Trầm cảm sau sinh là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh

Trầm cảm sau sinh là gì? Vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê, khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào rối loạn tâm lý, trầm cảm. Trong đó, có 15% phụ nữ trầm cảm sau sinh trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm có thể gây nên nhiều hệ lụy cho cho mẹ, bé và những người xung quanh.

1. Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh con (PPD) là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất, tâm lý và hành vi sau sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán, dễ cáu gắt và lo lắng về cuộc sống. Bệnh lý có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng có người ngày càng trở nên trầm trọng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Nhiều bà mẹ mất tự chủ và xuất hiện hành động tự hủy hoại bản thân, thậm chí con của mình.
Các chuyên gia phân tích nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh là do thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Từ đó, dẫn đến mệt mỏi, chán nản và trầm cảm. Chưa kể, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và chuyển hóa lúc này cũng biến đổi khiến cảm xúc trở nên bất ổn. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không được chú ý và chỉ được phát hiện khi có tác động xấu đến cuộc sống.

trầm cảm sau sinh là gì

2. Các loại trầm cảm sau sinh thường gặp

Quá trình trầm cảm sau sinh có nhiều giai đoạn với các mức độ khác nhau. Cùng BCC tìm hiểu ngay một số loại trầm cảm dưới đây cũng như biểu hiện tương ứng của nó.

2.1 Baby blues

Có khoảng 30-80% bà mẹ mới sinh mắc hội chứng baby blues ngay sau khi bé chào đời. Người mẹ thường khóc lóc, mệt mỏi, ủ rũ, lo lắng, buồn bã,… Tình trạng này thường kéo dài từ 3-10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong hai tuần. Nếu kéo dài hơn thì người mẹ đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

2.2 Hội chứng trầm cảm sau sinh là gì?

Có khoảng 10% bà mẹ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh với các biểu hiện trầm cảm xuất hiện sau 3 tuần đầu sau sinh và có xu hướng kéo dài. Một số dấu hiệu điển hình thường thấy như: khóc nhiều, mất tập trung, tự ti, chán ghét bản thân và muốn tự tử.

2.3 Rối loạn tâm thần sau sinh

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp phải ở người có tiền sử trầm cảm hoặc có người thân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bệnh tâm thần phân liệt. Các triệu chứng thường biểu hiện sau sinh 2 tuần đầu tiên và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Người mẹ dễ kích động, cáu gắt, lú lẫn, mất ngủ, lo lắng,… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoang tưởng, ảo giác và tự tử.

2.4 Trầm cảm ở người bố

Người bố có con nhỏ cũng có thể có dấu hiệu trầm cảm nhưng không được chú ý. Nguyên nhân cũng giống như người phụ nữ mối quan hệ hôn nhân, cảm xúc, thiếu tự tin kỹ năng làm cha mẹ. Đặc biệt, nếu người vợ bị trầm cảm thì người chồng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh nguy hiểm và gây ra hậu quả đáng tiếc cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan và có quan niệm không đúng về trầm cảm. Họ nghĩ rằng đây là trạng thái bình thường nên không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng nguy hiểm hơn tưởng tượng.

  • Người mẹ mệt mỏi, thiếu sức sống, không chăm sóc được cho con.
  • Người mẹ bị hoang tưởng, muốn tự tử và tìm cách tự giải thoát cho bản thân.
  • Không yêu thương con, nghĩ con cái là nguyên nhân cho mọi đau khổ. Từ đó, dẫn đến nguy cơ sát hại con của mình.
  • Bệnh ngày càng trở nên trầm trạng, chuyển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
  • Em bé có thể gặp phải một số vấn đề sau: chậm phát triển ngôn ngữ và vận động, giao tiếp kém, dễ bị kích động, khó thích nghi với môi trường xung quanh,…
  • Người thân chúng sống với người mắc trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh cao. Do họ thường xuyên phải đối mặt và sống chung với những suy nghĩ tiêu cực.

phụ nữ mới sinh ủ rũ mệt mỏi

Xem thêm: 

4. Dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh thường không được phát hiện cho đến khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chưa kể, các dấu hiệu cũng khó nhận biết. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm sau sinh rất cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm. Gia đình có phụ nữ mới sinh cần lưu tâm một số dấu hiệu khởi phát trầm cảm sau:

  • Tâm lý thay đổi thất thường, thường xuyên rủ rũ, mệt mỏi, lo lắng
  • Hay khóc, chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể
  • Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với mọi người xung quanh
  • Cảm thấy không được quan tâm, bị bỏ rơi hoặc hoang tưởng những điều kinh khủng
  • Suy nghĩ thái quá, phản ứng chậm chạp
  • Không có hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đó
  • Dễ bị kích động, cáu gắt, tức giận
  • Tự ti, chán ghét bản thân, thấy mình là người mẹ không tốt
  • Không yêu thương con, cảm giác như con không phải của mình
  • Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung và khó đưa ra quyết định nhanh
  • Có suy nghĩ và dự định làm hại bản thân, em bé, thậm chí còn nghĩ đến tự tử,…
  • Không còn hứng thú với tình dục trong thời gian dài
  • Thay đổi khẩu vị, cân tăng giảm thất thường

người mẹ đau đầu mất ngủ

5. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?

