Vitamin là gì? Các loại Vitamin và vai trò với sức khỏe

Vitamin là gì? Nguồn khoáng chất thiết yếu giúp đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và cần được bổ sung đầy đủ thông qua đa dạng thực phẩm

Vitamin là dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Vậy vitamin là gì, phân loại và vai trò của nó với sức khỏe ra sao? Làm thế nào để bổ sung hiệu quả dưỡng chất này cho cơ thể? Giải đáp ngay mọi thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

1. Vitamin là gì?

Vitamin được phát hiện lần đầu vào năm 1905 trong sữa. Hợp chất hữu cơ này cũng chứng minh được khả năng nuôi dưỡng và hỗ trợ phát triển. Đến năm 1912, nó mới được phân tách và được Casimir Funk miêu tả giống như amin. Từ đó, có tên là vitamin. Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin nên cần bổ sung thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Cơ thể thường dự trữ một lượng nhỏ mà không sử dụng hết. Dù cần với số lượng nhỏ nhưng nó là dưỡng chất cần thiết và quan trọng giúp duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cụ thể là tham gia chuyển hóa năng lượng, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng.
Vitamin có nhiều loại khác nhau và đảm nhận chức năng cụ thể. Cornelia Kennedy đã sử dụng hệ chữ cái latinh quen thuộc để đặt tên cho các loại vitamin. 5 loại vitamin đầu tiên được phát hiện với tên gọi là vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin E. Còn các chất hữu cơ có cấu trúc tương tự được phát hiện sau được đặt tên theo chữ số. Chẳng hạn như vitamin B1 (Thiamine), vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B3 (Niacin), vitamin B7 (Biotin),…

thực phẩm chức năng chứa vitamin

2. Anti vitamin

Anti-vitamin là hợp chất hóa học ngăn chặn khả năng hấp thụ hoặc hoạt động của vitamin. Chẳng hạn avidin là protein trong lòng trắng trứng sống ức chế khả năng hấp thụ biotin. Trong quá trình nấu ăn, hợp chất này bị vô hiệu hóa sau chế biến. Còn Pyrithiamine là hợp chất tổng hợp với cấu trúc phân tử tương tự thiamin (vitamin B1), ức chế enzym sử dụng thiamin.

3. Vai trò của vitamin với sức khỏe con người

Vitamin tuy yêu cầu với lượng nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số chức năng của vitamin với sức khỏe con người đã được BCC tổng hợp.

  • Thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết để duy trì sự sống và phát triển của tế bào.
  • Tham gia quá trình chuyển hóa và trao đổi chất thành năng lượng cho mọi hoạt động sống.
  • Tăng cường sức đề kháng và sức khỏe miễn dịch của cơ thể.
  • Tăng cường chức năng và điều hòa hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh.
  • Trở thành chất xúc tác giúp đồng hóa, biến đổi thức ăn và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
  • Bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Đó là nhờ đặc tính ức chế oxy hóa, khử độc và phục hồi tổn thương.
  • Tham gia hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý.

vai trò của vitamin

Xem thêm:

4. Phân loại Vitamin

Vitamin thường được phân loại dựa theo tính tan của các loại vitamin. Hai loại vitamin phổ biến là vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.

4.1 Vitamin tan trong nước

Đây là nhóm vitamin có thể hòa tan được trong nước, bao gồm vitamin C và vitamin nhóm B. Đặc tính này khiến chúng không được lưu trữ trong mô cơ thể. Thay vào đó, tồn tại trong máu và các chất lỏng dạng nước khác. Sau đó, được đào thải qua đường nước tiểu. Do đó, cần bổ sung loại vitamin này hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt.

