Xét nghiệm miễn dịch – Các loại xét nghiệm và lưu ý cần biết

Xét nghiệm miễn dịch giúp nhanh chóng phát hiện chính xác bệnh nguy hiểm dựa vào kết quả phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể

Xét nghiệm miễn dịch là bước quan trọng trong quá trình khám bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm miễn dịch giúp đánh giá chính xác tình hình sức khỏe của mỗi người. Cụ thể là tình trạng cơ thể, các tác nhân, mầm bệnh (nếu có),… Từ đó có phương hướng điều trị bệnh lý thích hợp và kịp thời.

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện các chất hay tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Cụ thể là các xét nghiệm dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra các căn nguyên. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), hormone, sắc tố hemoglobin trong máu,… Từ đó, có thể chẩn đoán chính xác dựa vào kết quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tổng hợp. Đồng thời, đánh giá tình trạng sức khoẻ và đặc biệt tầm soát được ung thư hệ tiêu hoá.
Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ chứa các tác nhân gây bệnh hay vật lạ (gọi là kháng nguyên). Kháng thể chính là các protein liên kết với loại kháng nguyên đặc biệt, trung hoà và thu hút tế bào miễn dịch khác. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ tự sinh ra các kháng thể tương ứng để chống lại các kháng nguyên ấy. Hiện nay có rất nhiều loại xét nghiệm miễn dịch phụ thuộc vào từng loại bệnh chẩn đoán.

hoạt động xét nghiệm

2. Một số phương pháp xét nghiệm miễn dịch

Dưới đây là một số phương pháp miễn dịch:

  • Miễn dịch đo độ đục.
  • Miễn dịch điện hóa phát quang.
  • Miễn dịch hóa phát quang.

Xét nghiệm miễn dịch đo độ đục được ứng dụng trong định lượng chất có trọng lượng phân tử không quá nhỏ. Cụ thể là IgA, IgM, IgG. CRP… Còn xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang được chứng minh kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao hơn, đo dải rộng. Đồng thời, không cần phải pha loãng mẫu thử. Tuy nhiên, vẫn nhạy hơn các phương pháp như EIA, ELISA đo màu thông thường. Bởi không cần thời gian ủ lâu. Phương pháp xét nghiệm này thường được dùng để phân tích nhiều hợp chất có tầm quan trọng như hormone, dược phẩm và những marker sinh dục khác.

xét nghiệm hóa mô miễn dịch

Xem thêm:

3. Các loại xét nghiệm miễn dịch

Tầm soát ung thư là giải pháp vàng giúp chẩn đoán sớm các dấu hiệu có khả năng phát triển ung thư. Đặc biệt, cần duy trì tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần. Nhờ đó, dễ dàng đón đầu bệnh lý, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống. Hiện nay, có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa miễn dịch trong tầm soát ung thư. Cùng BCC khám phá ngay.

3.1 Phát hiện các bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Đặc biệt là truyền từ người này sang người khác. Tùy vào vật gây nhiễm trùng mà có triệu chứng khác nhau. Phổ biến nhất là sốt và mệt mỏi. Bệnh có thể khỏi nếu nhẹ bằng các phương pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong. Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được ứng dụng để phát hiện virus viêm gan B, C, HIV hay virus HPV. Từ đó, bác sĩ có thể ngăn tiến triển nặng bằng phác đồ điều trị phù hợp.
Để xác định viêm amidan do nhiễm trùng hay sốt tinh hồng nhiệt, cần xét nghiệm miễn dịch để xác định tồn tại vi khuẩn Streptococcus gây bệnh hay không. Đối với phụ nữ mang thai cũng được bác sĩ khuyến khích tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện sớm những trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

3.2 Tầm soát ung thư tiêu hóa

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là giúp phát hiện sớm và có cơ hội kéo dài thời sống. Xét nghiệm miễn dịch giúp xác định sắc tố hemoglobin có trong máu, báo hiệu có máu trong phân. Máu hiện diện trong phân do bệnh trĩ, polyp, ung thư ruột. Dưới đây là một số đối tượng nên ứng dụng loại hình xét nghiệm miễn dịch này:

  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, không lành mạnh,…
  • Người có gia đình mắc tiền sử các bệnh như ung thư thực quản, đại tràng, dạ dày…
  • Người bị polyp, viêm loét đại tràng, dạ dày, có vi khuẩn HP,…

Phát hiện ra sớm các tế bào ung thư có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

