Chỉ số anti HBs là gì? Đánh giá vai trò kháng thể với viêm gan B

Chỉ số anti HBs là gì? Chỉ số phản ánh mức độ bảo vệ cơ thể khi bị virus viêm gan B tấn công và ý nghĩa chi tiết kết quả xét nghiệm

Chỉ số Anti HBs là yếu tố quan trọng phản ánh mức độ bảo vệ cơ thể trước virus viêm gan B. Viêm gan B, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nó đang là mối đe dọa hàng đầu gây ung thư gan tại Việt Nam. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Trong đó, không thể thiếu các xét nghiệm, đặc biệt liên quan đến viêm gan B. Chỉ số Anti HBs dương tính cho thấy cơ thể đã phản ứng và phát triển kháng thể chống lại virus viêm gan B. Đồng nghĩa với việc cơ thể có sự bảo vệ tự nhiên trước nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến “Chỉ số Anti HBs là gì?”.

1. Khái niệm chỉ số Anti HBs

Anti HBs được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm virus viêm gan B. Điều này có nghĩa là cơ thể có khả năng chống lại virus gây bệnh. Nói đơn giản, anti HBs là kháng thể được sản sinh nhằm tiêu diệt HBV (loại virus gây viêm gan B). Nó được hình thành theo 2 cơ chế sau:

  • Từng mắc viêm gan B trước đó: Cơ thể tạo ra kháng thể với cơ chế tự loại bỏ virus. Các Anti HBs này tiếp tục sản sinh và duy trì ở ngưỡng có thể chống lại viêm gan B. Thế nhưng, chỉ có ít người mới có khả năng này. Do đó, tiêm vaccine bổ sung là rất cần thiết.
  • Người bệnh đã tiêm đủ mũi vaccine: Giải pháp hiệu quả này giúp Anti HBs hình thành và duy trì được mức ổn định trong cơ thể. Đây chính là cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất để duy trì kháng thể này.

chỉ số hbs liên quan đến các bệnh về gan

2. Xét nghiệm chỉ số anti HBs là gì?

Xét nghiệm Anti-Hbs giúp kiểm tra, đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể với virus viêm gan B. Cơ thể người đã tiêm vaccine viêm gan B hoặc bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh có thể tạo ra kháng thể viêm gan B chống lại virus. Khi đó, xét nghiệm anti HBs cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, nếu kháng thể này yếu, khả năng mắc bệnh viêm gan B rất cao.

  • Chỉ số Anti HBs từ 0-10 UI/ml đồng nghĩa với khả năng bảo vệ cơ thể của virus rất thấp. Do đó, cần tiêm vaccine viêm gan B để tạo kháng thể mạnh hơn.
  • Chỉ số Anti HBs từ 10-100IU/ml tức là có kháng thể nhưng yếu. Vì vậy, cần tiêm lại 1 mũi vaccine để nhắc lại nhằm tăng cường sức đề kháng của kháng thể.
  • Chỉ số Anti-HBs lớn hơn 100-1000 UI/ml tức là có lượng lớn kháng thể trong cơ thể. Nhờ đó, có thể miễn nhiễm với virus và chống lại việc mắc phải viêm gan B.

Chỉ số xét nghiệm Anti Hbs được tạo ra từ tiêm phòng viêm gan B. Mỗi người thường phải tiêm 3 mũi vaccine để hình thành kháng thể. Mỗi mũi tiêm cách nhau một tháng. Sau đó, cần đi xét nghiệm Anti Hbs để kiểm tra khả năng kháng thể phòng được virus gây bệnh viêm gan B hay chưa.

3. Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm Anti HBs

Chỉ số Anti HBs biến đổi theo thời gian cũng như cơ địa từng người. Do đó, xét nghiệm chỉ số anti HBs giúp kiểm tra, đánh giá trạng thái kháng thể. Đây là căn cứ quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh viêm gan B. Nếu định lượng anti HBs quá thấp, người bệnh có thể kịp thời bổ sung bằng cách tiêm vaccine để tăng cường hiệu quả phòng bệnh. Từ đó, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là trước và sau tiêm chủng. Nó giúp kiểm tra hiệu quả vaccine và khả năng tương thích của cơ thể. Trong đó, kỹ thuật tự động hóa phát quang HBsAg được ứng dụng phổ biến nhất. Chưa kể, kết quả xét nghiệm có ngay sau khoảng 2 giờ từ khi lấy mẫu máu.
chỉ số hbs và sức khỏe vể gan
Xem thêm:

