Xét nghiệm Beta là gì? Ý nghĩa và một số lưu ý cần biết

Xét nghiệm Beta hCG là gì? Chỉ số quan trọng giúp xác định sớm mang thai hay không cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi

Xét nghiệm Beta, hay còn gọi là xét nghiệm hCG, là phương pháp đo lượng hormone Human Chorionic Gonadotropin (hCG) trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ. Hormone này được sản xuất bởi nhau thai ngay sau khi thụ thai, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì thai kỳ. Mức độ hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng dần theo thời gian mang thai. Do đó, xét nghiệm Beta được sử dụng phổ biến trong đánh giá tình trạng sức khỏe bào thai. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm beta là gì, ý nghĩa và cách thực hiện xét nghiệm này như thế nào, cùng BCC tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. HCG là gì?

Khi còn trong bụng mẹ, bào thai được nuôi dưỡng nhờ bánh nhau thông qua dây rốn. Bánh nhau có nhiệm vụ như hàng rào trao đổi chất giữa mẹ và em bé. Chưa kể, nó còn giúp cân bằng nội tiết bằng cách bài tiết hormone điều hòa quá trình mang thai. Trong đó, HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là hormone quan trọng hàng đầu. HCG mang bản chất peptid, được sản sinh từ hợp bào nuôi giúp kích hoạt tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hormone sinh dục, hình thành giới tính của thai nhi.

2. HCG xuất hiện khi nào?

HCG được tiết ra ngay khi trứng được thụ tinh và làm tổ trên niêm mạc tử cung. Nồng độ HCG trong máu xuất hiện và tăng nhanh đến nồng độ tối đa lúc hai tháng rưỡi. Thậm chí, tăng gấp đôi bình thường trong 48-72 giờ sau đó. Sau đó, HCG giảm dần đến một mức nhất định khoảng tháng thứ tư và kéo dài đến lúc sinh.
HCG gồm hai tiểu đơn vị khác nhau là alpha và beta. Tiểu đơn vị alpha giống với chuỗi alpha của FSH và LH và chỉ có tiểu đơn vị beta mới đặc hiệu cho HCG. Do đó, định lượng nồng độ beta HCG là căn cứ cơ sở xác định định lượng HCG. Bởi vậy, đây là chỉ số quan trọng biểu hiện có thai và giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá sức khỏe thai kỳ.

3. Xét nghiệm Beta để làm gì?

Xét nghiệm Beta hCG giúp xác định chính xác hàm lượng hCG trong máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ cần xem xét có hormone này trong cơ thể không. Hormone hCG được tạo ra từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ. Bởi vậy, xét nghiệm beta nhằm giúp xác định người phụ nữ mang thai hay không. Bởi khi thụ tinh thành công, nồng độ hCG tăng cao. Nó còn giúp tầm soát dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Ngoài ra, chỉ số hormone hCG bất thường còn báo hiệu khối u trong cơ thể. Đặc biệt là khối u từ trứng hoặc tinh trùng. Xét nghiệm nồng độ hCG còn cho biết một số tình trạng sau:

  • Thai trứng: Nó xuất hiện sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Sau khi thụ tinh, sẽ phát triển thành phôi thai với nhau, gai nhau và túi ối. Tuy nhiên, trong trường hợp thai trứng, trứng chỉ phát triển thành một nang. Gai nhau dần bị thoái hóa, sưng to và trở thành túi dịch dính chùm giống trứng ếch.
  • Khối tăng sinh bất thường trong tử cung.
  • Ung thư tử cung.
  • Xét nghiệm thường không được chỉ định với phụ nữ có thai kỳ ổn định. Mà thường được thực hiện sau khi sảy thai và không bị thai trứng. Với nam giới, loại xét nghiệm này giúp chẩn đoán tình trạng ung thư tinh hoàn.

khi nào cần thực hiện xét nghiệm beta

Xem thêm: 

4. Thời điểm cần thực hiện xét nghiệm hCG

Hiện có 2 loại xét nghiệm HCG. Đó là định lượng beta HCG (B.hCG) và định lượng Free beta hCG (F.B hCG). Cùng BCC tìm hiểu ngay.

4.1 Xét nghiệm định lượng Free beta hCG (F.B hCG) là gì?

Xét nghiệm định lượng F.B hCG trong máu phụ nữ có thai giúp sàng lọc nguy cơ bất thường trong nhiễm sắc thể thai nhi. Điển hình là NST 13, NST 18 và NST 21. Nó thường được chỉ định xét nghiệm trong giai đoạn tuần 11-13 thai kỳ.

