Xét nghiệm vi sinh – Quy trình, mục đích và thời điểm cần xét nghiệm

Xét nghiệm vi sinh, bước đột phá trong y học giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh, giai đoạn phát triển và liệu pháp điều trị hiệu quả

Xét nghiệm vi sinh không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng. Việc tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Quá trình xét nghiệm phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra, mẫu bệnh phẩm và loại bệnh nhiễm trùng cụ thể. Từ đó, bác sĩ có quyết định lựa chọn xét nghiệm phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm vi sinh, phân loại và vai trò cụ thể.

1. Xét nghiệm vi sinh là gì?

Xét nghiệm vi sinh là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực y học. Nó được sử dụng để phân tích và chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm. Từ đó, tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng. Bác sĩ dựa vào đó có thể đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.
Mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm vi sinh được lấy từ nhiều nguồn, tương ứng với bệnh chẩn đoán. Chúng có thể được lấy từ người, động vật, môi trường sống, dụng cụ, thức ăn,… Một số mẫu bệnh phổ biến như nước tiểu, dịch tủy não, mủ, dịch tiết màng phổi, màng tim, từ các khớp, mẫu từ họng, đờm, mẫu cấy máu, phân,…
Phạm vi ứng dụng của xét nghiệm vi sinh rất đa dạng và hữu hiệu. Nó được sử dụng trong quá trình chẩn đoán nguồn gây bệnh, mức độ tiến triển và cách cơ thể phản ứng. Đồng thời, hỗ trợ điều trị, đưa ra cách phòng ngừa và ứng dụng nghiên cứu khoa học. Chưa kể, nó còn được ứng dụng trong các tình huống pháp lý và đối phó với chiến tranh sinh học, khủng bố.

mẫu máu xét nghiệm

2. Mục đích xét nghiệm vi sinh

Xét nghiệm vi sinh là công cụ hữu ích giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Từ đó, cung cấp phương pháp điều trị chính xác hơn. Theo nghiên cứu, nhiễm trùng được xem là nhóm bệnh có tỷ lệ người mắc cao hàng đầu tại nước ta. Bên cạnh một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, béo phì và ung thư. Các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và nhiễm trùng da. Mỗi người đều có khả năng mắc phải ít nhất một loại nhiễm trùng trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người bệnh rất chủ quan. Thay vì đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Họ thường tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Nó chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời và để lại nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể là khả năng phát triển kháng thuốc và suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, để giải quyết vấn đề này, cần sử dụng kháng sinh phù hợp và xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Bởi vậy, xét nghiệm vi sinh ra đời giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo quá trình điều trị an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

trang thiết bị xét nghiệm

3. Khi nào người bệnh cần xét nghiệm vi sinh?

Thông qua tiếp xúc, nhiều người rất khó tránh khỏi việc lây nhiễm từ nguồn bệnh. Thậm chí, người mang vi khuẩn, virus tiềm ẩn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng này. Một số bệnh truyền nhiễm thường liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, nhiễm trùng đường máu hoặc nhiễm trùng da.
Trong điều kiện thuận lợi, các tác nhân này hoạt động và gây ra một số dấu hiệu nhiễm trùng. Điển hình là sưng, loét có mủ, sốt, ho, hắt hơi,… Bởi vậy, việc xét nghiệm vi sinh rất quan trọng để xác định tác nhân gây bệnh. Từ đó, hỗ trợ chẩn đoán bệnh và lựa chọn phương án điều trị hợp lý, an toàn. Tuy nhiên, một số người bệnh chủ quan không đến thăm khám. Vì vậy, bất kể khi nào có dấu hiệu nhiễm trùng, cần tiến hành xét nghiệm vi sinh.

