Chỉ số MPV là gì? Ý nghĩa trong đánh giá sức khỏe tổng thể

Chỉ số MPV là gì? Kết quả đánh giá chức năng tiểu cầu cầm máu và cảnh báo một số bệnh lý liên quan, đặc biệt là về tế bào máu

Chỉ số MPV (Mean Platelet Volume) là một biểu hiện trong các kết quả xét nghiệm máu, đo lường kích thước trung bình của các tiểu cầu máu. Nó thường được sử dụng để đánh giá chức năng của hệ thống đông máu và có thể đóng vai trò trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến máu. Cùng tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết về “Chỉ số MPV là gì?”.

1. MPV là gì?

Tiểu cầu là thành phần quan trọng trong hình thành huyết khối và thực hiện chức năng cầm máu. Từ đó, hạn chế tối đa lượng lớn máy mất đột ngột. Chẳng hạn như khi bị đứt tay hoặc tai nạn. Tiểu cầu lưu thông dưới dạng đĩa bất hoạt trong máu. Tuy nhiên, khi thành mạch máu bị tổn thương, chúng sẽ kích hoạt hoạt động. Cụ thể, khi va chạm vào vùng xước trên mạch máu, chúng kích thích chuyển đổi fibrinogen thành fibrin. Một loại sợi protein trong huyết khối. Các tế bào tiểu cầu liên kết lại, bịt vết thương và hình thành cục máu đông giúp ngăn máu chảy.
Do đó, tăng giảm nồng độ MPV trong máu bất thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chỉ số này được đánh giá ở người bình thường nằm trong khoảng từ 5,0 đến 15,0 fL.

2. MPV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MPV (Mean Platelet Volume) là gì? Đây là chỉ số thể hiện thể tích trung bình của tiểu cầu giúp đánh giá chức năng tiểu cầu. Nồng độ MPV trong máu bất thường cảnh báo tình trạng rối loạn đông máu và các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là tủy xương. Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến và quan trọng nhất trong xét nghiệm máu tổng quát. Thực hiện xét nghiệm chỉ số MVP nhằm:

  • Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi các bệnh liên quan đến máu như đông máu hoặc xuất huyết. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh tối đa một số biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đánh giá tình trạng viêm nhiễm và một số bệnh lý khác
  • Dấu ấn sinh học giúp dự đoán và tiên lượng các vấn đề về tim mạch

Tuy nhiên, nó cần được thực hiện cùng một số xét nghiệm khác nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất.

xét nghiệm chỉ số mpv

3. Các đối tượng cần kiểm tra chỉ số MPV

MPV là chỉ số cơ bản, thường được yêu cầu kiểm tra trong các xét nghiệm tổng quát. Thông thường, nên kiểm tra 6 tháng/lần. Tuy nhiên, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm MPV ngay cả khi chưa đến lịch khám sức khỏe định kỳ trong một số trường hợp sau:

  • Xuất hiện bất thường trên da và 2 bên vú như dày lên hoặc xuất hiện các khối u
  • Thường xuyên bị đau bụng và vã mồ hôi vào ban đêm
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện
  • Sụt cân đột ngột, bất thường
  • Khó nuốt và ho kèm khan tiếng
  • Thường xuyên đau mỏi toàn thân và xuất huyết bất thường

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm MPV

Quy trình xét nghiệm MPV được thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Chỉ trong khoảng 60-90 phút đã có kết quả và người bệnh không cảm thấy đau đớn. Dưới đây là chi tiết các bước trong quy trình xét nghiệm nhằm đánh giá chỉ số MPV:

  • Nhân viên sát khuẩn bằng cồn 70 độ tại vị trí tĩnh mạch lấy máu để tránh nhiễm khuẩn.
  • Lấy khoảng 3 ml máu và đưa vào ống nghiệm có sẵn chất đông. Các ống chứa cần đảm bảo tiêu chuẩn và được đậy kín nắp.
  • Mẫu máu được đưa vào máy xét nghiệm sau khi lấy trong vòng 30 phút.
  • Máy ly tâm thực hiện tách lấy huyết tương hoặc huyết thanh. Ở 15 – 25 độ C, mẫu máu có thể ổn định trong 2 ngày.

mẫu máu trong ống đựng

Xem thêm:

5. Ý nghĩa kết quả chỉ số MVP là gì?

