Chỉ số AFP là gì? Một số cảnh báo khi AFP tăng cao cần lưu ý

Chỉ số AFP là gì? Mặc dù có nồng độ rất thấp trong cơ thể nhưng khi tăng cao, nó phản ánh các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan

AFP là một protein tổng hợp bởi tế bào gan và túi noãn hoàng của bào thai. Trong cơ thể con người, nồng độ AFP thường rất thấp. Tuy nhiên, khi xuất hiện các vấn đề sức khỏe như bệnh lý gan hoặc thai nghén, sự gia tăng nồng độ AFP trong máu được phát hiện. Bởi vậy, đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng ung thư gan, phát triển không bình thường của thai nhi và một số bệnh lý khác. Xem ngay bài viết dưới đây để giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến chỉ số AFP là gì.

1. Đôi nét về nồng độ AFP

Alpha-fetoprotein (AFP) là protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Một protein AFP thường được hình thành bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao và giảm dần xuống mức thấp thông thường. Người khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp. Chỉ số này thường không quá 10 ng/ml.

2. Xét nghiệm chỉ số AFP là gì?

Con người có một lượng alpha-fetoprotein (AFP) rất nhỏ trong cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh về gan, ung thư (gan, buồng trứng, tinh hoàn, tử cung,…) hoặc đang mang thai thì nồng độ sẽ tăng cao. Bởi vậy, chỉ số này cũng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Để kiểm tra chỉ số AFP, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm định lượng AFP trong huyết thanh. Nếu nồng độ AFP cao hơn mức bình thường cũng chưa khẳng định được tình trạng bệnh lý. Bởi một số người bình thường có chỉ số AFP cao hơn người khác.
Như vậy, xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm máu thực hiện khi thai nhi được 15 – 16 tuần tuổi giúp định mức alpha-fetoprotein do thai nhi sản sinh. Tuy nhiên, nó lại được hòa lẫn vào máu mẹ. Do đó, xét nghiệm máu mẹ có thể xác định được lượng AF do thai nhi sản xuất. Từ đó, có thể chỉ ra một số nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, thai không đầu (thiếu não) hoặc bệnh Down.
xét nghiệm afp là gì

3. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm AFP?

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm AFP trong một số trường hợp sau. Cùng BCC liệt kê ngay.

  • Nghi ngờ mắc ung thư gan nguyên phát, tinh hoàn hay buồng trứng
  • Theo dõi tiến trình điều trị, tiến triển bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
  • Theo dõi và phát hiện sớm ung thư tái phát
  • Theo dõi bệnh nhân xơ gan, viêm gan mạn tính
  • Mẹ bầu làm xét nghiệm AFP ở tháng thứ 4 thai kỳ giúp theo dõi tính trạng thai kỳ. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, khuyết tật bẩm sinh
  • Phát hiện khối u ở vùng bụng trong khi thăm khám hoặc khi xét nghiệm hình ảnh học và nghi ngờ ác tính

Chỉ số xét nghiệm AFP tăng giảm thất thường cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như ung thư gan, tinh hoàn, u xơ tử cung ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng, việc đo lường AFP không phải là xét nghiệm độc lập. Nó cần phối kết hợp với các xét nghiệm khác. Đồng thời, dựa trên các triệu chứng và thông tin lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác.

xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Xem thêm:

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm chỉ số AFP là gì?

Trước khi thực hiện xét nghiệm, cần nắm vững một số lưu ý. Nếu chưa rõ, cần hỏi ngay ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ. Người khám sẽ được yêu cầu lấy máu tĩnh mạch từ cánh tay. Mẫu máu bệnh phẩm sẽ được cho vào ống đựng và gửi đi xét nghiệm. Tại chỗ lấy máu có thể bị thâm nhưng không đáng lo ngại. Sau khi được phân tích bằng thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn các vấn đề liên quan.

5. Kết quả và ý nghĩa xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán bệnh về ung thư gan nguyên phát. Chỉ số AFP bình thường thường nhỏ hơn 25 Ul/ml.

5.1 Tăng nồng độ AFP

Một số nguyên nhân khiến nồng độ AFP tăng cao: Ung thư gan, đại tràng, dạ dày, phổi, vú, tụy,…; Xơ gan mật; Viêm gan; Đa thai; Suy thai; Khuyết tật ống thần kinh của thai.
nguyên nhân khiến chỉ số afp tăng cao

5.2 Giảm nồng độ AFP

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm AFP là do hội chứng Down, thai chết lưu. Có một số trường hợp, chỉ số AFP bình thường nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh ký về gan. Đặc biệt là ung thư. Theo nghiên cứu, có đến 20 – 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan nguyên phát không tăng nồng độ AFP bất thường.

5.3 Kết quả xét nghiệm AFP đối với phụ nữ mang thai

Xét nghiệm chỉ số AFP được thực hiện cùng các xét nghiệm thường niên trong thai kỳ nhằm đánh giá sự phát triển của thai nhi. Kết quả thu được phản ánh một số tình trạng sau:

  • Âm tính hoặc dưới 30,25 ng/ml: thai nhi phát triển bình thường.
  • Trên 2,5 mức bình thường: thai nhi có có khả năng bị dị tật nứt cột sống.
  • Kết quả giảm bất thường: thai nhi có khả năng mắc bệnh Down hoặc Edwards
  • Kết quả giảm dần: thai nhi có nguy cơ ngưng phát triển.

