Chất chống oxy hóa là gì? Hoạt chất tự nhiên giúp hạn chế tổn thương và ngăn chặn bệnh lý gây ra bởi các gốc tự do
Chất chống oxy hóa là những phân tử có khả năng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thương do gốc tự do gây ra. Chúng cân bằng môi trường tế bào, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Bổ sung chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống lành mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng BCC giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến “Chất chống oxy hóa là gì?” cũng như tác dụng quan trọng của nó với sức khỏe.
Nội dung
1. Chất chống oxy hóa là gì?
1.1 Khái niệm chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hoạt chất giúp bảo vệ hoặc hạn chế tổn thương tế bào do gốc tự do gây nên. Đây là các phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình hoạt động hoặc tác động từ bên ngoài. Ở nồng độ cao, các gốc tự do này có thể làm biến đổi tế bào và gây nên một số bệnh lý mạn tính.
Trường hợp không thể loại bỏ hiệu quả các gốc tự do có thể gây nên tình trạng stress oxy hóa. Từ đó, gây tổn thương nghiêm trọng đến các tế bào và cơ quan chức năng. Chẳng hạn như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm khớp, bệnh Parkinson, thiếu máu cục bộ,… Một số nguyên nhân làm tăng sinh gốc tự do có thể từ nội sinh (phản ứng viêm) hoặc ngoại sinh (ô nhiễm, thuốc lá, tiếp xúc với bức xạ tia cực tím,…).
1.2 Có thể tìm thấy chất chống oxy hóa ở đâu?
Cơ thể có hệ thống phòng thủ chống oxy hóa riêng giúp kiểm soát và ngăn ngừa tác hại của gốc tự do. Ngoài ra, có thể bổ sung chất chống oxy hóa ngoại sinh trong một số thực phẩm. Trong đó, trái cây, rau và một số loại thực phẩm khác chứa hàm lượng chất này cao. Một số vitamin như vitamin E, A, C,… là chất chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, chất bảo quản chống oxy hóa cũng được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm nhằm kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. Chưa kể, hiện nay, thị trường đã sản xuất và cho ra mắt thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất chống oxy hóa.
1.3 Đặc tính của chất chống oxy hóa là gì?
Chất chống oxy hóa có đặc tính hòa tan được trong nước và chất béo:
- Trong nước: chất chống oxy hóa phản ứng với chất oxy hóa của huyết tương và bào tương.
- Trong chất béo: chất chống oxy hóa bảo vệ màng tế bào trước peroxy hóa lipid.
Bởi vậy, hoạt chất này có thể được tìm thấy trong mô và dịch cơ thể với các nồng độ khác nhau. Hoạt động này phụ thuộc vào nồng độ và khả năng kết hợp với hệ thống enzym chống oxy hóa khác trong cơ thể.
Ngoài ra, khi gặp một số kim loại, nó còn hoạt động như chất khử và khiến tình trạng stress oxy hóa tăng cao.
2. Cơ chế hoạt động của gốc tự do và ảnh hưởng của stress oxy hóa đến cơ thể
Chất chống oxy hóa giúp trung hòa với gốc tự do và tăng cường sức đề kháng. Hoạt chất này giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các thương tổn tế bào do gốc tự do gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng stress oxy hóa đã được BCC tổng hợp:
- Hoạt động của ty thể
- Tập luyện quá sức
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm
- Hấp thụ quá nhiều sắt, magie, đồng hoặc kẽm.
- Quá nhiều hoặc quá ít oxy trong cơ thể
- Hấp thụ quá nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E và C.
