Bệnh Parkinson là một căn bệnh gây ra các rối loạn vận động như run tay, cứng cơ, khó khăn trong việc đi lại và phối hợp các động tác
Bệnh Parkinson là loại bệnh do thoái hóa chức năng thần kinh não bộ. Tình trạng này có liên quan đến tuổi tác, Đồng thời, ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng vận động và tính cách người mắc. Vậy Parkinson là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị ra sao? Cùng giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây của BCC.
Nội dung
- 1. Bệnh Parkinson là gì?
- 2. Nguyên nhân bệnh Parkinson
- 3. Triệu chứng bệnh Parkinson
- 4. Các giai đoạn của bệnh
- 5. Các loại bệnh Parkinson
- 6. Đối tượng nguy cơ bệnh Parkinson
- 7. Bệnh parkinson có nguy hiểm không? Biến chứng của hội chứng Parkinson
- 8. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Parkinson
- 9. Bệnh parkinson có chữa được không? Cách điều trị bệnh Parkinson
- 9.4 Dinh dưỡng cho người mắc hội chứng Parkinson
- 10. Cách phòng ngừa bệnh Parkinson
- 11. Tạm kết
1. Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là loại bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Nó xảy ra do các nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không kiểm soát được vận động. Từ đó, khiến người mắc gặp khó khăn trong cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ. Thậm chí, có thể mất đi một số chức năng vật lý thông thường. Bệnh tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, gây thiếu hụt dopamine. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh triệt để. Thay vào đó, mục đích là cải thiện các triệu chứng bệnh và giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống.
2. Nguyên nhân bệnh Parkinson
Nguyên nhân gây hội chứng này là do các tế bào thần kinh hạch nền bị suy yếu và/hoặc mất. Thường các tế bào này sẽ tiết dopamine. Tuy nhiên, khi chúng chết hoặc bị suy yếu, khả năng sản xuất dopamine và kích thích lên vỏ não giảm. Điều này khiến người bệnh vận động khó khăn. Nhưng đến hiện tại, chưa xác định được chính xác nguyên nhân làm chết tế bào thần kinh. Thay vào đó, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh Parkinson như:
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn, lượng dopamine càng suy giảm nhanh chóng.
- Môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học độc hại. Ví dụ như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…
- Chấn thương sọ não: Người có tiền sử chấn thương sọ não dễ mắc bệnh hơn.
- Di truyền: Người có nguy cơ mắc cao khi có người thân mắc Parkinson.
3. Triệu chứng bệnh Parkinson
Triệu chứng Parkinson là gì được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh đã được BCC tổng hợp:
- Tính cách thay đổi do vùng não chịu trách nghiệm về suy nghĩ, lời nói, hành vi,… bị ảnh hưởng.
- Các hoạt động kết hợp chậm chạp, vụng về và kém linh hoạt. Chẳng hạn như quay đầu, quay người, buộc dây giày, đi lại,… được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đường ruột nhiễm khuẩn,…
- Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khứu giác và thay đổi khẩu vị ăn uống.
- Thay đổi giọng nói, chữ viết, cảm xúc thất thần, thiếu biểu cảm, tính khí thất thường,…
- Bị liệt cơ mặt, run tay chân, môi, lưỡi, ngất xỉu, mất cân bằng, có xu hướng ngả về phía trước,… Mức độ tăng dần khi xúc động hoặc tập trung quá mức. Khi ngủ, bệnh tạm không biểu hiện và tái diễn ngay khi tỉnh dậy.
- Cơ, xương co cứng, khó chuyển động gây đau và tê cứng.
- Sa sút trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức về không gian,…
- Suy giảm ham muốn tình dục.
Các dấu hiệu của bệnh thường tiến triển chậm trong nhiều năm. Và bắt đầu biểu hiện ở một bên, sau đó là toàn thân. Ngoài ra, tùy theo từng người mà có mức độ biểu hiện khác nhau. Trong đó, rối loạn liên quan đến vận động là phổ biến nhất.