4. Khi nào cần xét nghiệm Anti HBs?

Xét nghiệm Anti HBs được thực hiện khi cần đánh giá khả năng miễn dịch đối với viêm gan B và hiệu quả vaccine. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng đặc biệt cần thiết với một số đối tượng sau:

  • Người tiếp xúc với HBV hoặc đã tiêm vaccine viêm gan B: Xét nghiệm Anti HBs giúp kiểm tra khả năng kháng thể đủ mạnh để bảo vệ khỏi sự lây nhiễm của HBV. Định lượng Anti HBs cao hơn 10 mIU/mL hình thành miễn dịch với viêm gan B. Còn nồng độ này thấp hơn 10 mIU/mL tức là không miễn dịch với viêm gan B. Do đó, cần bổ sung vaccine nhanh chóng.
  • Người có nguy cơ nhiễm HBV cao: Họ là những người làm việc trong lĩnh vực y tế, tiếp xúc với máu hoặc chất tiết của người nhiễm HBV, người sống chung với người nhiễm HBV, người sử dụng chung kim tiêm hoặc có nhiều đối tác tình dục.

5. Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Anti HBs

Kết quả xét nghiệm anti HBs có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lưu ý mà BCC đã tổng hợp nhằm đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm:

  • Nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Bởi các chất có trong thực phẩm có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm
  • Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu, bia,… trước khi làm xét nghiệm.
  • Ngưng sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, điều trị tâm lý,…
  • Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng bởi các chất độc hại và dư thừa được loại bỏ. Đồng thời, nó còn đáp ứng yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Cần kết hợp đánh giá chỉ số HBsAg để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
  • Xét nghiệm Anti HBs trước và sau khi tiêm phòng để đánh giá hiệu quả và mức độ tương thích.

6. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chỉ số Anti HBs là gì?

Kết quả xét nghiệm Anti HBs sẽ cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính. Theo WHO, mức cắt giới để phân biệt giữa hai kết quả này là 10 mIU/mL. Tuy nhiên, nó có thể dao động tùy từng phòng và loại máy xét nghiệm.

6.1 Chỉ số anti HBs bao nhiêu là bình thường?

Cần thực hiện xét nghiệm để đo lường chỉ số Anti HBs. Đây là căn cứ quan trọng hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ cơ thể có virus viêm gan B và ngược lại. Nồng độ anti HBs ở người bình thường nằm trong khoảng 0 – 1000 IU/ml.

  • Từ 0 – 15 IU/ml: chỉ số HBs rất thấp do cơ thể chưa đủ khả năng tự bảo vệ. Trong trường hợp này, người bệnh nên tăng cường sử dụng vaccine để bổ sung hiệu quả cho cơ thể.
  • Trên 15 – 100 IU/ml: Nồng độ kháng thể chỉ duy trì được ở mức tương đối. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của HBV.
  • Trên 100 – dưới 1000 IU/ml: Chỉ số này chứng tỏ kháng thể có thể bảo vệ cơ thể trước HBV.

xét nghiệm hbs

6.2 Kết quả xét nghiệm Anti HBs dương tính

Kết quả xét nghiệm Anti HBs đồng nghĩa với trong máu sản sinh kháng thể chống lại HBsAg. Đó có thể do cơ thể đã được tiêm vaccine viêm gan B hoặc đã tiếp xúc với HBV. Điều này chứng tỏ cơ thể có miễn dịch chống lại viêm gan B và không lo lây nhiễm HBV. Tuy nhiên, có một số trường hợp được xác định là giả dương tính:

  • Có sự chéo tác dụng giữa Anti HBs với một số kháng nguyên khác trong máu. Chẳng hạn như kháng nguyên của virus viêm gan C (HCV), D (HDV), virus Epstein-Barr (EBV), cytomegalovirus (CMV), vi khuẩn Borrelia burgdorferi (BB), nấm Candida albicans (CA), ký sinh trùng Schistosoma mansoni (SM),…
  • Tương tác giữa Anti HBs với thuốc, hóa chất trong máu. Chẳng hạn như thuốc chống đông máu warfarin, thuốc chống động kinh phenytoin, chống nhiễm trùng penicillin, hormone tuyến giáp thyroxine, hormone sinh dục testosterone,…
  • Ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể là thai nghén, kinh nguyệt, mãn kinh, bệnh tự miễn dịch, bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh Crohn,…

Do đó, nếu kết quả dương tính mà không rõ nguyên nhân, cần thực hiện xét nghiệm lại hoặc kết hợp cùng các loại xét nghiệm khác. Điều này giúp đảm bảo kết quả chính xác.

