Rối loạn vận động là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn vận động ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các chuyển động cơ thể, gây ra triệu chứng như run, cứng cơ hoặc cử động không chủ ý

Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các cơ. Chẳng hạn như mặt, môi, lưỡi, thân, các chi,… Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Bất kỳ tổn thương vào của não bộ tại các khu vực liên quan đến vận động đều gây ra hiện tượng này. Tình trạng rối loạn phụ thuộc vào vào mức độ và vị trí tổn thương. Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa tối đa biến chứng nguy hiểm. Cùng BCC tìm hiểu chi tiết về rối loạn vận động thông qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn vận động là gì?

Rối loạn vận động bao gồm các rối loạn hệ thống thần kinh gây ra các hoạt động bất thường. Tình trạng này được phân loại thành 2 nhóm:

  • Rối loạn tăng động
  • Rối loạn giảm hoặc chậm vận động

Thường vận động tự chủ do sự kết hợp giữa hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, ngoại tháp và tiểu não. Nếu một trong các hệ thống trên bị bất thường, tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn vận động.

run tay do rối loạn vận động

2. Một số rối loạn vận động thường gặp

Có nhiều loại rối loạn vận động. Dưới đây là một số loại phổ biến:

2.1 Thất điều (Ataxia)

Đây là tình trạng rối loạn do tổn thương não, thân não hoặc tủy sống. Một số dấu hiệu điển hình gồm: run, mất thăng bằng, động tác vụng về và các động tác phối hợp kém. Các vận động rời rạc, giật giật và không trơn tru. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lời nói hoặc vận động mắt.

2.2 Loạn trương lực cơ (Dystonia)

Loạn trương lực cơ đặc trưng bởi các vận động co thắt cơ bắp, chuyển động lặp lại. Điều này khiến cơ thể luôn ở tư thế vị trí bất thường. Nguyên nhân do tổn thương của các hạch nền – bộ phận kiểm soát sự phối hợp vận động gây nên.

chứng loạn trương lực cơ

2.3 Múa giật (Chorea)

Rối loạn vận động không tự chủ lặp lại, ngắn, nhanh, không đều, ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận. Tuy nhiên, bất thường này liên tiếp cơ này sang cơ khác. Múa giật gốc chi có biên độ lớn là múa vung. Nó thường tăng lên khi lo lắng, căng thẳng và mất đi khi ngủ.

2.4 Liệt cứng

Liệt cứng do gia tăng co cơ gây nên, làm căng cứng cơ bắp. Nó làm cản trở vận động các chi, không thể đi lại và khó nói. Nguyên nhân do tổn thương não hoặc tủy sống điều khiển các cử động.

2.5 Bệnh Wilson

Lượng lớn đồng tích lũy trong cơ thể gây nên tình trạng rối loạn chức năng. Đặc biệt thoái hóa ở một số khu vực của não và xơ gan. Đây là bệnh di truyền lặn.

2.6 Run vô căn

Biểu hiện run vô căn thể hiện ở các cử động run hoặc lắc tự phát ở tay. Cố gắng thực hiện các động tác cơ bản cũng làm run nặng. Nó không đe dọa đến tính mạng nhưng gây cản trở các hoạt động thường ngày.

2.7 Bệnh Huntington

Bệnh Huntington là bệnh lý thoái hoá tiến triển và gây tử vong. Bệnh do các tế bào thần thần kinh trong não chết gây nên. Lứa tuổi 35-50 tuổi có nguy cơ mắc cao và nặng dần, không hồi phục trong 10 – 25 năm. Các triệu chứng gồm giật cơ, không kiểm soát được hoạt động ở cơ mặt, thân và chân tay; sa sút trí tuệ; phát sinh các vấn đề tâm thần. Bệnh chủ yếu do di truyền với nguy cơ mắc cao.

2.8 Teo đa hệ thống (multiple system atrophy – MSA)

Tình trạng rối loạn này ít gặp. Đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh ở một số vùng não. Từ đó, gây rối loạn chức năng hệ thống não.

2.9 Cơn giật cơ (Spasticity)

Các cơn co giật rất nhanh, đột ngột và đều đặn. Trong đó, phổ biến nhất là giật cơ vỏ não.

2.10 Bệnh Parkinson

Đây là một trong các chứng bệnh phổ biến nhất do rối loạn vận động thoái hóa mạn tính hệ thần kinh trung ương tiến triển chậm. Từ đó, gây mất kiểm soát vận động. Bệnh thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi.

hội chứng bệnh parkinson

Xem thêm:

2.11 Liệt trên nhân tiến triển (progressive supranuclear palsy-PSP)

Đây là hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Nó có các biểu hiện tương tự Parkinson nhưng thêm triệu chứng liệt vận động nhãn cầu.

2.12 Hội chứng Tourette

Hội chứng này đặc trưng bởi các vận động lặp lại không chủ ý và tiếng phát âm. Hội chứng này bao gồm các cử động lặp đi lặp lại, còn gọi là “chứng giật cơ”. Trẻ em từ 6 – 15 tuổi thường gặp phải rối loạn này. Nó ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.

rối loạn vận động hội chứng tourette

2.13 Hội chứng Rett

Hội chứng tiếp theo BCC muốn giới thiệu là Hội chứng Rett. Chứng bệnh thần kinh này xảy ra do đột biến trong gen chưa methyl CpG gắn với protein 2 (MECP2). Nó thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ mắc khoảng 1/10.000 – 15.000 trẻ nữ sinh ra.

2.14 Loạn động chậm (Tardive dyskinesia -TD)

Loạn động chậm bao gồm các cử động cứng và không thể kiểm soát. Nguyên nhân là do dùng kéo dài các thuốc an thần kinh.