Chỉ số MVP bình thường nằm trong khoảng từ 5,0 đến 15,0 fL. Tăng, giảm chỉ số này báo hiệu một số vấn đề mà cơ thể có thể gặp phải. Cùng BCC tìm hiểu ngay.

5.1 MPV cao hơn bình thường

Tuổi thọ trung bình của tiểu cầu nằm trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, một số lý do có thể rút ngắn tuổi thọ. Khi đó, tủy xương phải sản xuất nhiều tiểu cầu mới để thay thế số lượng bị phá hủy. Điều này làm tăng chỉ số MPV. Một số bệnh lý gây nên chỉ số MPV cao bất thường như suy giáp, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, đột quỵ, thiếu vitamin D, thiếu máu, huyết khối bẩm sinh,… Chỉ số MPV tăng còn do sử dụng một số chất như kháng viêm không steroid (NSAIDs), chất kích thích tạo máu (erythropoietin), thuốc chống ung thư,….
Ngoài ra, nó có thể liên quan đến các bệnh ung thư. Chẳng hạn như ung thư dạ dày, đại tràng, buồng trứng, máu, phổi,… Bởi tiểu cầu có thể kích thích sự phát triển và lây lan của các khối u ung thư. Tuy nhiên, cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

5.2 MPV thấp hơn mức bình thường

Chỉ số MPV giảm thể hiện số lượng tiểu cầu giảm. Điều này đồng nghĩa với việc tủy xương không sản xuất đủ lượng tiểu cầu mới để thay thế tiểu cầu già. Thường chỉ số này giảm có thể cảnh báo bệnh về viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, bệnh về thận, gan, tim mạch, thiếu máu, Crohn,… Hoặc do sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin, ibuprofen, clopidogrel, heparin,…
Việc căn cứ vào mỗi chỉ số MPV cao hay thấp không thể khẳng định người bệnh mắc các bệnh lý trên hay không. để đưa ra chẩn đoán chính xác cuối cùng, bác sĩ thường kiểm tra thêm độ phân bố của tiểu cầu, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ tiểu cầu kích thước lớn,… và các chỉ số khác trong máu. Việc xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp đo lường các chỉ số này hiệu quả.

6. Nguyên nhân làm chỉ số MPV tăng cao

Chỉ số MPV cao do nồng độ tiểu cầu cao hơn mức bình thường. Các tiểu cầu mới được hình thành có kích thước lớn hơn tiểu cầu trưởng thành. Bởi vậy, số lượng lớn tiểu cầu bất thường báo hiệu tủy xương đang sản xuất nhiều tiểu cầu chưa trưởng thành. Một số nguyên nhân làm chỉ số MPV tăng cao như:

6.1 Mất máu nhiều

Mất máu do chấn thương hoặc phẫu thuật khiến chỉ số MPV tăng cao. Đó là do cơ thể sử dụng hết tiểu cầu để tạo huyết khối giúp cầm máu, giúp vết thương mau lành. Khi đó, tủy xương cần sản sinh nhiều tiểu cầu mới có thể tích lớn hơn khiến chỉ số này tăng cao.

6.2 Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Nguyên nhân khiến chỉ số MPV tăng cao khi tiểu cầu bị phá hủy còn do kháng thể, nhiễm trùng hoặc độc tố gây ra. Điển hình là bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP). Đây là một rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp khiến cơ thể tự phá hủy tiểu cầu. Nó thường dẫn đến chảy máu, ban xuất huyết và gây nên các mảng da màu tím.

6.3 Ung thư

Một số loại ung thư cũng làm tăng nồng độ MPV trong máu. Chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung, ruột kết, dạ dày, thận, tuyến tụy,… Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa rằng người bệnh chắc chắn mắc ung thư. Do đó, bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm bổ sung nhằm đảm bảo kết quả chính xác.