4.2 Vitamin tan trong chất béo

Các loại vitamin có thể hòa tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E và K. Với đặc tính này, chúng thường được lưu trữ trong mô mỡ và gan. Các loại vitamin này có thể tồn tại đến vài tháng cho đến khi cơ thể cần sử dụng. Thế nhưng, để tối ưu khả năng hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, cần sử dụng kết hợp cùng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày.

các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ

5. Một số loại vitamin cần thiết với trẻ nhỏ

Hiện có khoảng 30 loại vitamin được các chuyên gia nghiên cứu. Chúng có chức năng sinh hóa đa dạng với vai trò quan trọng với sức khỏe. Dưới đây là một số loại vitamin cần thiết với cơ thể, cần được bổ sung đầy đủ.

5.1 Vitamin A

Vitamin A từ động vật tồn tại chủ yếu ở dạng rượu retinol. Còn với nguồn gốc thực vật, nó có ở 3 dạng: Beta, Alpha và Gamma carotene. Vitamin A có chức năng điều chỉnh sự phát triển và biệt hóa tế bào và mô. Đặc biệt là tóc, móng và da. Loại vitamin này còn có vai trò quan trọng với sức khỏe thị giác và xương. Đồng thời, tham gia tăng cường hệ miễn dịch.
Tình trạng thiếu vitamin A có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý. Chẳng hạn như khô da, tiêu chảy, giảm thể lực, dễ bị nhiễm trùng, viêm đường hô hấp,… Do đó, không thể không bổ sung loại vitamin này trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin A có thể được bổ sung từ đa dạng thực phẩm như: trứng, gan, sữa, thực phẩm giàu beta – caroten (cà rốt, bí đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,…),…

thực phẩm bổ sung vitamin a

5.2 Vitamin B

Các vitamin B đảm nhận các chức năng như đồng yếu tố enzyme (coenzyme) hoặc tiền chất cho chúng. Nhóm vitamin B có B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (axit pantothenic), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (axit folic) và B12 (cobalamin). Nó tham gia hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể giải phóng năng lượng khi cần. Ngoài ra, nhóm vitamin này còn giúp sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Nhóm vitamin B thường được tìm thấy trong cá, trứng, hải sản, thịt gia cầm, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, yến mạch…), các loại đậu, chế phẩm từ sữa,…

  • Vitamin B1

Vitamin B1 (Thiamin) giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, não bộ,… Đồng thời, hỗ trợ phòng chống bệnh Alzheimer và cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Loại vitamin này được tìm thấy trong các loại hạt, đậu nành, sữa bột, men bia, yến mạch,… Ngoài ra, nó còn có trong các loại thịt, cá và trứng.

  • Vitamin B2

Vitamin B2 (Riboflavin) có chức năng phòng chống bệnh phát ban, viêm loét miệng lưỡi, đỏ giác mạc mắt và bảo vệ tế bào thần kinh. Có thể cung cấp vitamin B2 từ thịt, sữa, trứng, hạnh nhân, phô mát,…

  • Vitamin B5

Vitamin B5 (Axit Pantothenic) làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch và chống lão hóa. Loại vitamin này có trong hầu hết các loại thực phẩm. Trong đó, hàm lượng lớn có trong trứng, thịt, cá, pho mát, bắp cải, ngũ cốc,…

  • Vitamin B6

Vitamin B6 (Pyridoxine) có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch, giảm cholesterol và ngăn ngừa sỏi thận. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong thịt bò, thịt gà, chuối, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám,…

  • Vitamin B7

Vitamin B7 (Biotin hay Vitamin H) giúp ngăn rụng tóc, chân tay tê cứng, vảy đỏ quanh mắt mũi, miệng. Và đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch. Loại vitamin này có nhiều trong trứng, thịt gia cầm, chuối, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, các sản phẩm từ sữa,…

  • Vitamin B12

Vitamin B12 (Cobalamin) hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đảm bảo hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Loại vitamin này có nhiều trong gan động vật, cá, thịt lợn và các loại gia cầm.