- Một số thương tổn gây viêm, chấn thương, thiếu máu cục bộ
- Hàm lượng đường trong máu tăng cao
- Sử dụng thực phẩm được chế biến và tinh chế sẵn, chất làm ngọt nhân tạo, chất béo chuyển hóa, các loại thuốc nhuộm và phụ gia
- Hút thuốc
- Ô nhiễm môi trường
- Tiếp xúc với bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu hoặc hóa trị liệu) và dung môi công nghiệp
Các quá trình, hoạt động trên có thể gây nên tình trạng tổn thương tế bào. Nó dẫn đến một loạt quá trình oxy hóa tế bào bao gồm:
- Giải phóng lượng lớn gốc ion sắt hoặc đồng tự do
- Kích hoạt quá trình thực bào
- Tăng cường số lượng enzyme sản xuất gốc tự do
- Gây gián đoạn, ngăn chặn chuỗi dẫn truyền điện tử
- Oxy hóa có thể làm thay đổi một số yếu tố bên trong tế bào. Điều này dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Chẳng hạn như ung thư, xơ vữa động mạch, thoái hóa hoặc lão hóa làm giảm thị lực, giảm trí nhớ,…
3. Lợi ích của chất chống oxy hoá đối với cơ thể
Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa, hạn chế các tổn thương và nguy cơ bệnh lý do stress oxy hóa gây ra. Nó hoạt động như chất khử gốc, cho điện tử hydro, phân hủy peroxide, khử oxy đơn, ức chế enzyme, tổng hợp và chelat hóa kim loại. Cụ thể là ức chế hoạt động của các gốc oxy hóa tự do, ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào.
Chất chống oxy hóa có khả năng bất hoạt gốc tự do bằng cách:
- Cho nguyên tử hydro mang điện tích dương giúp khử oxy của gốc tự do.
- Ức chế enzyme
- Kết hợp với các gốc kim loại tự do như ion đồng, sắt.
- Cải thiện tình trạng mất thị lực do thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi
Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư,… Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng cứ xác thực chức năng giảm nguy có mắc bệnh khi sử dụng nhiều chất chống oxy hóa.
Xem thêm:
- Cytokine là gì? Chi tiết về hội chứng bão cytokine cần biết
- Cholesterol là gì? Cách giảm Cholesterol hiệu quả và an toàn
4. Các loại chất chống oxy hoá
Có đến hàng trăm, hàng nghìn chất hoạt động như chất chống oxy hóa. Chúng đảm nhận các vai trò riêng và không thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, các chất này có thể kết hợp với nhau để tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ thể. Bởi vậy, xây dựng chế độ ăn khoa học và đa dạng nhóm chất rất quan trọng. Một số chất chống oxy hóa quan trọng bao gồm:
- Vitamin C: Đây là vitamin tan trong nước và là dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày.
- Vitamin E: Nó nằm trong nhóm chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ màng tế bào trước tác hại của quá trình oxy hóa.
- Vitamin A: Đây là vitamin cần thiết cho sự hình thành và phát triển của một số tế bào. Chẳng hạn như tim, phổi, thận,…
- Flavonoid: Đây là nhóm chất chống oxy hóa thực vật có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là phòng chống ung thư
- Resveratrol: Chúng giúp tăng cường nhận thức và hỗ trợ bảo vệ tim mạch.
- Carotenoid (alpha-caroten, beta-caroten, beta-cryptoxanthin, lutein): Hợp chất này giúp nâng cao sức khỏe miễn dịch, sức khỏe mắt và ngăn ngừa nguy cơ ung thư
- Selen: Mang hoạt tính như lưu huỳnh, cần thiết cho hoạt động sống của tế bào
- Curcuminoids, oleocanthal: Hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh.
5. Nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá
Nguồn thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả thường là từ thực vật. Đặc biệt là các loại rau củ quả và trái cây. Để tăng cường hoạt chất này cho cơ thể, cần cung cấp đa dạng nguồn trong chế độ ăn như:
- Vitamin A: Có nhiều trong một số thực phẩm như sữa, trứng và gan
- Vitamin C: Đây là loại vitamin được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả. Nhất là cam, kiwi, cam, đu đủ, dưa đỏ, quả mọng, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải xoăn,…
- Vitamin E: Loại vitamin thường được tìm thấy trong các loại hạt (hạnh nhân, hạt hướng dương), dầu thực vật (dầu ngô, dầu hạt cải, dầu đậu nành) và rau xanh (rau bina, cải xoăn).