3.3 Xét nghiệm dị ứng

Dị ứng là cách phản ứng lại “thái quá” của hệ miễn dịch trước các yếu tố bên ngoài môi trường. Một số triệu chứng đặc trưng phải kể đến như ngứa, nổi mẩn, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi,… Tùy vào tác nhân cũng như con đường có thể gây ra dị ứng để xác định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Chẳng hạn như dị ứng từ đường hô hấp (phấn hoa, khói bụi…), tiêu hóa (hải sản, đậu nành, đậu phộng,…), tiếp xúc (phát ban, ngứa ngáy,…). Tương ứng sẽ có một số loại xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, thức ăn, da,…

xét nghiệm miễn dịch dị ứng

3.4 Thử thai

Que thử thai giúp xác định chính xác đã mang thai hay chưa. Cụ thể là hiện ra hormone thai kỳ HCG có trong nước tiểu. Cơ chế là do các kháng thể trong que thử có phản ứng gắn kết với kháng nguyên là beta HCG (có trong nước tiểu của phụ nữ có thai) khi đến vạch thứ nhất sẽ làm đổi màu lần 1. Các kháng thể còn lại không được gắn sẽ làm đổi màu lần 2 khi đến vạch thứ 2. Vì vậy, 2 vạch là biểu hiện người phụ nữ mang thai. Nếu không có, sẽ không có phản ứng gắn kết giữa kháng nguyên beta HCG trong nước tiểu và kháng thể trong que thử. Từ đó, chỉ làm đổi màu lần 1 nên đi qua vạch 1.

3.5 Nhận diện tác nhân gây nhiễm khuẩn

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện các tác nhân virus gây bệnh như HPV, HIV, viêm gan C, Streptococcus (gây viêm amidan). Việc tìm ra chính xác loại vi trùng gây bệnh tạo điều kiện cho việc điều trị hiệu quả và thành công. Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai được chỉ định xét nghiệm miễn dịch để xác định sự tồn tại của ký sinh trùng Toxoplasma Gondii.

3.6 Xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khối

Nếu bị nhồi máu cơ tim hoặc bị huyết khối, một số protein đặc hiệu trong cơ thể sẽ tăng lên. Khi đó, cần thực hiện các loại xét nghiệm miễn dịch để phát hiện các loại protein đó. Việc phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim giúp xác định phương pháp điều trị kịp thời.

3.7 Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh tiểu đường là biểu hiện trong nước tiểu có đường, protein, máu hoặc tế bào viêm. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tổn thương vùng thận. Từ đó, nó thể xác định loại xét nghiệm miễn dịch tương ứng. Có thể nói, đây còn là một trong những loại xét nghiệm sinh hóa miễn dịch thường gặp trong tầm soát ung thư.
Mẫu nước tiểu thường được đánh giá qua 3 cách:

  • Kiểm tra cảm quan bằng cách quan sát màu sắc và mùi của nước tiểu. Dấu hiệu bất thường có thể báo hiệu các bệnh nhiễm trùng,
  • Phân tích bằng que thăm dò cho biết một số chỉ số: đường, protein, máu, độ PH,…
  • Kiểm tra dưới kính hiển vi.

3.8 Xét nghiệm kiểm tra chất kích thích

Các xét nghiệm miễn dịch cho biết người đó có sử dụng chất kích thích hay không. Bằng cách dựa vào tác động đến hệ thần kinh trung ương. Ví dụ như doping, cần sa, morphin, cocain, thuốc lắc, ma túy tổng hợp,… Ngoài ra, nó còn được ứng dụng để phát hiện các hóa chất, chất độc, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… được khuyến cáo trong từng trường hợp.

3.9 Xét nghiệm miễn dịch Hbsag

Hepatitis B surface Antigen (Hbsag) là loại kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây cũng là một trong những kháng nguyên của virus viêm gan B xuất hiện ở huyết thanh của người bệnh. Bởi vậy, việc xét nghiệm miễn dịch Hbsag rất cần thiết để xác định xem người bệnh có nhiễm siêu vi B không. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện chính xác tình trạng phát triển, lây lan hay mức độ ảnh hưởng của virus viêm gan B. Do đó, bệnh nhân cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác theo chỉ định để biết chính xác.

3.10 Xét nghiệm miễn dịch Cyfra 21-1

Xét nghiệm miễn dịch cyfra 21-1 giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị một số loại ung thư. Cụ thể là ung thư phổi, vú, thực quản, bàng quan hay cổ tử cung. Do định lượng Cyfra 21-1 là một chất chỉ điểm ung thư có trong máu người bệnh. Nếu mắc bệnh ung thư phổi, nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ, chỉ số định lượng tăng mạnh. Tương tự như các loại bệnh ung thư trên. Tuy nhiên, định lượng Cyfra 21-1 thường sẽ giảm sau khi phẫu thuật hoặc tiến hành hoá trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ngoài ra, nó có thể tăng lên khi ung thư tái phát.