3. Triệu chứng rối loạn vận động

3.1 Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất

  • Run: Hoạt động lặp đi lặp lại thành nhịp mà người mắc không chủ ý.
  • Loạn trương lực: Xuất hiện tư thế, nét mặt bất thường không chủ ý.
  • Múa giật, múa vờn: Vận động không chủ đích, ngắn, không đều, tác động đến mặt, thân và các chi. Ví dụ như múa vung nửa người, đi như con rối,…
  • Giật cơ: Cử động cơ giật nhanh và ngắn trong vài giây.
  • Liệt: Cơ thể không cử động được. Có thể là ½ người, chi dưới, chi trên, tứ chi, cơ vùng mặt hoặc cơ hô hấp.

rối loạn vận động tay chân

3.2 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu gặp bất kỳ các biến chứng liên quan đến rối loạn này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

4. Nguyên nhân gây rối loạn vận động

Tổn thương ở một số vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Cụ thể:

  • Vỏ não vận động sơ cấp: Vỏ não vận động sơ cấp là vùng não ở thùy trán. Tổn thương khu vực này dẫn đến co cứng, rung giật cơ và các vấn đề về vận động tinh vi.
  • Hạch nền: Hạch nền giúp bắt đầu và làm trơn tru chuyển động cơ. Đồng thời, ngăn chặn các chuyển động không tự ý. Hạch nền tổn thương có thể gây ra múa giật, múa vờn, loạn trương lực cơ và Parkinson.
  • Tiểu não: Tiểu não điều phối các chuyển động nhịp nhàng, chính xác và duy trì thăng bằng. Tổn thương khu vực này ảnh hưởng đến khả năng vận động phối hợp.
  • Đồi thị: Tổn thương đồi thị gây run và suy giảm vận động.

5. Nguy cơ rối loạn vận động

5.1 Đối tượng có nguy cơ mắc cao

Ai cũng có thể mắc rối loạn vận động. Nó thường gặp nhất ở người có người thân mắc bệnh do tính di truyền. Chẳng hạn như bệnh nhược cơ, Parkinson, Huntington…

5.2 Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương não, chấn thương sọ não
  • Nhiễm trùng, ngộ độc
  • Đột quỵ
  • Tác dụng phụ của thuốc an thần

6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn vận động

6.1 Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm

Có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến rối loạn vận động. Do đó, việc chẩn đoán trở nên khó khăn và cần thực hiện nhiều xét nghiệm. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, khám thực thể và thần kinh. Căn cứ vào triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Chẩn đoán rối loạn, loại trừ một số hội chứng khác.
  • Điện cơ (EMG): Đánh giá sức khỏe cơ bắp và các dây thần kinh điều khiển chúng.
  • Điện não đồ (EEG): Kiểm tra hoạt động điện ở não.
  • Chọc dò tủy sống: Phân tích dịch não tủy.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá tổn thương não.
  • Xét nghiệm di truyền: Xác định nguyên nhân rối loạn có phải do di truyền không.

6.2 Liệu pháp điều trị

Nội khoa

Tùy theo mức độ và nguyên nhân bệnh mà có liệu pháp điều trị phù hợp. Đa phần chúng đều không có cách chữa trị. Do đó, mục tiêu điều trị là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, một số rối loạn như bệnh Parkinson do thuốc có thể điều trị được.
Một số phương pháp điều trị rối loạn vận động gồm:

  • Thuốc: Một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng rối loạn. Chẳng hạn, thuốc giãn cơ giúp giảm co cứng. Thuốc
  • Dopaminergic hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và hội chứng chân không yên. Thuốc chống lo âu giúp cải thiện chứng loạn trương lực cơ.
  • Vật lý trị liệu: Liệu pháp này giúp cải thiện các chuyển động cơ thể.
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Liệu pháp này giúp tăng cường khả năng thực hiện hàng ngày. Chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn cách đứng, ngồi, di chuyển hoặc sử dụng an toàn các công cụ.
  • Trị liệu ngôn ngữ: Trị liệu ngôn ngữ có thể cải thiện khả năng nói, ngôn ngữ và nuốt.
  • Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu giúp bạn xác định và thay đổi các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi không đúng đắn. Ngoài ra, đây còn là liệu pháp hữu hiệu để hạn chế các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
  • Tiêm Botulinum: Đây là loại thuốc giúp giãn cơ trong trường hợp bị co cứng hoặc loạn trương lực cơ.

dùng thuốc điều trị rối loạn vận động

Ngoại khoa

Điều trị bằng phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bạn không đáp ứng được tất cả các phương pháp điều trị nội khoa. Trong đó, kích thích não sâu là phẫu thuật não được chỉ định cho bệnh nhân Parkinson giai đoạn nặng, loạn trương lực cơ và các chứng run khác. Đồng thời, có thể ngăn ngừa các chuyển động không chủ ý.

7. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa rối loạn vận động

7.1 Xây dựng thói quen tích cực

Chế độ sinh hoạt
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, ít nhất 30 phút/ ngày.
  • Tự theo dõi các triệu chứng. Nếu các triệu chứng tiến triển nặng, cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.
Chế độ dinh dưỡng

Mỗi dạng rối loạn vận động yêu cầu chế độ dinh dưỡng riêng. Bởi vậy, cần thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được chế độ ăn phù hợp.

7.2 Phương pháp phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến tình trạng này. Do đó, cần chủ động giảm nguy cơ mắc bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.

  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tham gia giao thông an toàn.

tập thể dục thường xuyên

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin nhằm giải đáp “Rối loạn vận động là gì?”. Bao gồm khái niệm, các loại rối loạn vận động, dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Rối loạn vận động là một nhóm các bệnh lý đa dạng, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các chuyển động của cơ thể. Các bệnh này có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và duy trì cuộc sống bình thường. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...