Chỉ số BASO trong xét nghiệm máu là gì? Giải mã chi tiết

Chỉ số BASO là gì? Thông số giúp đánh giá sức khỏe miễn dịch trong hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh và xâm nhiễm cơ thể

Tế bào bạch cầu ưa base BASO được sản sinh từ tủy xương và có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ số BASO cao hoặc thấp hơn bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Từ viêm nhiễm, cường giáp đến các bệnh lý về máu. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và tác động khi chỉ số BASO tăng cao thông qua bài viết sau đây.

1. Mục đích chính của xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu giúp phân tích tế bào máu với một số thành phần chính. Cụ thể là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các chỉ số liên quan. Đây là căn cứ quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là khả năng chẩn đoán một số loại bệnh. Chẳng hạn như thiếu máu, bệnh tủy xương, ung thư máu, viêm nhiễm,…

2. Chỉ số BASO là gì?

BASO (còn gọi là Basophil) là loại bạch cầu hạt ít phổ biến nhất. Số lượng trên mỗi milimet máu chỉ từ 0 đến 100 tế bào. Loại bạch cầu ái kiềm này có thể được xác định dưới kính hiển vi nhờ chất chỉ thị màu. BASO có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch khi có thể phản ứng ngay lại với tác nhân lạ xâm nhập gây viêm nhiễm. Cụ thể là liên kết với một loại tế bào bạch cầu – tế bào lympho tế bào B. Quá trình này giúp tế bào B giải phóng kháng thể globulin miễn dịch E (IgE) vào máu. Nó có tác dụng chống lại viêm nhiễm và nhiễm trùng mạnh mẽ.
Chưa kể, BASO còn chứa Histamine giãn mạch máu, tiết heparin ngăn ngừa cục máu đông và đưa tế bào miễn dịch đến vết thương. Từ đó, có thể tham gia hiệu quả vào quá trình phục hồi vết thương và phản ứng dị ứng. Giá trị trung bình của Basophil nằm trong khoảng từ 0,1 đến 2,5%. Chỉ số này tăng báo hiệu một số bệnh lý như bạch cầu mãn tính, đa hồng cầu nguyên phát, bệnh dị ứng, tăng sinh tủy xương,… Còn tình trạng căng thẳng, stress, tổn thương tủy thương có thể làm giảm định lượng Baso.

một số thông tin về nồng độ baso

3. Chỉ số BASO trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BASO cho biết số lượng bạch cầu ưa base trong 1 microlit máu. Bạch cầu ưa base tham gia và có vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng miễn dịch. Bởi vậy, việc theo dõi nồng độ BASO giúp đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện các bệnh lý nếu có. Chỉ số này thường được xét nghiệm chung với xét nghiệm công thức máu (CBC). Thường kết quả chỉ số này ở dạng số lượng với đơn vị là G/L hoặc K/uL. Ngoài ra, một số cơ sở y tế cho ra kết quả dưới dạng tỷ lệ (%). Nó được gọi là chỉ số BASO%. Thông số này cho biết tỷ lệ bạch cầu ái kiềm trên tổng số bạch cầu có trong máu.

4. Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số BASO trong máu

Xét nghiệm chỉ số BASO có vai trò quan trọng trong với sức khỏe con người. Dưới đây là một số mục đích cụ thể đã được BCC tổng hợp:

4.1 Đánh giá tình trạng sức khỏe

Chỉ số BASO không thể thiếu trong kết quả xét nghiệm công thức máu. Nó được yêu cầu thực hiện như hình thức khám sức khỏe định kỳ. Từ đó, có thể theo dõi, kiểm soát tình trạng cơ thể cũng như chẩn đoán một số bệnh lý bất thường. Đây là căn cứ quan trọng để xác định một số vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch, rối loạn cholesterol và triglycerid, viêm gan A, B, C, D, E,…

4.2 Theo dõi tình trạng bệnh lý

Dựa vào nồng độ BASO và một số chỉ số khác, bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng tiến triển bệnh. Cũng như ảnh hưởng của nó đến tăng giảm số lượng tế bào máu. Từ đó, có thể phát hiện bệnh bạch cầu hoặc thiếu máu.