4.2 Xét nghiệm định lượng beta hCG (B hCG) là gì?

Chẩn đoán theo dõi sức khỏe thai nhi

Chẩn đoán xác định sớm có thai hoặc không. Thậm chí là khi chưa có các dấu hiệu như mất kinh nguyệt, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực,… Ngay khi bánh nhau hình thành, HCG nhanh chóng khuếch tán ngược vào máu mẹ. Đồng thời, thải nguyên dạng ra nước tiểu. Bởi vậy, nồng độ HCG có thể được định tính trong máu và nước tiểu của mẹ bầu. Điều này khiến que thử thai có chứa chất phản ứng với beta HCG. Do đó, đây là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm.

  • Theo dõi sức khỏe thai nhi: Đa số phụ nữ mang thai đều có nồng độ hCG tăng gấp đôi sau 48 đến 72 giờ ở những tuần đầu. Nồng độ đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 11-12 của thai kỳ. Sau đó, sẽ giảm dần và ổn định lại ở các tuần sau đó. Khi nghi ngờ bất thường ở thai nhi, nồng độ BhCG là căn cứ quan trọng giúp đánh giá và chẩn đoán. Nồng độ thấp có thể cảnh báo thai đã bị sảy, thai chết lưu hoặc mang thai ngoài tử cung. Còn định lượng HCG cao bất thường biểu hiện thai bị non tháng, mang đa thai, có thai trứng, bệnh lý tế bào nuôi…
  • Xét nghiệm định lượng B.hCG trong máu mẹ bầu giúp sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể thai nhi (NST 13, 18 và 21) ở tuần 16-18 thai kỳ (Xét nghiệm Triple test) dẫn đến dị tật bẩm sinh. Chẳng hạn như tầm soát sớm bệnh Down ở thai nhi.
  • Chuẩn đoán tuổi thai nhi tương đối.

chỉ số beta hcg giúp xác định mang thai ngoài tử cung

Chẩn đoán, theo dõi tiến triển và hiệu quả điều trị ung thư tế bào mầm

Thực hiện xét nghiệm beta hCG giúp đánh giá hiệu quả điều trị ung thư. Cụ thể là bệnh ung thư liên quan đến tinh trùng hoặc trứng (u tế bào mầm) như ung thư tinh hoàn hoặc buồng trứng. Bác sĩ thường chỉ định tiến hành xét nghiệm alpha-fetoprotein kết hợp cùng với xét nghiệm beta.

Nồng độ AFP và BhCG đều tăng cao cảnh báo ung thư tế bào mầm. Trong quá trình điều trị, nồng độ AFP và BhCG giảm rồi trở về mức bình thường chứng minh điều trị hiệu quả. Còn nếu nó không giảm hoặc tiếp tục tăng đồng nghĩa với điều trị không hiệu quả. Còn hàm lượng AFP và BhCG đã giảm lại tăng cao báo hiệu ung thư tái phát hoặc xuất hiện ung thư mới.

Ý nghĩa kết quả chẩn đoán
  • Xét nghiệm định lượng BhCG thường được sử dụng kết hợp cùng xét nghiệm AFP và LDH.

– Beta hCG

Nam: < 2.6 mIU/mL
Nữ không mang thai: ≤ 5.3 mIU/mL (giai đoạn tiền mãn kinh); ≤ 8.3 mIU/mL (Hậu mãn kinh).

– AFP ≤ 7 ng/mL ở nam giới và phụ nữ không có thai.

  • Chỉ số hCG ổn định: Thường từ 8-10 tuần sau khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể thai phụ đã dần ổn định. Ở mức sinh lý bình thường, nồng độ hCG ổn định cũng chứng tỏ không mang thai.
  • Chỉ số hCG tăng cao: Đây là biểu hiện chứng tỏ đang mang thai. Trường hợp nồng độ này quá cao so với bình thường báo hiệu thai phụ mang thai đôi, thai ba,…
  • Chỉ số hCG giảm mạnh: Cảnh báo thai nhi có thể ngừng phát triển, thậm chí thai lưu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xét nghiệm không đúng lúc có thể dẫn đến kết quả chưa chính xác.

Xét nghiệm beta HCG chỉ giúp xác định tình trạng mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi nhờ bánh nhau. Chứ không phản ánh gì về giới tính, cân nặng và trí thông minh của thai. Bởi vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng về chỉ số beta HCG và theo dõi nó liên tục. Do còn rất nhiều chỉ số khác giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của con yêu. Thay vào đó, các sản phẩm cần giữ tinh thần thoải mái, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi điều độ. Đặc biệt là chuẩn bị sẵn tinh thần đón bé yêu khỏe mạnh.

