng, cần đo liều lượng bằng muỗng chuyên dụng. Còn với vitamin dạng viên nhai hoặc bánh thuốc, cần nhai kỹ trước khi nuốt. Nếu dùng Vitamin D3 dạng hòa tan, cần lau khô tay trước khi uống. Đặt thuốc trên lưỡi, đợi thuốc tan rồi nuốt bằng nước bọt hoặc nước.
Bên cạnh đó, có một số loại thuốc làm giảm hấp thụ loại vitamin này như cholestyramine/colestipol, dầu khoáng, orlistat,… Nếu bắt buộc phải sử dụng, trước khi uống vitamin D3, cần uống ít nhất 2 tiếng, lâu nhất có thể.
Vitamin D3 tan trong chất béo nên cần hợp chất này để hấp thụ hoàn toàn. Do đó, có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày. Ví dụ như bơ, trứng, các loại hạt, dầu dừa, dầu ô liu,… Các chuyên gia khuyến nghị nên uống vitamin D3 vào ban ngày cùng bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Thường được sử dụng vào buổi sáng. Để tránh quên uống thuốc, cần cố định lịch uống.
6. Một số câu hỏi thường gặp về vitamin D3
Để đảm bảo khả năng hấp thụ vitamin tốt nhất, cần lưu ý một số vấn đề sau:
6.1 Vitamin D3 khác vitamin D như thế nào?
Vitamin D3 là dạng tự nhiên của vitamin D. Nó được tìm thấy chủ yếu trong hải sản, gan và trứng. Khi được hấp thụ, vitamin D3 chuyển hóa thành dạng vitamin D, hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
6.2 Đối tượng không nên bổ sung vitamin D3
Không sử dụng vitamin D3 với người bị dị ứng hoặc gặp phải các vấn đề sau:
- Hàm lượng vitamin D trong cơ thể tăng cao (hypervitaminosis D).
- Hàm lượng canxi trong máu cao (tăng canxi huyết).
- Khó hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn (kém hấp thu).
- Thận trọng khi sử dụng với người mắc bệnh tim, thận, dị ứng, tiểu đường, mất cân bằng điện giải. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có thể gặp phải ảnh hưởng xấu nếu dùng quá liều.
6.3 Vitamin D3 có gây ra tác dụng phụ không?
Sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ giúp đảm bảo bổ sung Vitamin D3 an toàn và hiệu quả. Thừa hoặc thiếu vitamin D3 có thể gây hại lớn đến sức khỏe. Phản ứng thường gặp nhất là tăng canxi máu. Một số biểu hiện thường gặp là buồn nôn, táo bón, biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi và tâm trạng thất thường. Tình trạng này khiến xương khớp yếu đi, hình thành sỏi thận, cản trở hoạt động của tim và não. Uống vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không gây ra tác dụng phụ. Bởi vậy, nếu xuất hiện bất kỳ biến chứng nào, cần thông báo ngay với bác sĩ. Đặc biệt là các triệu chứng nghiêm trọng như: phát ban, sưng ngứa, chóng mặt, khó thở,…
6.4 Nên phòng ngừa tác dụng phụ của vitamin D3 như thế nào?
- Nếu bổ sung vitamin D3 bằng thực phẩm, cần lựa chọn sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Thông báo trước với bác sĩ về tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc hoặc mắc một số bệnh lý.
- Các chế phẩm vitamin D3 dạng lỏng, viên nhai hoặc viên hòa tan có thể chứa đường hoặc đường ăn kiêng aspartame.
- Sản phẩm dạng lỏng có thể chứa cồn. Bởi vậy, cần thận trọng với người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ bệnh lý nào.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm:
- Vitamin E có tác dụng gì? Cách dùng và một số lưu ý cần biết
- Vitamin K có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi bổ sung
7. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp chi tiết về “Vitamin D3 có tác dụng gì?”. Vitamin D3 không chỉ quan trọng cho sức khỏe xương, tim mạch mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Bổ sung vitamin D3 hợp lý thông qua chế độ ăn uống và các sản phẩm bổ sung giúp bạn tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi và người có nguy cơ thiếu hụt vitamin D. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.