- Beta-carotene: Trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như đào, xoài, mơ, cà rốt, đu đủ, rau bina, đậu Hà Lan, bông cải xanh,…
- Lycopene: Nó có nhiều trong rau củ quả có màu hồng và đỏ. Trong đó, cà chua, dưa hấu, mơ, bưởi,… có chứa lượng lớn
- Lycopene hơn cả.
- Lutein: Có hàm lượng lớn trong rau xanh. Phải kể đến như đậu Hà Lan, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… Ngoài ra, nó còn có trong cam, đu đủ và ngô.
- Selen: Có nhiều trong lúa mì, gạo, ngô, ngũ cốc, các loại hạt, phomai, trứng,… Ngoài ra, một số thực phẩm như thịt bò, gà, cá,… cũng chứa lượng lớn selen.
- Resveratrol có lượng lớn trong nho, quả mọng, đậu phộng, rượu vang đỏ và trắng.
- Curcuminoids được tìm thấy trong nghệ. Còn oleocanthal có trong dầu ô liu nguyên chất.
6. Lưu ý cần biết khi bổ sung chất chống oxy hoá
6.1 Tác hại khi sử dụng chất chống oxy hóa sai cách
Bổ sung chất chống oxy hóa trong chế độ ăn hàng ngày rất cần thiết. Đặc biệt có vai trò quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung lượng lớn hoạt chất này có thể phản tác dụng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, còn thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ. Do đó, cần sử dụng với liều lượng vừa phải để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chẳng hạn như tiêu thụ lượng lớn beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc. Sử dụng Vitamin E liều cao có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt đồng thời việc sử dụng một số chất chống oxy hóa liên quan đến nguy cơ phát triển khối u lớn hơn.
6.2 Một số mẹo cho chế độ ăn giàu chất chống oxy hoá
Dưới đây là một số mẹo giúp tăng cường lượng chất này cho cơ thể an toàn và hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng:
- Uống trà xanh hoặc matcha hàng ngày
- Ưu tiên cung cấp chất chống oxy hóa dạng tự nhiên như rau củ quả, trái cây,… Thay vì từ các nguồn dạng tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thực phẩm này có thể làm giảm tổn thương oxy hóa tốt hơn so với thực phẩm bổ sung.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ngon miệng với đa dạng thực phẩm nhiều màu sắc.
- Dùng nghệ, thì là, rau oregano, gừng, đinh hương và quế. Vừa giúp tăng hương vị, vừa nâng cao hàm lượng chất chống oxy hóa trong bữa ăn.
- Bổ sung các bữa ăn nhẹ với các loại hạt (hạt Brazil, hạt hướng dương, hạt óc chó,…), trái cây sấy khô. Lưu ý nên chọn các loại nguyên chất, ít thêm đường hoặc muối.
- Một số chất chống oxy hóa có thể tương tác với một số loại thuốc. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bất kỳ loại thuốc bổ sung vitamin nào.
- Các chất bổ sung dạng vitamin tổng hợp với liều thấp sẽ đem lại lợi ích, đặc biệt trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng hoặc không thể theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
Xem thêm:
- Polysaccharide là gì? Chi tiết đặc điểm, cấu trúc và vai trò
- Cyclophosphamide là gì? Công dụng và một số lưu ý quan trọng
7. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Chất chống oxy hóa là gì?”. Chất chống oxy hóa là các hợp chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung hoạt chất này ở liều cao có thể tăng nguy cơ tử vong. Do đó, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn cách bổ sung chất chống oxy hóa qua thực phẩm hơn là thực phẩm chức năng. Chế độ ăn giàu rau củ và trái cây cùng với các thói quen lành mạnh là lựa chọn tốt nhất. Đặc biệt, chi khi cần thiết mới nên sử dụng các chất bổ sung liều thấp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.