Xem thêm:
- Rối loạn vận động là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Động kinh là gì? Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị
4. Các giai đoạn của bệnh
Hội chứng Parkinson tiến triển qua 5 giai đoạn:
4.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện triệu chứng một bên cơ thể
Các dấu hiệu chưa biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Họ chỉ nhận thấy những cơn tê, run nhẹ hoặc co cơ cứng ở một bên cơ thể. Do đó, người bệnh thường không để tâm.
4.2 Giai đoạn 2: Xuất hiện triệu chứng hai bên cơ thể, phản xạ tư thế
Ở giai đoạn thứ hai, các triệu chứng bệnh rõ rệt hơn. Người cơ cứng khó cử động, dáng đi thay đổi. Tay, chân và các cơ quan khác ở 2 bên cơ thể run, lắc nhiều hơn. Biểu cảm gương mặt hạn chế do cơ căng cứng. Tùy thuộc vào người bệnh mà thời gian tiến triển từ giai đoạn 1 đến 2 khác nhau.
4.3 Giai đoạn 3: Giảm phản xạ vận động, mất thăng bằng
Ở giai đoạn này, người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh bị mất thăng bằng, dễ té ngã khi vận động. Mức độ run lắc cũng nghiêm trọng hơn. Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh có thể được cải thiện.
4.4 Giai đoạn 4: Hạn chế vận động, chỉ di chuyển được một đoạn ngắn
Ở giai đoạn 4, người bệnh không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày do cơ căng cứng. Các động tác chậm chạp. Thậm chí, người bệnh chỉ đứng được trong khoảng thời gian ngắn. Việc đi lại cũng khó khăn với các bước quãng nhỏ.
4.5 Giai đoạn 5: Không thể tự đi lại
Đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Người bệnh tay chân run nhiều, cơ bắp căng cứng và không tự đi lại được. Đa phần người mắc đều nằm liệt giường, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác hoặc cần đến xe lăn. Lúc này, thuốc không còn nhiều tác dụng.
5. Các loại bệnh Parkinson
Hội chứng bệnh này được chia làm 2 nhóm là nguyên phát (vô căn) và thứ phát:
5.1 Nguyên phát
Có hơn 80% trường hợp mắc thuộc nhóm vô căn hay nguyên phát. Tức là không rõ nguyên nhân. Biểu hiện phổ biến là run lẩy bẩy, cứng đờ người, cử động chậm chạp, khó khăn,…
5.2 Thứ phát
- Hội chứng Parkinson mạch máu (bệnh parkinson xơ cứng động mạch): Bệnh biểu hiện các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, tâm trạng, giấc ngủ,… Nó làm hạn chế cung cấp máu cho não và gây nên đột quỵ nhẹ.
- Hội chứng Parkinson do thuốc: Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc chẹn calci, bổ não,…. có thể gây nên bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các trường hợp này thường kết thúc sau vài ngày hoặc vài tuần khi dừng thuốc. Một số ít có thể kéo dài vài tháng.
6. Đối tượng nguy cơ bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có nguy cơ mắc cao ở người cao tuổi, tăng dần theo độ tuổi. Đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Xét về giới tính, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc như yếu tố di truyền, tiếp xúc với độc tố,…
7. Bệnh parkinson có nguy hiểm không? Biến chứng của hội chứng Parkinson
Biến chứng của bệnh thường xảy ra ở bệnh nhân không được điều trị sớm, thưởng ở giai đoạn trễ. Trong đó, một số biến chứng thường gặp phải bao gồm:
- Lú lẫn, thiếu minh mẫn, sa sút trí tuệ và trí nhớ.
- Nguy cơ té ngã cao, gây nên các chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng,…
- Suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột.
- Viêm phổi, khó thở.
- Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết.
- Tử vong.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị levodopa. Một số tác dụng phụ như loạn động, dao động vận động.
8. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Parkinson
Để chẩn đoán bệnh nhân Parkinson, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Chẳng hạn như: run một bên, hoạt động chậm chạp, tăng trương lực cơ,… Người bệnh có thể phải thực hiện kiểm tra ngón tay chỉ mũi để xem triệu chứng run có giảm hay biến mất không. Tuy nhiên, cách này thường khá khó do các biểu hiện trên gần giống với tình trạng giảm vận động và co cứng do vỏ não tủy tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ cần phân biệt Parkinson với hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát hoặc không điển hình.