6.4 Bệnh cường giáp

Chỉ số MPV còn tăng cao do mắc bệnh về cường giáp. Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Các bệnh nhân mắc bệnh này thường có lượng tiểu cầu chưa trưởng thành lớn hơn. Bởi vậy, chỉ số này ở người mắc thường cao hơn so với người bình thường.

6.5 Đái tháo đường

Ở người mắc đái tháo đường, tiểu cầu bắt đầu hoạt hóa với thể tích tăng cao. Điều này khiến chỉ số MPV tăng cao. Kích thước tiểu cầu tăng cao cũng gia tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đái tháo đường và biến chứng máy liên quan. Bởi vậy, chỉ số MPV được xem là dấu hiệu tiên lượng hữu ích về các biến chứng tim mạch ở người mắc tiểu đường.

6.6 Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch bao gồm các tình trạng liên quan đến tim và mạch máu. Chỉ số MPV tăng liên quan mật thiết đến các bệnh lý này. Một số vấn đề sức khỏe phải kể đến như suy tim, loại nhịp tim, hẹp van tim, bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim,…

6.7 Các nguyên nhân khác

Tùy thuộc vào kết quả các chỉ số khác, mức MPV cao có thể do một số nguyên nhân khác. Ví dụ như huyết áp cao, thiếu vitamin D, đột quỵ, rung tâm nhĩ,…

nguyên nhân làm chỉ số mpv tăng cao

7. Nguyên nhân làm chỉ số MPV giảm

Chỉ số MPV thấp cho thấy kích thước tiểu cầu nhỏ hơn bình thường. Chưa kể, nó còn báo hiệu tình trạng tủy xương không sản xuất đủ lượng tiểu cầu mới. Một số nguyên nhân khiến chỉ số MPV thấp phải kể đến như:

7.1 Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản do các tế bào gốc máu bị tổn thương. Đây là các tế bào gốc chưa trưởng thành trong tủy xương. Chúng phát triển và hình thành tất cả các tế bào máu như hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu (PLT). Các tổn thương liên quan làm giảm số lượng các loại tế bào máu này. Tình trạng này làm giảm chỉ số MPV trong máu.

7.2 Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng rối loạn đường ruột gây viêm đường tiêu hóa. Trong khi, đây là nơi hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể. Bởi vậy, bệnh lý ruột mạn tính cũng là nguyên nhân làm suy giảm nồng độ MPV trong máu.

7.3 Hóa trị ung thư

Hóa trị là hình thức điều trị hóa học tích cực nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Đồng thời, ngăn chặn chúng phát triển. Tình trạng này cũng làm giảm chỉ số MPV.

7.4 Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mà hệ thống miễn dịch tấn công, tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh. Khi đó, cơ thể có thể phá hủy các tiểu cầu trong máu khiến chỉ số MPV giảm mạnh.

7.5 Cường lách

Cường lách là tình trạng kích thước lá gan to hơn bình thường. Đó là bởi lá lách chứa số lượng tiểu cầu lớn hơn bình thường. Đồng thời, lượng tiểu cầu trong máu cũng giảm xuống. Tình trạng này cũng là nguyên nhân làm giảm định lượng MPV trong máu.

7.6 Các nguyên nhân khác

Chỉ số MPV thấp có thể do một số nguyên nhân như: Suy giáp, suy tủy xương, thiếu sắt, thiếu máu, HIV/AIDS,…

8. Cần chuẩn bị trước những gì khi thực hiện xét nghiệm chỉ số MPV?

Chỉ số MPV là một trong những chỉ số xét nghiệm công thức máu. Ngoài ra, còn có các chỉ số như MONO, HCT, NEU, LYM, MCV, MCHC,… Tuy nhiên, để đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng với kết quả chính xác, cần tuân thủ một số lưu ý sau trước khi xét nghiệm:

  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh hoặc các loại thuốc đã và đang sử dụng
  • Liên hệ và đặt hẹn trước với cơ sở y tế

nguyên nhân làm chỉ số mpv giảm

Xem thêm:

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Chỉ số MPV là gì?”. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, biểu hiện kích thước tiểu cầu máu. Việc hiểu và theo dõi chỉ số này có thể giúp phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe. Chuyên gia khuyên nên thực hiện xét nghiệm định kỳ và cần có biện pháp cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...