Stress là gì? Tình trạng phổ biến, ai cũng có thể gặp phải, do cơ thể phản ứng với các thay đổi, áp lực và mối đe dọa trong cuộc sống
Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Trạng thái thần kinh này kéo dài có thể ảnh hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và hành vi. Nó khiến người bệnh có suy nghĩ tích cực và tự hại chính bản thân mình. Theo Bộ Y tế Việt Nam, có đến 15% dân số mắc các hội chứng liên quan đến stress. Vậy stress là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị ra sao? Cùng BCC giải đáp mọi thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Stress là gì?
Stress là trạng thái thần kinh do cơ thể phản ứng để thích nghi với các khó khăn, thách thức và mối đe dọa. Tình trạng này gây ra các suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến thay đổi cảm xúc, hành vi. Khi gặp các tác nhân gây stress, cơ thể sản sinh hormone giúp cung cấp năng lượng làm tăng nhịp tim, nhịp thở và các cơ. Stress đôi khi có thể kích thích sự tập trung và đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trường hợp này kéo dài có thể gây suy giảm miễn dịch và rối loạn tinh thần. Chưa kể, còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Các đối tượng có nguy cơ stress cao như:
- Lo nghĩ nhiều, suy nhược cơ thể và hay đau ốm
- Môi trường sống tiêu cực, không lành mạnh và dễ gây tác động xấu
- Làm việc, học tập quá sức
- Tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh
- Ảnh hưởng stress từ người khác
2. Dấu hiệu stress phổ biến
Stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm cả về thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc.
- Thể chất: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, tiêu hóa kém, rối loạn giấc ngủ, tay dễ ra mồ hôi,…
- Tinh thần: Lo lắng, buồn bã, căng thẳng, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, thiếu quyết đoán, suy nghĩ tiêu cực,…
- Hành vi: Khóc lóc, nghiện ngập, tự thu mình, ăn không ngon, ăn uống bất thường, tự làm hại bản thân và người khác,…
- Cảm xúc: Lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, khó chịu, dễ bực tức và nổi nóng,…
3. Nguyên nhân gây ra stress là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress. Dưới đây là một số nguyên do phổ biến đã được BCC tổng hợp:
3.1 Học tập, công việc
Các vấn đề trong học tập và làm việc căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây ra áp lực và căng thẳng. Bởi đây là các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nên có tác động đến suy nghĩ và tâm trạng. Cụ thể là lo lắng, hoang mang và dẫn đến tress.
3.2 Cuộc sống
Một số điều kiện môi trường có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Chẳng hạn như thời tiết thay đổi, tắc nghẽn giao thông, môi trường sống tiêu cực,… Ngoài ra, các giai đoạn, biến cố cũng có thể gây ra stress. Chẳng hạn như tai nạn, ly hôn, sinh con, người thân qua đời,…
3.3 Do bản thân
Các thay đổi bên trong cơ thể cũng có thể gây ra căng thẳng, áp lực. Đặc biệt là khi mắc bệnh, có thể mệt mỏi dễ sinh ra suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, còn do tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi cao,… Người cầu toàn hoặc môi trường sống khắc nghiệt, bị so sánh nhiều cũng dễ gặp phải stress. Bên cạnh đó, tâm lý không ổn định hoặc gồng mình quá nhiều trong một vấn đề, khía cạnh nào đó cũng sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi.
4. Các loại stress phổ biến hiện nay
Có 3 loại stress thường gặp như:
- Stress cấp tính: Bao gồm các căng thẳng thường gặp, nhanh xuất hiện và cũng dễ biến mất.
- Stress cấp tính kéo dài: Các dấu hiệu giống với stress cấp tính. Chúng xảy ra thường xuyên và kết thúc sau vài ngày.
- Stress mãn tính: Các dấu hiệu lặp lại nhiều tháng, nhiều năm, khó điều trị và thường xuyên tái phát. Ví dụ như căng thẳng trong cuộc sống, công việc; Vừa trải qua đau khổ hoặc sang chấn tâm lý từ bé.