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm beta là gì?

Việc thực hiện xét nghiệm beta rất quan trọng trong chẩn đoán đoán mang thai và tình trạng phát triển của thai nhi. Do đó, cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Thường xét nghiệm beta trong mẫu máu có hiệu suất cao hơn nước tiểu. Dưới đây là các bước xác định nồng độ beta trong mẫu máu chi tiết:

  • Nhân viên y tế sát khuẩn tại vị trí lấy mẫu máu bệnh phẩm ở tĩnh mạch cánh tay hoặc khuỷu tay.
  • Tiến hành lấy mẫu máu. Ống đựng máu được gắn vào đầu còn lại của kim. Khi đủ lượng máu, rút kim ra và dán băng gạc tại vùng lấy máu.
  • Máu được bảo quản và mang đi phân tích bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng.
  • Khi có kết quả, bác sĩ tiến hành đọc, phân tích và đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân (nếu có bất thường).

mẫu máu xét nghiệm beta hcg

6. Thực hiện xét nghiệm Beta hCG có hoàn toàn chính xác không?

Xét nghiệm Beta hCG có chính xác hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, kết quả xét nghiệm beta hCG có tính chính xác lên đến 97%. Bởi tính chính xác của nồng độ hCG còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như:

  • Thực hiện xét nghiệm chỉ số beta hCG quá sớm: Thực hiện quá sớm khi nồng độ hCG còn khá ít. Điều này có thể làm sai lệch kết quả so với thực tế. Có không ít trường hợp mang thai nhưng vẫn cho ra kết quả âm tính do thực hiện sớm.
  • Mẫu xét nghiệm không đạt yêu cầu: Kết quả có thể bị sai lệch do cách thức lấy mẫu và điều kiện bảo quản không đảm bảo. Ngoài ra, xét nghiệm Beta hCG qua mẫu nước tiểu thường không đảm bảo tính chính xác của kết quả.
  • Do sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm: Một số loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng hay thức ăn trước khi xét nghiệm có thể làm sai lệch kết quả. Chẳng hạn như nồng độ này có thể tăng hoặc giảm mà không phải do mang thai.
    Do đó, để có kết quả xét nghiệm hCG chính xác nhất, bạn cần liên hệ với bác sĩ và tuân thủ đúng quy định xét nghiệm.

7. Một số lưu ý cần chú ý khi thực hiện xét nghiệm beta hCG

  • Cần thực hiện xét nghiệm hCG đúng thời điểm, không nên quá sớm hoặc muộn. Các chuyên gia khuyến cáo nên xét nghiệm khi nghi ngờ mang thai hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ.
  • Có thể thực hiện xét nghiệm hCG cùng với siêu âm để chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai và kết quả thai nhi.
  • Tốt nhất là nên lấy mẫu xét nghiệm hCG vào buổi sáng sớm, khi chưa ăn uống quá nhiều.
  • Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu, cần sử dụng nước tiểu đầu tiên trong ngày để đảm bảo tính chính xác của kết quả. Bởi nó có nồng độ hCG cao nhất. Mẫu nước tiểu được lấy sau lần đi tiểu trước tối thiểu 4 tiếng có nồng độ hCG cao.
  • Phương pháp kiểm tra nồng độ hCG không thể xác định chính xác giới tính thai nhi và sức khỏe hiện tại của bé. Do đó, mẹ bầu cần cân nhắc làm thêm một số xét nghiệm khác.
  • Cần tiến hành một số thao tác cần thiết nếu thực hiện xét nghiệm máu.

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Xét nghiệm Beta (hay còn gọi là xét nghiệm hCG) là gì?”. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp xác định và theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, nó còn là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của sự mang thai. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số yếu tố trong quá trình xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả chính xác nhất. Đồng thời, có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá được toàn diện. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

xét nghiệm di truyền là gì

Xét nghiệm di truyền là gì? Phân loại và ý nghĩa trong y học

Xét nghiệm di truyền là gì? Phương pháp chẩn đoán bất thường về gen và rối loạn di truyền được...
xét nghiệm công thức máu là gì

Xét nghiệm công thức máu là gì? Ý nghĩa và quy trình thực hiện

Xét nghiệm công thức máu là gì? Xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tổng quát, phát hiện...
xét nghiệm sinh thiết là gì

Xét nghiệm sinh thiết là gì? Phân loại và ý nghĩa trong y học

Xét nghiệm sinh thiết là gì? Thủ thuật có độ chính xác cao trong chẩn đoán các bệnh lý và...