Chỉ số GGT là gì? Chỉ số đánh giá sức khỏe gan, mật, hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh liên quan
Chỉ số GGT là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình trạng gan và mật. Khi GGT tăng cao, đây có thể là dấu hiệu của sự tổn thương gan với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi, gan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Cũng như sản xuất protein và xử lý chất béo. Bởi vậy, khi gặp vấn đề, cần thực hiện xét nghiệm GGT để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về chỉ số GGT là gì, nguyên nhân khiến nó tăng và cách để điều chỉnh chỉ số này về mức bình thường. Xem ngay bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Tổng quan về chỉ số GGT
- 2. Xét nghiệm men gan GGT là gì?
- 3. Một số trường hợp cần chỉ định xét nghiệm GGT
- 4. Quy trình xét nghiệm GGT
- 5. Cách đọc chỉ số xét nghiệm GGT chi tiết
- 6. Biến chứng nguy hiểm khi chỉ số men gan (GGT) tăng cao
- 7. Nguyên nhân khiến chỉ số men gan tăng cao là gì?
- 8. Chi phí xét nghiệm GGT và thời gian nhận kết quả
- 9. Cách kiểm soát tốt chỉ số GGT
- 10. Tạm kết
1. Tổng quan về chỉ số GGT
1.1 GGT là gì?
GGT (Gamma-glutamyl transpeptidase) là một trong ba chỉ số giúp đánh giá tình trạng, mức độ hoạt động của gan. Nó chủ yếu có trong gan. Ngoài ra, còn xuất hiện ở thận, lá lách, tuyến tụy, ruột non, tim, não,… Đây là loại enzyme quan trọng, cùng ATS và ALT, giúp gan chuyển hóa thuốc và chất độc khác.
Enzyme GGT được gắn ở màng tế bào giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển nhóm gamma- glutamyl từ các phân tử như glutathione tới chất nhận. Đó có thể là amino acid, peptide… GGT có vai trò quan trọng trong tổng hợp và giáng hóa của glutathione, thuốc cùng một số chất chất xenobiotic.
1.2 Ý nghĩa chỉ số GGT
Nồng độ GGT trong máu là căn cứ quan trọng để chẩn đoán tổn thương gan. Hoặc sử dụng để chẩn đoán loại trừ. Loại enzyme này cũng đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của tình trạng ứ mật ở gan. Ngoài ra, chỉ số GGT còn cho phép xác định nguyên nhân tăng ALP xuất phát từ bệnh lý về gan.
2. Xét nghiệm men gan GGT là gì?
Xét nghiệm GGT giúp xác định nguyên nhân dẫn đến chỉ số GGT tăng. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về ống mật và gan. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý, mức độ tổn thương và tình trạng liên quan đến gan. Chẳng hạn như tắc mật, viêm gan mạn, viêm gan nhiễm độc, viêm gan virus, viêm túi mật, ung thư gan,… Bởi khi mắc các bệnh này, nồng độ GGT tăng cao. So với ALP, AST, ALT, GGT là enzyme nhạy hơn trong việc phát hiện.
Enzym GGT tồn tại, bị phóng thích vào máu do tế bào gan phân hủy tự nhiên. Hoạt động gan bình thường sẽ duy trì chỉ số này ở mức ổn định. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương, nồng độ GGT trong máu cao hơn mức bình thường. Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định chỉ số này cùng một số xét nghiệm khác. Từ đó, có thể đánh giá chức năng gan, đo mức độ tổn thương nếu có tại gan chính xác. Một số biểu hiện điển hình của bệnh về gan là vàng da, buồn nôn, chán ăn, mẩn ngứa,… Hoặc người nghiện rượu bia bị phát bệnh cũng thường được chỉ định loại xét nghiệm này.
Tuy nhiên, xét nghiệm GGT không được khuyến khích thường xuyên do hạn chế trong hiệu quả phân biệt nguyên nhân làm hại gan khác nhau. Nó có thể tăng với nhiều loại bệnh gan và không phải do gan (hội chứng mạch vành cấp).
3. Một số trường hợp cần chỉ định xét nghiệm GGT
Dưới đây là các trường hợp được chỉ định xét nghiệm GGT đã được BCC tổng hợp:
- Xuất hiện một số biểu hiện như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, chán ăn, chướng bụng, nước tiểu sẫm màu, nổi mẩn ngứa, nổi mạch máu,…
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu
- Chẩn đoán và theo dõi bệnh lý gan mật
- Xác định nguyên nhân gia tăng ALP do bệnh lý xương (GGT bình thường) hoặc bệnh lý gan mật (GGT và ALP đều tăng)
4. Quy trình xét nghiệm GGT
Bác sĩ thường chỉ định lấy mẫu máu xét nghiệm GGT. Quy trình thực hiện khá đơn giản nhưng bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ một số tiêu chuẩn.
4.1 Chuẩn bị xét nghiệm GGT
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh một số vấn đề để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất có thể. Chúng bao gồm:
- Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
- Ngưng dùng các loại bia rượu, thuốc lá và chất kích thích từ 24h – 72h trước khi lấy mẫu. Từ đó, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy.
- Không nên dùng các loại thuốc khiến nồng độ GGT trong máu tăng cao. Chẳng hạn như Phenytoin, Phenobarbital … trong vòng 24h để không làm ảnh hưởng đến kết quả.