Chưa kể, người lớn tuổi nghi ngờ mắc bệnh Parkinson cũng khó chẩn đoán. Bởi một số dấu hiệu giống với bệnh suy giáp, trầm cảm nặng, tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần,… Do đó, bên cạnh chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ cần hỏi thêm về tiền sử gia đình, nghề nghiệp, người bệnh. Bước đánh giá các khiếm khuyết thần kinh đặc trưng của các bệnh lý khác cũng giúp loại trừ chính xác bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh thần kinh.
9. Bệnh parkinson có chữa được không? Cách điều trị bệnh Parkinson
Nếu không được điều trị, người mắc hội chứng này có thể bị tê yếu, run, dễ té ngã. Thậm chí, còn đe dọa đến tính mạng. Do đó, cần nhận biết sớm để có liệu pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
9.1 Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể được chỉ định như sau:
- Thuốc đồng vận dopamine: Kích thích trực tiếp receptor dopamine. Các đồng vận dopamine gồm apomorphine, pramipexole, ropinirole và rotigotine.
- Thuốc thay thế dopamine: syndopa, sinemer, madopar,… Nó giúp bổ sung kịp thời lượng dopamine bị thiếu hụt. Tuy nhiên, không được kết hợp với vitamin B6 trong quá trình sử dụng.
- Thuốc ức chế dị hóa dopamine: Loại thuốc này giúp kéo dài thời gian hoạt động của dopamine. Tuy nhiên, nó ít được sử dụng ở Việt Nam. Các loại thuốc ức chế dị hóa dopamine gồm thuốc ức chế men oxy hóa amin đơn như selegiline và thuốc ức chế men COM như tolcapone.
- Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này giúp ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Điển hình là benztropine. Tuy nhiên, nó có thể gây nên các tác dụng phụ như: buồn ngủ, khô miệng, ít tiết nước bọt, táo bón,…
Thường ở giai đoạn 1, người bệnh chỉ cần dùng thuốc với liều thấp. Tùy vào tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh mà bác sĩ quyết định liều lượng và loại thuốc phù hợp.
9.2 Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp dùng thuốc nhưng không cải thiện được tình trạng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp được chỉ định với người mắc hội chứng Parkinson như phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh.
9.3 Phục hồi chức năng
Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng. Bao gồm:
- Liệu pháp trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện tình trạng rối loạn về nói và nuốt.
- Tập vật lý trị liệu giúp giảm rối loạn thăng bằng và tăng khả năng vận động.
- Tập dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền,… để hạn chế rối loạn vận động.
9.4 Dinh dưỡng cho người mắc hội chứng Parkinson
Người bệnh mắc chứng Parkinson nên ăn một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trà xanh, cà chua, súp lơ, cà rốt,… Nhờ đó, làm chậm quá trình thoái hóa não bộ.
- Thực phẩm giàu dopamine như chuối, các loại hạt, đậu… Chúng giúp não bộ hoạt động linh hoạt và ngăn ngừa biến chứng bệnh.
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… giúp kích thích não bộ và tăng cường trí nhớ.
- Các loại chất xơ như rau xanh và trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, giàu protein và các chất kích thích.
10. Cách phòng ngừa bệnh Parkinson
Hiện chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson do chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nguy cơ mắc hội chứng này có thể được giảm thiểu bằng cách tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh.
Một số biện pháp có thể ứng dụng như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt bổ sung hoa quả giàu flavonoid.
- Thường xuyên tắm nắng để bổ sung đủ vitamin D.
- Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa, ngăn ngừa các độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, đặc biệt là các hóa chất như thuốc trừ sâu.
Xem thêm:
- Bệnh Wilson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cần biết
- Bệnh Huntington là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
11. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng các tiến bộ trong y học đã mang đến nhiều lựa chọn điều trị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.