thực phẩm bổ sung vitamin b

5.3 Vitamin C

Vitamin C (axit Ascorbic) có tác dụng tăng cường sức khỏe của các mô cơ thể. Điển hình là nướu răng, xương vá mạch máu. Vitamin C còn hỗ trợ tổng hợp collagen, giúp da hồng hào và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Chưa kể, nó còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch và chống ung thư. Không bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể có thể gây mệt mỏi, chán ăn, chảy máu chân răng, da bong tróc,… Việc kết hợp các thực phẩm chứa sắt và vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho trẻ. Loại vitamin này chứa hàm lượng lớn trong các loại trái cây họ cam, quýt, ổi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, rau muống,…

thực phẩm bổ sung vitamin c

5.4 Vitamin D

Vitamin D là nhóm các Secosteroid tan được trong chất béo. Tương tự như hormone, nó có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa khoáng chất cho xương và một số cơ quan khác. Đồng thời, hỗ trợ hấp thụ khoáng chất quan trọng như canxi. Thiếu vitamin D rất dễ khiến mắc còi xương ở trẻ và loãng xương ở người cao tuổi. Vitamin D cũng tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền thần kinh và ngăn ngừa ung thư.
Do đó, ngoài tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm. Chẳng hạn như phô mai, sữa chua, ngũ cốc, nấm đông cô, cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng,…

thực phẩm bổ sung vitamin d

5.5 Vitamin E

Vitamin E là hoạt chất chống oxy hóa chính, khử gốc tự do gây hại giúp cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể là tăng sức đề kháng, giảm vết nhăn, ngăn ngừa lão hóa,… Thiếu vitamin E dẫn đến rối loạn thần kinh như nói lắp, mất kiểm soát cử động. Loại vitamin này được tìm thấy chủ yếu trong cá hồi, bơ, các loại hạt (hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hướng dương, hạt thông, quả phỉ), dầu oliu, dầu đậu nành, rau cải xanh, rau bina, chế phẩm từ sữa,…

thực phẩm chứa vitamin e

5.6 Vitamin K là gì?

Vitamin K (Phytomenadion) là vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp cân bằng nội mô nhờ khả năng kiểm soát quá trình đông máu. Loại vitamin này cũng có vai trò quan trọng trong hình thành và tái tạo xương. Đồng thời, ngăn ngừa đau tim và tai biến mạch máu não. Thiếu vitamin K có thể gây nên rối loạn chảy máu và tình trạng còi xương ở trẻ. Do đó, việc bổ sung loại vitamin này rất cần thiết. Cụ thể, vitamin K1 chủ yếu có trong các loại rau xanh thẫm như rau xanh (cải xoăn, cải thìa, rau diếp xanh, cải brussels), dầu thực vật, trái cây (bơ, kiwi, nho,…)… Còn vitamin K2 được sản sinh từ quá trình lên men như natto, miso…

thực phẩm giàu vitamin k

6. Nguyên nhân gây thừa, thiếu vitamin là gì?

Vitamin rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung vừa phải, theo các chuyên gia khuyến nghị. Bởi tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nên một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây thừa, thiếu vitamin để phòng tránh và đảm bảo sức khỏe tốt.

6.1 Thiếu vitamin

  • Khẩu phần ăn thiếu chất.
  • Hạn chế hoặc không hấp thu được vitamin do một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
  • Một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt do kháng sinh, làm chậm quá trình tổng hợp vitamin.
  • Không cung cấp đủ hàm lượng vitamin cần theo lứa tuổi, nhu cầu.
  • Một số nguyên nhân khác: thiếu men di truyền, yếu tố nội, sử dụng thuốc,…

6.2 Thừa vitamin

  • Tình trạng này thường gặp ở một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, D. Còn các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa do được đào thải nhanh, không tích lũy.
  • Lạm dụng các chế phẩm bổ sung vitamin.
  • Tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

mờ mắt do thiếu vitamin

Xem thêm:

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin là gì?”. Vitamin là hợp chất hữu cơ thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể. Chúng giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, có thể bổ sung thông qua thực phẩm chức năng nhưng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...