6.3 Kết quả xét nghiệm Anti HBs âm tính

Kết quả xét nghiệm âm tính chứng tỏ máu không chứa kháng thể chống lại HBsAg. Điều này có nghĩa cơ thể chưa tiếp xúc với HBV hoặc không miễn dịch với viêm gan B. Cơ thể không tự bảo vệ được khỏi HBV và cần tiêm vaccine để phòng bệnh. Thế nhưng, trong một số trường hợp, kết quả có thể là âm tính giả:

  • Mất đi hoặc suy giảm kháng thể do đã quá lâu kể từ khi tiếp xúc với HBV hoặc tiêm vaccine viêm gan B sau 10-15 năm. Tuy nhiên, không có nghĩa là mất đi khả năng miễn dịch. Bởi hệ miễn dịch vẫn có thể ghi nhớ và phản ứng lại khi gặp HBV.
  • Ức chế hoặc rối loạn miễn dịch do các yếu tố bên trong hoặc ngoài cơ thể. Chẳng hạn như bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bệnh ung thư, bệnh lý gan, bệnh lý thận, tim mạch,… Hoặc do sử dụng các thuốc hoặc chất hóa học gây suy giảm miễn dịch như thuốc chống ung thư, thuốc chống ghép, thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid,…

Do đó, nếu kết quả âm tính mà không rõ nguyên nhân, cần thực hiện xét nghiệm lại hoặc kết hợp cùng các loại xét nghiệm khác.

7. Anti Hbs được hình thành từ đâu?

7.1 Kháng thể tự hình thành trong cơ thể

Tùy vào cơ địa, một số người có thể tự hình thành loại kháng thể Anti Hbs. Đặc biệt là bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính có thể đẩy virus ra ngoài. Điều này chứng có tỏ có đủ lượng Anti Hbs chống lại virus viêm gan B mà không sợ bị lây nhiễm lại.

7.2 Kháng thể từ vắc xin viêm gan B

Trong trường hợp không thể tự sản sinh virus viêm gan B, bạn có thể tiêm vaccine bổ sung nhắc lại từng giai đoạn. Điều này giúp đảm bảo duy trì chỉ số Anti Hbs từ 12 – 15 năm, tùy cơ địa mỗi người.
tiêm vaccine hbs
Xem thêm:

8. Bí quyết giữ mức chỉ số Anti HBs ổn định

Chỉ số Anti HBs ở mức ổn định rất quan trọng với sức khỏe cơ thể. Đặc biệt là chống lại viêm gan B và lây nhiễm HBV. Tùy tình trạng sức khỏe mà có cách duy trì nồng độ phù hợp. Cơ thể có thể sản sinh kháng thể chống lại viêm gan B nhưng số lượng và chất lượng giảm dần theo thời gian. Bởi vậy, cần chủ động thực hiện xét nghiệm để xác định định lượng Anti HBs định kỳ. Đồng thời, nếu chỉ số thấp, cần nhanh chóng tiêm vaccine để bổ sung hiệu quả.
Sau khi tiêm, cần tiến hành kiểm tra chất lượng chỉ số Anti HBs trong cơ thể. Điều này giúp kiểm tra số lượng hoặc chất kháng thể có bị giảm đi không, có đủ để kháng bệnh không. Nếu có thì nên tiêm nhắc lại một mũi theo khuyến cáo của bác sĩ. Chưa kể, nếu đã tiêm vaccine, anti HBs chỉ tồn tại khoảng 12-15 năm. Do đó, cần đi xét nghiệm lại và bổ sung thêm mũi vaccine nhắc lại nếu bị sụt giảm.
Nếu có bất kỳ bất thường nào về gan, cần nhanh chóng thực hiện xét nghiệm. Chưa kể, viêm gan B còn có thể lây từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và đường máu. Bởi vậy, nếu nghi nhiễm viêm gan B, cần đưa người thân, bạn tình thực hiện xét nghiệm cùng. Từ đó, đảm bảo phát hiện và điều trị kịp thời.

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Chỉ số Anti HBs là gì?”. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Nó giúp đánh giá khả năng miễn dịch đối với viêm gan B. Kết quả xét nghiệm Anti HBs cung cấp thông tin quan trọng về trạng thái miễn dịch của cơ thể đối với viêm gan B. Từ đó, đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, cần đảm bảo tuân thủ một số lưu ý nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và quan trọng của chỉ số Anti HBs trong viêm gan B và các xét nghiệm liên quan. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...