4. Vai trò của xét nghiệm vi sinh

Nghiên cứu về vi sinh vật y học trở thành vấn đề toàn cầu được đặc biệt quan tâm. Trong TOP 10 vấn đề sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới quan tâm, có tới 5 vấn đề liên quan đến vi khuẩn và virus. Đó là: cúm, HIV, virus Ebola, sốt xuất huyết, kháng kháng sinh và viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Chúng được coi là mối đe dọa đối với sức khỏe nhân loại.
Vai trò lớn nhất của Ngành vi sinh vật học là chẩn đoán chính xác các bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm. Vi sinh vật gây bệnh được tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm. Cụ thể là máu, đờm, mủ, dịch, nước tiểu, phân và huyết thanh. Các nhà vi trùng học chuyên nghiệp có thể dễ dàng nhận biết, phân lập, chẩn đoán và ngăn ngừa hại khuẩn. Họ còn có thể phát minh các loại thuốc kháng khuẩn nhờ biến đổi gen vi khuẩn có lợi.
Vi sinh vật gây bệnh được có thể chẩn đoán trực tiếp và gián tiếp. Một số phương pháp xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi; xét nghiệm nuôi cấy, định danh; xác định khả năng kháng sinh của vi sinh vật; xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm sinh học phân tử. Cùng BCC tìm hiểu ngay.

4.1 Xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi

Đây là phương pháp xét nghiệm nhanh, đơn giản và tiết kiệm. Nó có thể thực hiện được ở tuyến cơ sở. Kết quả đưa ra thường là giá trị chẩn đoán sơ bộ và định hướng nuôi cấy. Tuy nhiên, có một số trường hợp, kết quả quyết định chẩn đoán một số bệnh. Chẳng hạn như bệnh lậu, phong, lao, giang mai, cầu khuẩn gram âm trong dịch não tủy (não mô cầu, vi khuẩn lậu, nấm men trong dịch tử cung),… Xét nghiệm vi sinh soi trực tiếp là bước đầu, tạo cơ sở chẩn đoán cho các bước tiếp theo.
Với xét nghiệm soi trực tiếp, có thể lựa chọn: Soi tươi vi sinh vật sống; Soi qua thuốc nhuộm khi vi sinh vật chết; Soi dưới kính hiển vi điện tử và soi trường vi sinh vật kích thước siêu hiển vi. Mỗi giải pháp lại mang ý nghĩa và giá trị riêng:

  • Soi tươi

Soi tươi giúp phát hiện vi sinh vật di động. Đặc biệt quan trọng với vi khuẩn giang mai, phẩy khuẩn tả, xoắn khuẩn, Amip,… Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng trong chẩn đoán, tìm trứng, ấu trùng ký sinh hoặc các sợi/bào tử nấm.

  • Soi vi sinh vật qua nhuộm

Đây là phương pháp phát hiện vi sinh vật nhờ sử dụng các chất nhuộm khác nhau. Các tác nhân được phân biệt dưới kính hiển vi quang học. Xét nghiệm này cho phép nhận định hình thể, cách sắp xếp – cấu trúc của vi sinh vật và tính chất bắt màu. Phương pháp này hiệu quả với hầu hết các loại vi khuẩn thông thường.

  • Soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử

Phương pháp này được sử dụng để soi các vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi (virus). Hoặc soi siêu cấu trúc vi sinh vật. Phương pháp này ít được sử dụng. Chủ yếu được ứng dụng trong nghiên cứu.

xét nghiệm vi sinh bằng kính hiển vi

4.2 Xét nghiệm nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ

Để nuôi cấy được vi sinh vật, người ta phải lựa chọn môi trường và điều kiện thích hợp nhằm gia tăng lượng vi sinh vật. Sau đó, tách các vi khuẩn riêng rẽ để định danh và kháng sinh đồ. Phương pháp này tốn nhiều thời gian để đưa ra kết quả. Tuy nhiên, tính chính xác và độ đặc hiệu cao. Bởi vậy, nó được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, xác định vi sinh vật trong bệnh phẩm và khả năng gây bệnh của chúng. Chưa kể, chỉ phương pháp này mới giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra loại và liều dùng kháng sinh điều trị phù hợp. Xét nghiệm nuôi cấy thường được dùng để chẩn đoán vi khuẩn dễ mọc.
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm vi sinh này có một số yêu cầu nghiêm ngặt. Cụ thể:

  • Đòi hỏi trang bị hiện đại
  • Quy trình lấy, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm đúng quy định
  • Yêu cầu kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao

Ngoài ra, còn có một số lưu ý sau:

  • Độ nhạy bị ảnh hưởng lớn do thuốc kháng sinh
  • Bệnh phẩm có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển bệnh
  • Khó hoặc không thể chẩn đoán vi sinh vật không phát triển được trong môi trường nuôi cấy.

định danh vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy

4.3 Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch

Xét nghiệm miễn dịch là xét nghiệm gián tiếp nhằm xác định vi sinh vật. Bao gồm các bằng chứng về quá trình nhiễm trùng. Xét nghiệm huyết thanh dựa trên sự kết hợp của kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu biết trước. Từ đó, có thể phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu trong bệnh phẩm. Tùy từng kỹ thuật mà các xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu và thời gian hoàn thành xét nghiệm khác nhau. Phương pháp này hữu hiệu với vi sinh vật nội bào, ký sinh trùng gây bệnh ở mô hoặc lạc chỗ.

Ưu điểm
  • Có thể chẩn đoán dù vi sinh vật rất ít hoặc không tồn tại
  • Chẩn đoán được vi sinh vật bị kháng sinh ảnh hưởng, không phát hiện được bằng xét nghiệm nuôi cấy
  • Bệnh phẩm có thời gian bảo quản lâu
  • Đưa ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác và độ nhạy cao
  • Có thể thực hiện hàng loạt
Hạn chế
  • Chẩn đoán ít có giá trị với vi sinh vật chưa tìm ra kháng nguyên đặc hiệu, các yếu tố độc lực đặc hiệu. Chẳng hạn như lao, sốt rét
  • Độ đặc hiệu của chẩn đoán phụ thuộc vào lớp kháng thể được phát hiện và giai đoạn phát triển bệnh.

4.4 Xét nghiệm sinh học phân tử

Xét nghiệm sinh học phân tử kỹ thuật cao giúp phát hiện gen đặc trưng của tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm. Trong đó, phương pháp PCR, đặc biệt là real-time PCR phổ biến nhất. Hiện nay, các bộ sinh phẩm thương mại, ngoài xét nghiệm đơn từng căn bệnh, đã có bộ xét nghiệm đa mồi. Công cụ này giúp phát hiện nhiều tác nhân cùng một lúc.
Với tính chính xác cao, nó được xem là tiêu chuẩn khẳng định bệnh nhiễm trùng. Nhất là với các tác nhân khó hoặc không thể nuôi cấy. Hoặc các tác nhân có nguy cơ cao về an toàn và an ninh sinh học. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Đồng thời, yêu cầu cao về chuyên môn và kỹ thuật nên ít cơ sở y tế có thể thực hiện.

Ưu điểm
  • Độ nhạy, độ chính xác và đặc hiệu cao
  • Dễ dàng phát hiện căn nguyên và tính trạng của vi sinh vật
  • Nhanh chóng phát hiện mức độ nhiễm trùng, xác định giai đoạn, tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị
  • bệnh. Ví dụ như đo tải lượng virus viêm gan B, C, virus HIV
  • Phát hiện nơi dịch bệnh xuất phát
  • Bệnh phẩm có thể bảo quản được lâu
Hạn chế
  • Chi phí xét nghiệm tốn kém
  • Yêu cầu trang thiết bị, máy móc chẩn đoán hiện đại
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm cần có chuyên môn và kỹ thuật cao
  • Khó phát hiện tính trạng chưa tìm được gen đặc hiệu hoặc khó thực hiện nếu gen đặc hiệu không ổn định
  • Cần loại trừ hiện tượng nhiễm chéo axit nucleic
  • Free DNA và RNA khác với thanh khử trùng truyền thống.

