Chỉ số Bilirubin là gì? Căn cứ quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe gan, hệ thống tiêu hóa cần được xét nghiệm kịp thời
Bilirubin, một sắc tố mật, được tạo thành từ sự phân huỷ của heme trong hồng cầu. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe con người. Xét nghiệm Bilirubin không chỉ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ quan tạo máu, hệ thống máu, gan mật và nhiễm trùng siêu vi. Cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số Bilirubin thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Đôi nét về Bilirubin
- 2. Xét nghiệm Bilirubin và một số hình thức
- 3. Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số Bilirubin là gì?
- 4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Bilirubin?
- 5. Kết quả xét nghiệm Bilirubin bình thường
- 6. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm chỉ số Bilirubin là gì?
- 7. Bilirubin cao cảnh báo các vấn đề gì về sức khỏe?
- 8. Lưu ý trước khi xét nghiệm Bilirubin
- 9. Tạm kết
1. Đôi nét về Bilirubin
1.1 Chỉ số Bilirubin là gì?
Bilirubin là sắc tố mật màu vàng cam. Nó được tạo ra từ quá trình thoái hóa của heme, một phần của hemoglobin trong hồng cầu. Đồng thời, được bài tiết trong dịch mật. Một lượng nhỏ được hình thành từ myoglobin, cytochrome và nitric oxide synthase.
Quá trình sản sinh Bilirubin xảy ra chủ yếu ở gan, lách, tủy xương hoặc trong máu. Đó là do tạo hồng cầu không hiệu quả hoặc tồn tại tự kháng thể. Bởi vậy, chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán một số bệnh lý. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ quan tạo máu, gan mật, các bệnh nhiễm trùng và siêu vi. Bilirubin sau đó được xử lý bởi gan. Và cuối cùng là giải phóng khỏi cơ thể dưới dạng phân và một ít trong nước tiểu.
1.2 Phân loại Bilirubin
Bilirubin trong máu được chia làm 3 loại: Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp (liên hợp) và gián tiếp (không liên hợp). Trước khi đến gan, Bilirubin ở dạng gián tiếp. Còn khi đến gan, chúng sẽ kết hợp với hợp chất dạng hòa tan nhất định là Bilirubin trực tiếp (Bilirubin liên hợp). Bilirubin toàn phần bằng tổng của Bilirubin trực tiếp và gián tiếp.
- Bilirubin gián tiếp chiếm đến 70% tổng lượng Bilirubin toàn phần. Đây là chất khá độc, không tan trong nước và không được thận lọc. Chúng thường kết hợp với một số cơ chất nhất định để gia tăng tốc độ phản ứng.
- Bilirubin trực tiếp chiếm 30% Bilirubin toàn phần trong máu. Đây là chất không độc và hòa tan được trong nước. Chúng có thể gắn protein và được lọc qua thận.
2. Xét nghiệm Bilirubin và một số hình thức
Xét nghiệm Bilirubin giúp kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu. Đây là căn cứ quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt là chức năng gan. Đồng thời, đưa ra chẩn đoán và liệu pháp điều trị một số bệnh như vàng da ở trẻ sơ sinh, thiếu máu tán huyết,… Hiện tại, có 3 hình thức xét nghiệm Bilirubin phổ biến là:
2.1 Xét nghiệm Bilirubin máu
Đây là hình thức xác định nồng độ Bilirubin dựa vào chỉ số máu phổ biến. Phương thức xét nghiệm này đơn giản và đảm bảo kết quả chính xác.
2.2 Xét nghiệm Bilirubin trong nước tiểu
Xét nghiệm Bilirubin trong nước tiểu thể hiện chỉ số Bilirubin thông qua đo nước tiểu. Thường nước tiểu không chứa chất này. Do đó, nếu có chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do bilirubin bị ứ đọng, chưa được gan xử lý đào thải khỏi cơ thể. Bác sĩ thường chỉ định thêm một số xét nghiệm để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất.