3.11 Xác định nhóm máu

Xác định nhóm máu cũng là xét nghiệm quan trọng, đặc biệt trong trường hợp truyền máu khẩn cấp. Bởi nhóm máu người cho và người nhận cần tương thích. Ngoài ra, liệu pháp xét nghiệm miễn dịch này còn giúp chẩn đoán các trường hợp nghi suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đồng thời, phân biệt những dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chưa kể, nó còn hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp này dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Thực tế, mỗi người sẽ có nhóm máu riêng với đặc trưng riêng biệt. Do đó, khi tầm soát ung thư định kỳ, bạn cần xác định dựa trên một số nhóm máu sau:

  • Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống B trong huyết thanh.
  • Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống A trong huyết thanh.
  • Nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể trong huyết thanh.
  • Nhóm máu O: không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A và B trong huyết thanh.

các chỉ số xét nghiệm máu

4. Một vài chỉ số, định lượng xét nghiệm miễn dịch phổ biến hiện nay

Bác sĩ sẽ đưa ra một số định lượng để chỉ định làm xét nghiệm. Bao gồm:

  • Định lượng CA¹²⁵ (cancer antigen 125) [Máu]
  • Định lượng CA 19 – 9 (Carbohydrate Antigen 19-9) [Máu]
  • Định lượng CA 15 – 3 (Cancer Antigen 15- 3) [Máu]
  • Định lượng CEA (Carcino Embryonic Antigen) [Máu]
  • Định lượng Cyfra 21-1Định lượng CA 72-4Calcitonin
  • Định lượng FSH (Follicular Stimulating Hormone) [Máu]
  • Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine) [Máu]
  • Định lượng FT4 (Free Thyroxine) [Máu]
  • Định lượng LH (Luteinizing Hormone) [Máu]
  • Định lượng Progesteron [Máu]
  • Định lượng PSA tự do (Free prostate-Specific Antigen) [Máu]
  • Định lượng PSA toàn phần (Total prostate-Specific Antigen) [Máu]
  • Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen) [Máu]
  • Định lượng T3 (Tri iodothyronine) [Máu]
  • Định lượng T4
  • Định lượng Testosterol [Máu]
  • Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone) [Máu]
  • HBsAb định lượng
  • Helicobacter pylori Ab test nhanh
  • Double test
  • Triple testcf-DNA EBV
  • Định lượng SHBGACTH (Hormon kích vỏ thượng thận)
  • ADH ( Hormon chống bài niệu)
  • AdrenalineNoadrenalineDopamineCD4
  • Chất gây nghiện trong máu (Heroin…)
  • E2
  • Prolactin
  • HE4
  • IgA/ IgE/ IgG/ IgM ( máu/ dịch)
  • InsulinPanel dị ứng 60 dị nguyên

xét nghiệm hcv ab miễn dịch tự động

Xem thêm:

5. Lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch

Để hoàn thành xét nghiệm miễn dịch hiệu quả, cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối các bước hướng dẫn chuẩn bị cho xét nghiệm miễn dịch của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Chẳng hạn như nhịn ăn trong vài giờ trước xét nghiệm hoặc nhịn qua đêm, uống nhiều nước hơn trong khoảng 10-12 giờ trước giờ xét nghiệm,… Từ đó, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
  • Trả lời thành thật và chính xác một số thông tin mà bác sĩ yêu cầu. Ví dụ như tiền sử bệnh, thói quen, các chất kích thích đã sử dụng,…
  • Báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng. Bao gồm các thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc từ thảo dược,… Tốt nhất là nên thông báo cả về thời gian bạn sử dụng thuốc. Nhất là thuốc chống đông máu hoặc chống động kinh. Từ đó, đảm bảo không sai lệch khi đưa ra dự đoán.

6. Tạm kết

Xét nghiệm miễn dịch không chỉ giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý miễn dịch một cách hiệu quả. Nó còn là công cụ để hiểu về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời, hỗ trợ theo dõi tình hình mầm bệnh nếu có cũng như phát triển các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời, duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối. Từ đó, giúp bảo vệ hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Với sự kết hợp này, chúng ta có thể đảm bảo rằng hệ miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất để đối phó với mọi thách thức sức khỏe. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...