Tuy nhiên, đừng lo lắng quá vì kết quả xét nghiệm bất thường. Bởi nồng độ AFP có thể tăng trong suốt thai kỳ hoặc do sinh đôi. Chưa kể, cân nặng hoặc mắc đái tháo đường cũng tác động đến kết quả xét nghiệm. Trong một số trường hợp, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm bổ sung sau:

Siêu âm

Siêu âm là hoạt động bắt buộc trong thai kỳ. Đặc biệt, khi kết quả AFP bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện siêu âm để chẩn đoán chính xác.

Chọc ối

Nếu kết quả xét nghiệm AFP, siêu âm và các xét nghiệm khác không có dấu hiệu bất thường thì không cần chọc ối. Bác sĩ dùng kim đặc biệt để lấy mẫu dịch ối từ túi ối. Sau đó, đưa đi xét nghiệm và chẩn đoán các vấn đề bất thường. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây ra một số biến chứng như rò dịch ối hoặc nhiễm trùng thai. Bởi vậy, nó chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ.

5.4 Kết quả xét nghiệm AFP trong chẩn đoán ung thư

Kết quả bình thường
  • Nồng độ AFP của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bình thường: Dưới 30 ng/ml
  • Nồng độ AFP của người lớn bình thường: Dưới 40 ng/ml
Kết quả bất thường
  • Một số nguyên nhân dẫn đến AFP không bình thường do các bệnh lý về gan, ung thư,…
  • Chỉ số AFP vượt quá ngưỡng 500 – 1.000 ng/ml cảnh báo bệnh về ung thư.
  • Người mắc bệnh gan với kết quả xét nghiệm AFP vượt quá 200 ng/ml chứng tỏ bệnh phát triển thành ung thư gan.
  • Chỉ số AFP dưới 200 ng/ml cho thấy tồn tại các bệnh liên quan đến gan. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm AFP-L3% để xác định chính xác bệnh gan mãn tính, hoặc xơ gan. Nếu kết quả này từ 10% trở lên, cho thấy nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Cụ thể:

– 80% bệnh nhân mắc ung thư gan có chỉ số AFP lớn hơn 25 Ul/ml
– 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 100 Ul/ml
– 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 300 Ul/ml

AFP cao không chắc chắn tuyệt đối rằng người bệnh mắc ung thư gan. Bởi nó còn do nhiều nguyên nhân khác như: Viêm gan cấp, Viêm gan mạn tính, Xơ gan, Phụ nữ có thai,… Chưa kể, có đến 20 – 30% bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát trong khi chỉ số này không tăng. Do đó, để xác định chính xác bệnh ung thư gan, bác sĩ cần thực hiện kết hợp nhiều phương pháp khác.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp phát hiện khối u đơn độc trên siêu âm là khoảng 75 – 80%. Tỷ lệ này cao hơn với khối u đa ổ. Siêu âm Doppler giúp đánh giá tình trạng xâm lấn tĩnh mạch cửa và loại trừ u mạch máu trong gan.
  • CT: Phương tiện giúp chẩn đoán chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư gan.
  • Sinh thiết khối u dưới hướng dẫn siêu âm, CT hay sinh thiết qua nội soi xoang bụng…

Chỉ số AFP rất quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác ung thư gan. Tuy nhiên, để tầm soát ung thư gan hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp chỉ định chính xác.

6. Một số lưu ý khi xét nghiệm AFP

  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của xét nghiệm chỉ số AFP. Do đó, nếu đã hoặc đang sử dụng một loại thuốc nào đó trước khi thực hiện xét nghiệm, cần thông báo ngay với bác sĩ.
  • AFP được sử dụng như xét nghiệm sàng lọc ung thư gan. Thế nhưng, nó không phải tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh.
  • Việc chẩn đoán chính xác dựa trên một số phương pháp sau: siêu âm ổ bụng, chụp MRI gan, sinh thiết gan,…
  • AFP giúp sàng lọc, theo dõi và đánh giá mức độ tiến triển bệnh ung thư gan trong điều trị.
  • Có một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như: Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu; Mẫu bệnh phẩm để quá 2h ngoài nhiệt độ >250C; Mẫu huyết thanh/huyết tương bị rã đông nhiều lần,…

xét nghiệm chỉ số afp

Xem thêm:

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Chỉ số AFP là gì?”. Xét nghiệm chỉ số AFP có vai trò quan trọng trong đánh giá các bệnh lý về gan, tầm soát ung thư gan, đường mật, tinh hoàn và buồng trứng. Ngoài ra, đây còn là xét nghiệm cần thiết trong phát hiện dị tật thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, cần thực hiện song song với các xét nghiệm khác trước khi đưa ra kết luận. Ngoài ra, mỗi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện và điều trị các vấn đề về sức khỏe. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...