2.3 Xét nghiệm Bilirubin qua dịch nước ối
Bilirubin chọc dịch ối được thực hiện cho những đối tượng đang mang thai. Chỉ số này giúp xác định tình trạng phát triển của thai nhi.
Dù thực hiện bằng bất kỳ phương thức nào, cũng cần tuân thủ các quy định trong quá trình xét nghiệm. Đồng thời, nên lựa chọn các cơ sở, đơn vị chuyên khoa uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm.
3. Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số Bilirubin là gì?
Xét nghiệm Bilirubin có vai trò quan trọng và cần được thực hiện ở mọi đối tượng.
3.1 Ở trẻ lớn và người trường thành
- Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý về gan. Chẳng hạn như xơ gan, viêm gan, viêm gan tắc mật, hội chứng Gibert,… Lượng Bilirubin tăng cao có thể làm chuyển hóa Bilirubin trước, tại hoặc sau gan.
- Chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý gây tắc nghẽn đường mật. Điển hình là sỏi mật, u đường mật, ung thư tuyến tụy,…
- Chẩn đoán các bệnh lý về hồng cầu do lượng Bilirubin tăng cao. Điều này đồng nghĩa với gia tăng số lượng hồng cầu bị phá vỡ. Chẳng hạn như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, nhiễm ký sinh trùng đường máu, thiếu máu tán huyết,…
3.2 Ở trẻ sơ sinh
- Hỗ trợ chẩn đoán vàng da sơ sinh. Với trẻ sinh đủ tháng, cần theo dõi vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh và duy trì trong 7 ngày. Với bé sơ sinh thiếu tháng, cần theo dõi trên 2 tuần.
- Bé bị thâm tím nặng sau sinh
- Chẩn đoán nguy cơ liên quan đến tổn thương tế bào não. Lượng Bilirubin gián tiến dư thừa có thể tác động xấu đến các tế bào này. Hậu quả dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức, mất thính lực,… Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong.
3.3 Ở thai nhi
Chỉ số Bilirubin có thể được đo trong nước ối của mẹ. Xét nghiệm này được chỉ định nếu nghi ngờ tình trạng hồng cầu bị hủy hoại ở thai nhi.
Xem thêm:
- Chỉ số LYM là gì? Ý nghĩa trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể
- Chỉ số NEUT trong máu là gì? Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu
4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Bilirubin?
Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm Bilirubin. Dưới đây là một số biểu hiện được BCC tổng hợp:
- Vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh
- Nước tiểu màu vàng cam đậm như hổ phách
- Đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều lần
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Mắc bệnh gan mãn tính
- Nghi ngờ ngộ độc thuốc
- Tiêu thụ nhiều chất kích thích, đồ uống chứa cồn
- Nghi ngờ mắc thiếu máu tán huyết
5. Kết quả xét nghiệm Bilirubin bình thường
Dưới đây là chỉ số Bilirubin được quy định ở người bình thường. Đây là căn cứ để xác định tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh liên quan nếu có.
5.1 Bilirubin toàn phần
Chỉ số bilirubin toàn phần bình thường được quy định:
- Trẻ sơ sinh: < 10 mg/dl hoặc < 171μmol/L
- Trẻ trên 1 tháng tuổi: 0.3 – 1.2 mg/dl hoặc 5.1 – 20.5 μmol/L
- Người lớn: 0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.4 – 17.1 μmol/L
5.2 Bilirubin trực tiếp
Bình thường: 0 – 0.4 mg/dl hoặc 0 – 7 μmol/L
5.3 Bilirubin gián tiếp
Bình thường: 0.1 -1.0 mg/dL hoặc 1 – 17 μmol/L
5.4 Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần
Bình thường: < 20 %
6. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm chỉ số Bilirubin là gì?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Bilirubin. Cụ thể:
- Giới tính, độ tuổi, chủng tộc: Chẳng hạn nồng độ Bilirubin trong máu của nam giới có thể cao hơn nữ giới. Hoặc người Mỹ gốc Phi lại có nồng độ này thấp hơn người Mỹ khác.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc có thể làm giảm chỉ số bilirubin hơn bình thường. Chẳng hạn như barbiturat, caffeine, penicillin, citrat, corticosteroid, ethanol, penicillin, protein, urea… Các loại thuốc khiến chỉ số bilirubin tăng cao như: kháng sinh, thuốc kiểm soát sinh đẻ, flurazepam, phenytoin (Dilantin), allopurinol, vitamin C, azathioprine, codein, dextran, thuốc lợi tiểu, isoproterenol, thuốc ngừa thai, phenothiazin,…
Do một số yếu tố có thể ảnh hưởng nên kết quả chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác cần dựa vào một số xét nghiệm khác.