5. Biến chứng do stress kéo dài là gì?
Tình trạng stress kéo dài có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần và thể chất. Chưa kể, nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân cũng như các mối quan hệ xung quanh. Lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến kiệt sức, rối loạn lo âu và trầm cảm.
5.1 Trầm cảm và lo âu
Căng thằng, áp lực kéo dài mà không được giải tỏa khiến não tổn thương và gây ra trầm cảm. Bởi họ thường xuyên nhạy cảm, sợ hãi và lo lắng và lo lắng thái quá dẫn đến rối loạn lo âu.
Xem thêm:
- Stress là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng thường gặp
- Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu và hậu quả nghiêm trọng
5.2 Tư duy và trí nhớ
Stress nặng làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Não thiếu oxy khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, lú lẫn, suy giảm trí nhớ,… Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi. Hệ miễn dịch suy yếu và cơ thể rơi vào trầm cảm.
5.3 Hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (CNS)
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) quyết định phần lớn hành vi của cơ thể. Vùng dưới đồi trong não truyền tín hiệu cho tuyến thượng thận giải phóng hormone gây căng thẳng như adrenaline, cortisol. Nó làm tăng nhịp tim và đưa máu đến các cơ quan cần khẩn cấp. Ví dụ như cơ, tim và một số cơ quan khác. Khi hết sợ hãi, vùng dưới đồi ra lệnh tất cả hệ thống hoạt động bình thường trở lại. Nếu không, phản ứng sẽ tiếp tục. Căng thẳng mãn tính còn khiến người mắc ăn quá nhiều, lạm dụng chất kích thích và xa lánh mọi người.
5.4 Bệnh tim và tăng huyết áp
Stress còn gây hại đến hệ hô hấp và tim mạch. Khi gặp căng thẳng, nhịp thở trở nên nhanh, dồn dập để phân phối máu giàu oxy đến cơ thể. Nếu gặp phải khó khăn trong hô hấp như hen suyễn, căng thẳng khiến khó thở hơn. Các hormone căng thẳng còn làm co mạch máu và vận chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ quan. Qua đó, tăng cường năng lượng nhưng làm tăng huyết áp, tim đập nhanh. Ngoài ra, stress kéo dài cũng khiến tim hoạt động quá sức, tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
5.5 Tiêu hóa
Hormone căng thẳng tăng cao làm hệ tiêu hóa rối loạn. Tăng axit dạ dày gây nên tình trạng ợ chua hoặc trào ngược. Chưa kể, nó còn ảnh hưởng đến đường tiêu thụ thức ăn, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Khi stress, gan còn sản xuất thêm đường trong máu (glucose) nhằm tăng cường năng lượng. Nếu stress mạn tính, cơ thể không đáp ứng kịp lượng glucose dư thừa dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.
5.6 Hệ cơ
Cơ bắp căng lên để bảo vệ khỏi chấn thương khi stress. Tâm lý bình thường, nó dãn ra và quay trở lại như cũ. Do đó, thường xuyên căng thẳng khiến cơ bắp căng cứng lâu ngày, gây đau nhức mỏi.
5.7 Sinh sản
Stress kéo dài làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Đồng thời, ngăn chặn sản xuất tinh trùng, gây rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Với phụ nữ, stress khiến kinh nguyệt không đều và tăng các triệu chứng giai đoạn mãn kinh nếu nặng.
5.8 Hệ miễn dịch
Các hormone căng thẳng làm suy giảm hệ miễn dịch và phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài. Người bị stress mãn tính dễ mắc bệnh do virus như cúm, cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, nó còn khiến hệ thần kinh hoạt động quá mức và gây hại cho cơ thể. Nếu bị stress cấp tính, có thể gây đau tim, rối loạn nhịp tim khi có căng thẳng.