Có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến trầm cảm sau sinh. Bởi nó phụ thuộc vào tinh thần, thể chất và hoàn cảnh của mỗi sản phụ. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất:

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ sau sinh bị giảm đột ngột estrogen và progesterone. Hormones tuyến giáp cũng giảm nhanh khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Cân nặng tăng vụt, sức khỏe giảm sút, cơn đau kéo dài trong quá trình mang thai và sau sinh con vất vả khiến mẹ dễ bực bội, cáu gắt, chán ghét bản thân và em bé.
  • Thay đổi về huyết áp, thể tích máu, hệ miễn dịch và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Áp lực kinh tế, gia đình lục đục, mâu thuẫn trong quá trình chăm sóc con và không có sự giúp đỡ từ người thân.
  • Khó khăn trong chăm sóc con khiến người mẹ mệt mỏi, không còn thời gian cho bản thân.
  • Do di truyền khi có người thân mắc trầm cảm hoặc bản thân có tiền sử rối loạn tâm lý.
  • Chưa chuẩn bị đầy đủ kiến thức và tâm lý sẵn sàng trong quá trình mang thai và chăm sóc con

con quấy khóc khiến mẹ mệt mỏi

6. Các đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh

Tìm hiểu về các đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh rất quan trọng. Từ đó, bạn có thể bảo vệ cho chính bản thân mình cũng như những người xung quanh. Đặc biệt là ngăn ngừa tối đa các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

  • Người có tiền sử trầm cảm có nguy cơ mắc lại đến 50%. Nếu có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Trường hợp dừng dùng thuốc điều trị trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu tiếp tục uống thì khả năng trầm cảm khoảng 25%.
  • Người dưới 18 tuổi.
  • Người gặp phải nhiều biến cố như mâu thuẫn gia đình, bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp,…
  • Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ từ người khác, nhất là chồng.
  • Mang thai không mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ như sảy thai, thai lưu, mắc dị tật,…
  • Trầm cảm dễ gặp phải ở người mang thai con so.

7. Phương pháp điều trị

Trầm cảm ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các trường hợp nặng cần phải áp dụng liệu pháp điều trị bằng thuốc cùng tâm lý điều trị. Đồng thời, kết hợp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và rèn luyện chăm chỉ.

7.1 Tâm lý trị liệu

Người bệnh có thể nói chuyện, chia sẻ với bác sĩ trị liệu hoặc tham gia các hội nhóm vượt qua trầm cảm. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần nhập viện điều trị.

bác sĩ tâm lý hỗ trợ điều trị cho phụ nữ trầm cảm sau sinh

7.2 Điều trị bằng thuốc

Phần lớn bác sĩ thường kê thuốc an thần, dễ ngủ để bệnh nhân ngủ ngon và tỉnh táo tinh thần. Bởi mất ngủ là nguyên nhân kéo dài triệu chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tiếp nhận phác đồ điều trị riêng. Thời gian điều trị có thể kéo dài 1- 6 tháng hoặc lâu hơn, tùy theo mức độ bệnh. Ngoài ra, một số thai phụ đã mắc trầm cảm trước đó sẽ được kê thuốc phù hợp.

8. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh là gì?

Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Đặc biệt nguy cơ cao ở người đã có tiền sử trầm cảm. Do đó, trước khi mang thai, cần tầm soát khả năng mắc trầm cảm. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch phòng ngừa tái phát nhằm đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Dự phòng trầm cảm cho nhóm đối tượng này được lên chi tiết từ trước khi mang thai, mang thai và chăm sóc con sau sinh. Bác sĩ sẽ cùng đồng hành theo dõi và kiểm soát các triệu chứng. Qua đó, có thể phát hiện và sớm điều trị kịp thời nếu mắc phải.

9. Một số lưu ý giúp phụ nữ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

9.1 Tham gia khóa học tiền sản

Việc tham gia các khóa học tiền sản, đặc biệt quan trọng khi mang thai con đầu lòng. Không những cung cấp kiến thức cần thiết, nó còn giúp người mẹ có được tâm lý vững vàng trong suốt quá trình mang thai và sinh con.

9.2 Yêu cầu giúp đỡ từ người thân

Việc chăm sóc em bé không hề dễ dàng và có thể đảo lộn giờ giấc sinh học của mẹ. Do đó, người mẹ nên yêu cần sự giúp đỡ của người thân để chăm sóc con tốt nhất cũng như giữ trạng thái tinh thần tốt nhất cho mẹ. Đồng thời, giành nhiều thời gian để kết nối và trò chuyện với mọi người xung quanh.

chồng quan tâm vợ mới sinh

9.3 Không quá áp lực việc chăm con

Lần đầu thai mai và nuôi con có vô vàn áp lực. Áp lực kinh tế, nuôi con sao cho khoa học, khỏe mạnh,… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm sau sinh. Do đó, người mẹ cần giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, thường xuyên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý hoặc bạn bè để có thêm nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm.

9.4 Sự ủng hộ và đồng hành từ gia đình

Đây là thời điểm nhạy cảm mà gia đình cần đặc biệt quan tâm và giúp đỡ. Hãy động viên, chia sẻ, giúp đỡ chăm sóc em bé để người mẹ có thể nghỉ ngơi và làm điều mình thích. Đừng coi họ là bệnh nhân mà hãy cùng đồng hành như những người bình thường khác.

9.5 Xây dựng chế độ ăn uống và rèn luyện lành mạnh

Người mẹ cần duy trì chế độ ăn khoa học với nguồn dinh dưỡng tốt và giàu vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, người phụ nữ cần phải kiên trì, tin tưởng rằng bản thân sẽ sớm khỏe. Hãy thư giãn, quên đi đau đớn và đừng để bản thân cảm thấy khó chịu.

chế độ ăn tốt cho phụ nữ sau sinh

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là một số kiến thức về bệnh trầm cảm sau sinh, cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Trầm cảm sau sinh là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Do đó, phụ nữ mang thai và người thân xung quanh cần đặc biệt quan tâm để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đó, sự quan tâm của gia đình đặc biệt quan trọng để giúp người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...