7. Bilirubin cao cảnh báo các vấn đề gì về sức khỏe?
Lượng bilirubin tăng cao cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn. Đồng thời, nó cũng biểu hiện tình trạng tế bào máu đỏ bị hủy hoại tăng cao.
Nồng độ bilirubin toàn phần tăng trong trường hợp:
- Có thai
- Trẻ sơ sinh hoặc đẻ non
- Hoạt động mạnh, quá sức
- Nguyên nhân gây tăng bilirubin không liên hợp và liên hợp
- Suy giáp
Nồng độ bilirubin gián tiếp tăng trong trường hợp:
- Số lượng hồng cầu bị phá hủy quá mức
- Cảnh báo bệnh thiếu máu Biermer do sản sinh hồng cầu không hiệu quả
- Các bệnh lý về tan máu, đông máu với khối máu tụ lớn
- Cường lách
- Suy giảm quá trình liên hợp bilirubin tại gan
- Bệnh Gilbert
- Suy tim mất bù
- Sử dụng một số loại thuốc như Rifampicin,…
- Vàng da ở trẻ
Nồng độ bilirubin trực tiếp tăng trong trường hợp:
- Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, do thuốc (Rifampicin, Halothan, Chlorpromazine, Salicylat…), nhiễm độc, xơ gan, viêm đường mật xơ hoá, u gan,…
- Suy tim mất bù
- Một số rối loạn bẩm sinh như bệnh Dubin- Johnson, hội chứng Rotor
- Sử dụng một số loại thuốc như chlorpromazine, barbituric, testosteron,…
- Sỏi mật, viêm tụy, ung thư tụy
- Ung thư bóng Vater, biểu mô đường mật, tắc đường mật,…
8. Lưu ý trước khi xét nghiệm Bilirubin
- Không nên ăn hoặc uống trước xét nghiệm 4 giờ.
- Thư giản, nghỉ ngơi trước khi xét nghiệm. Bởi hoạt động quá sức có thể làm tăng nồng độ Bilirubin.
- Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sức khỏe và các loại thuốc đã và đang sử dụng với bác sĩ.
- Ngưng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Với trẻ nhỏ, không cần chuẩn bị đặc biệt trước khi xét nghiệm.
- Mẫu máu bệnh phẩm thường được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Đặt miếng bông khử trùng lên vết thương tầm 10 – 20 phút. Đồng thời, tránh mang vác vật nặng khi mới xét nghiệm.
- Thông báo ngay với nhân viên y tế neus phản ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Chẳng hạn như sốt cao, chảy máu, dị ứng, chảy máu, đang dùng thuốc đông máu,…
Xem thêm:
- Chỉ số MPV là gì? Ý nghĩa trong đánh giá sức khỏe tổng thể
- Chỉ số BASO trong xét nghiệm máu là gì? Giải mã chi tiết
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp về chỉ số Bilirubin là gì. Đây là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe gan và mật. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán các vấn đề như xơ gan, viêm gan và tắc nghẽn đường mật. Khi có các triệu chứng như da và mắt vàng, đau bụng dưới, hoặc mệt mỏi, việc kiểm tra bilirubin là cần thiết. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh những vấn đề liên quan đến gan và mật. Đừng quên thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe toàn diện nhất. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.