4.3 Theo dõi tiến trình điều trị

Nếu đang trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc, chỉ số BASO trong máu có thể thay đổi. Đồng thời, tác động đến các chỉ số khác. Bởi vậy, căn cứ vào chỉ số BASO, bác sĩ có thể theo dõi lượng tế bào máu và đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương hướng điều chỉnh thuốc hoặc liệu pháp phù hợp.

xét nghiệm nồng độ baso

Xem thêm:

5. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Để đảm bảo kết quả đo chỉ số BASO chính xác, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Khai báo với bác về tình trạng sức khỏe hiện tại và các loại thuốc đang sử dụng. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán sức khỏe chính xác hơn.
  • Không dùng thuốc trước khi xét nghiệm máu: Nếu vô tình uống thuốc, cần thông báo ngay với bác sĩ. Qua đó, họ có thể đưa ra giải pháp xét nghiệm và điều trị phù hợp. Đó là bởi, tùy loại thuốc mà có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến kết quả.
  • Nhịn ăn: Một số xét nghiệm có thể nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác. Chẳng hạn như xét nghiệm đường huyết, nhiễm trùng máu, bệnh gan, túi mật… Một số xét nghiệm không cần nhịn ăn như HIV, cường giáp.
  • Ngưng sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

6. Quy trình thực hiện xét nghiệm chỉ số BASO

Nhân viên y tế sử dụng kim lấy 2ml máu từ tĩnh mạch cánh tay. Sau khi thu thấp. mẫu máu được chống đông và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi cps kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn tình trạng sức khỏe cụ thể cho người bệnh. Sau khi lấy máu, bạn có thể hoạt động bình thường.

7. Ý nghĩa kết quả chỉ số BASO trong máu

Chỉ số BASO tăng giảm bất thường có thể báo hiệu các vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như mắc một số bệnh lý liên quan.

7.1 Chỉ số BASO trong máu bình thường?

Chỉ số BASO trong máu bình thường với số lượng bạch cầu ưa base nằm trong khoảng từ 0 đến 300 tế bào/uL (0 – 0,3 G/L hoặc 0 – 0,3 K/uL). Còn chỉ số BASO% bình thường là tỷ lệ BASO trong máu được quy định từ 0,5 – 1%. Nếu vượt quá ngưỡng trên, người đó có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tăng bạch cầu ưa base.

7.2 Chỉ số BASO cao hơn bình thường

Chỉ số BASO trong máu cao hơn bình thường khi số lượng bạch cầu ưa base vượt quá 300 tế bào/uL (lớn hơn 0,3 G/L hoặc 0,3 K/uL). Hoặc tỷ lệ bạch cầu ái kiềm tăng cao hơn 2%. Nó được gọi là tình trạng tăng bạch cầu ưa base (basophilia). Một số vấn đề về sức khỏe liên quan đến tình trạng này như các phản ứng dị ứng, bệnh tự miễn và bệnh lý rối loạn máu.

chỉ số baso bình thường trong máu

8. Nguyên nhân khiến chỉ số BASO tăng cao là gì?

Một số lý do dẫn đến chỉ số BASO tăng cao như:

  • Các phản ứng dị ứng
  • Viêm nhiễm, nhiễm trùng
  • Bệnh lý ác tính về máu
  • Bệnh lý tự miễn
  • Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML)

8.1 Các phản ứng dị ứng

Bạch cầu ưa base là thành phần quan trọng trong các phản ứng gây viêm dị ứng. Quá trình diễn ra do các tế bào bạch cầu này di chuyển tập trung tại vị trí viêm. Tại đây, chúng có thể giải phóng rất nhiều điều hòa tín hiệu. Cụ thể là cytokines, chemokines và protease. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chứng minh tình trạng tăng sinh bạch cầu ưa base xảy ra khi xuất hiện phản ứng viêm do dị ứng. Điều này khiến nồng độ BASO trong máu cao tăng cao. Một số phản ứng dị ứng có thể làm tăng định lượng BASO như dị ứng thực phẩm, thuốc, phấn hoa, viêm mũi dị ứng,…