6. Chẩn đoán stress thế nào?
Để chẩn đoán chính xác tình trạng stress, bác sĩ trước tiên sẽ trao đổi để nắm bắt một số dấu hiệu lâm sàng. Sau đó, chỉ định người bệnh hoàn thành bảng câu hỏi để hiểu nguyên nhân, tần suất xuất hiện căng thẳng và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống. Nếu người bệnh bị stress mãn tính, bác sĩ sẽ căn cứ thêm vào tình trạng cao huyết áp, rối loạn nhịp tim để chẩn đoán và điều trị.
7. Điều trị và quản lý stress
Tùy thuộc vào mức độ stress và thái độ hợp tác của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có thể là lời khuyên thay đổi môi trường sống và kê một số loại thuốc. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:
7.1 Tâm lý trị liệu
Đây là liệu pháp trị liệu hữu trong việc giải quyết các tác nhân gây căng thẳng từ bên trong. Việc trị liệu tốt giúp cải thiện bệnh nhanh chóng và hạn chế nguy cơ tái phát.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp người bệnh loại bỏ suy nghĩ tiêu cực.
- Giảm căng thẳng dựa vào chánh niệm (MBSR)
7.2 Thuốc
Một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng stress và ổn định tâm lý. Phổ biến là thuốc ngủ, thuốc kháng axit, thuốc chống trầm cảm và chống lo âu.
7.3 Phương pháp bổ sung
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giúp giảm căng thẳng khác. Chẳng hạn như châm cứu, trị liệu bằng dầu thơm, xoa bóp, yoga và thiền định.
7.4 Đối phó với căng thẳng
Stress rất khó kiểm soát cũng như khó tránh khỏi. Do đó, bạn cần đối mặt và tự vượt qua bằng một số cách sau:
Xử lý căng thẳng ngay khi xuất hiện một số dấu hiệu. Ví dụ như mệt mỏi, kiệt sức, mất hứng thú,…
- Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường các hoạt động thể chất để tác động tích cực đến não bộ. Đồng thời, giảm căng
- thẳng và cải thiện các triệu chứng stress.
- Thực hành chánh niệm: Dành 10 phút mỗi ngày để nhìn nhận cuộc sống, loại bỏ căng thẳng và suy nghĩ tích cực.
8. Cách phòng ngừa stress hiệu quả
Phòng ngừa stress là điều vô cùng khó khăn và không lường trước được. Do đó, cách tốt nhất là chuẩn bị bản thân tâm lý vững vàng và sức khỏe tốt để sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức.
- Giảm thiểu, loại bỏ các yếu tố như cường độ, tần suất và thời gian căng thẳng.
- Điều chỉnh phản ứng cơ thể, cân bằng nhịp thở giúp nhịp tim và huyết áp bình thường trở lại.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích.
- Nghe nhạc: Âm nhạc giúp huyết áp ổn định, cải thiện huyết áp và quá trình trao đổi chất. Đồng thời, còn tăng tiết chất endorphine và chất S-IgA giúp mau lành bệnh và giảm căng thẳng.
- Đời sống tinh thần phong phú: Duy trì và kết nối với các mối quan hệ chất lượng. Đồng thời, tham gia vào các hội nhóm, hoạt động xã hội để góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
- Vận động: Khi áp lực, có thể dọn dẹp nhà, tưới cây, nấu ăn hoặc làm việc yêu thích. Điều này giúp gia tăng hormone hứng phấn và hạnh phúc Dopamine và Serotonin.
- Dinh dưỡng: Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng. Chẳng hạn như cam, kiwi, trà xanh, cá hồi, đậu bắp, socala đen, rau mâm xôi,…
Xem thêm:
- Trầm cảm sau sinh là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh
- Trầm cảm là gì? Các giai đoạn tiến triển bệnh trầm cảm cần lưu ý
9. Tạm kết
Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang đến cho người đọc các thông tin hữu ích về “stress là gì”. Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những áp lực cuộc sống. Mặc dù nó có thể là động lực giúp chúng ta hoàn thành công việc. Nhưng stress quá mức lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết và quản lý stress một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng. Để sống khỏe mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần tìm cách cân bằng mọi thứ và suy nghĩ tích cực hơn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.