4.2 Lấy mẫu xét nghiệm
Thời điểm phù hợp để lấy mẫu xét nghiệm GGT thường vào buổi sáng. Nhân viên sẽ sát trùng nơi lấy máu. Sau đó, lấy máu, đựng trong lọ để tiến hành xét nghiệm. Quy trình này thường diễn ra nhanh chóng và an toàn. Một số trường hợp có thể bị bầm tím tại vị trí lấy máu.
4.3 Đọc kết quả xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm GGT thường có sau 1 ngày. Bác sĩ sẽ đọc kết quả, giải thích và tư vấn các thông tin liên quan đến chỉ số.
Xem thêm:
- Chỉ số ALT là gì? Căn cứ đánh giá sức khỏe gan
- Chỉ số AFP là gì? Một số cảnh báo khi AFP tăng cao cần lưu ý
5. Cách đọc chỉ số xét nghiệm GGT chi tiết
Chỉ số GGT ở mức bình thường nằm trong khoảng dưới 60UI/L. Thế nhưng, tùy giới tính mà chỉ số quy định cũng khác nhau.
- Nữ giới: chỉ số này là khoảng 11 – 50 UI/ L.
- Nam giới: chỉ số này là khoảng 7 – 32 UI/L.
Chỉ số xét nghiệm GGT được xác định là bất thường với ba mức độ sau:
- GGT tăng từ 1 – 2 lần: mức độ nhẹ.
- GGT tăng từ 2 – 5 lần: mức độ trung bình.
- GGT tăng hơn 5 lần: mức độ nặng.
Khi nồng độ GGT lên đến 5000UI/ L, bệnh nhân có thể mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.
6. Biến chứng nguy hiểm khi chỉ số men gan (GGT) tăng cao
Men gan tăng cao thường không biểu hiện rõ các triệu chứng. Do đó, người bệnh thường bỏ qua. Tuy nhiên, điều này khiến bệnh tình trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.
- Đe dọa đến tính mạng: Men gan cao tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm đến tính mạng.
- Gia tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan: Men gan tăng cao bất thường làm chết hàng loạt tế bào gan. Khi đó, cơ thể tự động kích thích khả năng tăng sinh tế bào gan mới. Điều này làm tăng nguy cơ đột biến tự phát tại gan, gây nên xơ gan, ung thư gan.
7. Nguyên nhân khiến chỉ số men gan tăng cao là gì?
Nắm bắt được nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao giúp tránh được các tổn thương gan nguy hiểm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với người đang mắc bệnh men gan cao. Một số yếu tố làm tăng nồng độ GGt phải kể đến như:
- Cảm ứng do lạm dụng thuốc gây độc cho gan (Phenytoin, Phenobarbital) và rượu bia trong thời gian dài
- Tổn thương màng tế bào do các chất độc hại, virus, vi khuẩn,…
- GGT bị tách khỏi màng tế bào do hoạt động của acid mật, tổn thương đường mật kích thích giải phóng GGT
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Tiêu thụ nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, thiếu chất xơ và hoa quả
- Chế độ nghỉ ngơi thiếu điều độ, stress, căng thẳng kéo dài
- Mắc một số bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D, E, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
- Các bệnh lý mắc phải như viêm tụy, suy tim, bệnh phổi, đái tháo đường, vàng da tắc mật,…
8. Chi phí xét nghiệm GGT và thời gian nhận kết quả
Thông thường, chi phí xét nghiệm GGT dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ. Tuy nhiên, tùy từng bệnh viện và chỉ định thêm của bác sĩ mà chi phí biến đổi. Xét nghiệm GGT thường đưa ra kết quả nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 ngày.
9. Cách kiểm soát tốt chỉ số GGT
Để giữ chỉ số GGT an toàn, bệnh nhân cần xét nghiệm để nắm bắt nồng độ GGT hiện tại. Sau đó, căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đưa ra phương pháp kiểm soát GGT an toàn. Hoặc ngăn ngừa tình trạng gia tăng chỉ số GGT. Cụ thể:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể nắm bắt tình trạng sức khỏe và có liệu pháp điều trị kịp thời.
- Căn cứ vào dấu hiệu, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một vài xét nghiệm khác cho gan. Chẳng hạn như HbsAg, HbeAg, HbsAb cho viêm gan B, viêm gan C. Từ đó, có thể xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Ngưng sử dụng bia, rượu trong một thời gian dài
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan trong chế độ ăn. Chẳng hạn như tỏi, nghệ, chanh, dầu ô liu, trà xanh, bưởi, quả óc chó, táo, quả bơ, súp lơ xanh,…
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn giàu chất béo, thức ăn nhanh, đóng hộp, đường, muối, …
- Ăn uống khoa học và lành mạnh với chế độ tập luyện thường xuyên
- Nghỉ ngơi điều độ, hợp lý và tránh căng thẳng
- Uống đủ lượng nước khuyến nghị từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để giúp gan đào thải độc tố khỏi cơ thể
- Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến gan. Bởi thuốc không có xuất xứ, kiểm chứng rõ ràng có thể gây tổn thương nguy hiểm đến gan.
Xem thêm:
- Chỉ số AST là gì? Xét nghiệm chẩn đoán sức khỏe gan
- Chỉ số anti HBs là gì? Đánh giá vai trò kháng thể với viêm gan B
10. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Chỉ số GGT là gì?”. Chỉ số GGT rất quan trọng với sức khỏe gan. Nó được sử dụng để đánh giá chức năng gan và phát hiện các vấn đề gan tiềm ẩn. Việc theo dõi và duy trì chỉ số GGT ở mức bình thường có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến gan. Đồng thời, giữ cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.