8.2 Nhiễm trùng

Chỉ số BASO cao hơn bình thường có thể do cơ thể đang gặp nhiễm trùng. Tương tự các loại bạch cầu khác, bạch cầu ưa base hỗ trợ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Chẳng hạn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Khi xuất hiện xâm nhiễm, bạch cầu ưa base được kích hoạt và giải phóng enzyme tiêu diệt vi sinh vật gây hại. Vì vậy, chỉ số này thường tăng cao khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các bệnh lý nhiễm trùng có thể gặp phải như bệnh lao, thủy đậu,…

8.3 Bệnh tự miễn

Bạch cầu ái kiềm tăng có thể cảnh báo một số bệnh lý tự miễn. Điển hình là viêm thận lupus, viêm khớp dạng thấp,… Các tế bào này có thể tham gia vào quá trình sinh bệnh học của nhiều bệnh lý tự miễn cũng như tiến triển bệnh.

8.4 Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)

Chỉ số BASO tăng cao bất thường cũng có thể do bệnh lý ruột mạn tính (IBD) gây ra. Các bệnh lý bao gồm bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Tình trạng này có thể gây viêm và tổn thương nặng nề niêm mạc đại – trực tràng. Những nơi tổn thương này có tỷ lệ bạch cầu ái kiềm tăng cao hơn so với niêm mạc bình thường. Bởi vậy, bạch cầu ưa base có vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh IBD.

8.5 Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML)

Chỉ số BASO cao thường được xác định ở người mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML). Tuy nhiên, nó lại đi kèm với tiên lượng xấu. Bởi đây là loại ung thư tế bào tạo máu trong tủy xương làm rối loạn quá trình sản sinh bạch cầu. Điển hình là lượng lớn bạch cầu tăng sinh trong máu. Bệnh lý này khiến các tế bào bạch cầu mang gen đột biến bất thường. Bởi vậy, chúng không thể đảm nhận chức năng miễn dịch như bạch cầu bình thường.
Chưa kể, chúng còn ức chế các tế bào tạo máu bình thường khác. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu và xâm lấn gan, lách. Bệnh ung thư này thường tiến triển chậm và phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi. Cho đến khi ở giai đoạn cuối, nó mới thường được phát hiện. Và chỉ số BASO tăng là căn cứ quan trọng để có thể chẩn đoán bệnh sớm.

8.6 Các nguyên nhân khác

Nồng độ BASO trong máu tăng cao còn do một số vấn đề khác. Điển hình là các bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến bạch cầu ưa base tăng trong máu như bệnh đa hồng cầu (PV), bệnh tăng tiểu cầu thiết yếu (ET),… Ngoài ra, tình trạng này có thể do tác dụng của một số loại thuốc điều trị.

nguyên nhân khiến chỉ số baso tăng cao

9. Điều trị rối loạn chỉ số BASO trong máu

Sử dụng steroid kéo dài có thể làm giảm nồng độ basophil. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số BASO. Nó làm gián đoạn quá trình sản xuất basophils. Từ đó, làm giảm số lượng tế bào này trong máu. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Viêm tự miễn dịch: Sử dụng thuốc và một số liệu pháp sinh học.
  • Nhiễm trùng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Suy giáp: Điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp tổng hợp.
  • Rối loạn tăng sinh tủy: Sử dụng liệu pháp hóa trị, miễn dịch, xạ trị, ghép tế bào gốc hoặc bằng steroid.
  • Ung thư: Điều trị bằng các liệu pháp như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc nhắm mục tiêu.

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Chỉ số BASO là gì?”. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu giúp đánh giá sức khỏe và phản ứng miễn dịch của cơ thể. Basophils là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Nó có vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh tật, bao gồm cả ký sinh trùng và phản ứng dị ứng. Giá trị BASO cao hoặc thấp có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, từ nhiễm trùng đến ung thư. Việc hiểu về chỉ số BASO giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cá nhân. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...