thiết bị xét nghiệm hiện đại

5. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm vi sinh

Người bệnh cần lưu ý một số điều trước khi xét nghiệm vi sinh. Từ đó, đảm bảo kết quả chính xác cao nhất. Cụ thể:

  • Một số xét nghiệm vi sinh như xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, HIV không yêu cầu chặt chẽ việc lấy máu trước hoặc sau ăn.
  • Với mẫu bệnh phẩm như nước tiểu, phân, mủ, dịch đờm cần chuẩn bị dụng cụ đựng vô trùng. Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài bộ phận sinh dục trước khi lấy mẫu. Đồng thời, tránh thụt rửa sâu hoặc sử dụng chất tẩy rửa tính acid, kiềm.
  • Khai báo đầy đủ với bác sĩ về tiền sử bệnh, dị ứng cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
  • Bảo quản mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ đầu. Sau đó, nhanh chóng gửi đến các phòng xét nghiệm sớm nhất.

6. Nên thực hiện xét nghiệm vi sinh ở địa chỉ uy tín?

Hiện nay, các bệnh viện, cơ sở và trung tâm y tế trên cả nước đều đang ứng dụng xét nghiệm vi sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả cơ sở đều đáp ứng tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Từ đó, đảm bảo tính chính xác và trung thực của các kết quả xét nghiệm vi sinh. Không chỉ cần đặt ra tiêu chuẩn cao về quy trình và thiết bị xét nghiệm. Các cơ sở cần có hệ thống kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo quy trình thực hiện tiêu chuẩn.

6.1 Đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh liên quan tới toàn bộ quy trình. Chúng đã được lên kế hoạch trên hệ thống quản lý phòng xét nghiệm. Cụ thể là cơ sở hạ tầng, nhân sự, chính sách, xử lý mẫu, quy trình xét nghiệm, báo cáo kết quả… Tức là đảm bảo chất lượng ở cả giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm.

6.2 Kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng bao gồm nội kiểm và ngoại kiểm.

  • Nội kiểm chất lượng: môi trường, điều kiện nuôi cấy, thuốc thử, thuốc nhuộm, kháng nguyên, PCR, kháng sinh đồ, Realtime…
  • Ngoại kiểm chất lượng: Tầm soát lại, phân tích lại, phòng xét nghiệm tham chiếu, thử nghiệm độ thành thạo, lưu giữ chủng…

Để đạt được kết quả chính xác cao nhất, cần đảm bảo nghiêm ngặt một số yêu cầu. Ví dụ như quy trình, kỹ thuật, máy móc, hóa chất,… Người bệnh không nên chủ quan và cần đến cơ sở thăm khám uy tín để xét nghiệm.

7. Kết luận

Xét nghiệm vi sinh có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng. Với công nghệ hiện đại và đa dạng phương pháp, rất nhiều bệnh nhiễm trùng được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Do đó, người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó, cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để gia tăng cơ hội phục hồi nhanh chóng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Vi sinh vật trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

vi khuẩn lactic

Vi khuẩn Lactic – Quá trình lên men và ứng dụng đặc trưng

Vi khuẩn Lactic có khả năng sản xuất axit lactic trong quá trình lên men, được ứng dụng trong y...
tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Toàn bộ thông tin cần biết

Tụ cầu vàng là loại khuẩn nguy hiểm gây nên nhiều bệnh lý nhiễm trùng có thể dẫn đến tử...
staphylococcus

Staphylococcus (Vi khuẩn tụ cầu): Toàn bộ thông tin cần biết

Staphylococcus là vi khuẩn tụ cầu nguy hiểm nhất, gây nên tình trạng nhiễm trùng da, hô hấp và nội...