Chỉ số Ure là gì? Ý nghĩa kết quả xét nghiệm cần biết

Chỉ số Ure là gì? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá chức năng gan, thận và một số tác động đến sức khỏe

Chỉ số ure máu là một yếu tố quan trọng trong xét nghiệm máu. Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và được thận loại bỏ ra khỏi cơ thể. Việc đo lường ure máu giúp đánh giá chức năng thận và tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể. Bằng cách theo dõi định kỳ chỉ số ure máu, người ta có thể xác định liệu mức độ ure có ở mức bất thường hay không. Từ đó, đưa ra các biện pháp điều trị và quản lý phù hợp. Điều này là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng tránh các vấn đề liên quan đến thận. Cùng BCC giải đáp và nắm bắt các thông tin tổng quan nhất về “Chỉ số Ure là gì?”.

1. Ure máu là gì?

Kết quả cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) là đào thải Ure máu ra ngoài qua thận. Hợp chất này luôn có mặt trong cơ thể do chất đạm thường xuyên được bổ sung. Các protein này chuyển hóa thành axit amin nhờ protease tiêu hóa. Chúng tiếp tục chuyển hóa và cuối cùng trở thành CO2 và NH3. Trong đó, NH3 là chất độc còn đào thải. Gan đảm nhận nhiệm vụ chính là chuyển hóa NH3 thành Ure và chuyển đến thận qua đường máu. Thận sẽ lọc Ure cùng một số chất khác để đào thải qua thận. Quá trình này có thể bị ảnh hưởng nếu rối loạn chức năng gan, thận.
Ure máu luôn được bổ sung hằng ngày trong cơ thể thông qua chế độ ăn. Một số thực phẩm giàu chất đạm phải kể đến như thịt, cá, trứng, sữa… Thường người trưởng thành sẽ bài tiết khoảng 30g ure một ngày qua đường nước tiểu và một lượng nhỏ qua mồ hôi. Ure ít động dù khi nồng độ trong máu khá cao. Tuy nhiên, đây vẫn là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng lọc thải của thận. Chỉ số này quá cao hoặc quá thấp đồng nghĩa với chức năng thận kém và ngược lại. Do đó, cần thực hiện xét nghiệm chỉ số Ure để đánh giá tình trạng sức khỏe.

2. Xét nghiệm Ure máu là gì?

Chỉ số Ure là gì? Việc đánh giá chỉ số Ure máu có thể xác định được tình trạng chức năng của gan và thận. Việc xét nghiệm Ure máu (hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen) sẽ giúp định lượng nồng độ Urea Nitrogen trong máu. Nồng độ bình thường nằm trong khoảng từ 2,5 – 7,5 mmol/l. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với chức năng thận càng kém. Nồng độ protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thể thiếu nước làm quá trình lưu thông kém. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp hơn, cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng hoặc bệnh lý về gan.

xét nghiệm chỉ số ure

3. Vai trò của xét nghiệm chỉ số Ure máu

Kết quả xét nghiệm BUN có vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng quát. Cụ thể:

  • Theo dõi sức khỏe định kỳ, hỗ trợ tầm soát chức năng của gan, thận. Đặc biệt quan trọng với người có tiền sử hoặc người thân mắc bệnh về thận. Ngoài ra, nó còn được chỉ định với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc huyết áp cao…
  • Kiểm tra chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ protein hay chưa
  • Giúp đánh giá hiệu quả của quá trình lọc máu

4. Quy trình xét nghiệm Ure máu

Trước khi thực hiện xét nghiệm Ure máu, người bệnh không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là vào buổi sáng. Quy trình này thường diễn ra trong khoảng 1 giờ.
Để hạn chế máu lưu thông, nhân viên sẽ quấn băng cố định quanh bắp tay. Sau đó, sát trùng tại vị trí lấy máu, thường lấy mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch. Họ lấy khoảng 2ml máu và cho vào ống nghiệm vô trùng để bảo quản. Sau khi hoàn tất, vị trí tiêm được cầm máu bằng bông tẩm cồn. Người bệnh cần tránh cử động mạnh sau khi lấy máu. Mẫu máu được gửi ngay đến phòng phân tích kết quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến và xin tư vấn kịp thời.

lấy máu xét nghiệm ở tĩnh mạch

Xem thêm:

5. Ý nghĩa kết quả định lượng chỉ số Ure máu là gì?

Chỉ số bình thường của Ure máu là 2,5 – 7,5mmol/l. Và chỉ số này có thể thay đổi trong một số trường hợp. Cụ thể:

5.1 Chỉ số Ure tăng cao

Chỉ số Ure tăng cao là gì?

Chỉ số Ure máu được đánh giá là cao khi vượt ngưỡng 7,5 mmol/l. Đó là do lượng protein tăng cao hoặc mất nước nghiêm trọng. Đây là biểu hiện cảnh báo thận bị tổn thương, thậm chí suy thận. Để biết được chỉ số này, bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm ure máu. Nếu thấy nồng độ ure cao hơn mức bình thường, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn đánh giá chức năng thận.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số ure tăng cao như:

  • Cầu thận, ống thận bị tổn thương
  • Cơ thể mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Thể tích máu giảm
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều protein
  • Suy tim, suy thận, tổn thương cầu thận, ống thận, sỏi thận,…
  • Tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,…
  • Ngộ độc thủy ngân
  • Tăng dị hóa protein do sốt, bỏng từ 45% trở lên, suy dinh dưỡng, u tân sinh,…
  • Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng,…
Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số dấu hiệu cần biết, cảnh báo nồng độ ure máu tăng cao:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, kiệt sức
  • Chướng hơi, đầy bụng, tiêu chảy, ăn không ngon
  • Loét họng, niêm mạc miệng, lưỡi chuyển sang màu đen
  • Rối loạn nhịp thở, hơi thở có mùi amoniac
  • Thân nhiệt giảm
  • Mạch đập nhanh, nhỏ, tăng huyết áp
  • Suy thận giai đoạn cuối dẫn đến trụy mạch
  • Hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co và phản ứng ánh sáng kém
  • Không có hội chứng màng não và không thấy dấu thần kinh khu trú
  • Chảy máu võng mạc, niêm mạc và dưới da

5.2 Chỉ số Ure giảm

Chỉ số Ure máu được đánh giá là thấp hơn khi dưới 2,5 mmol/l. Trường hợp này ít xảy ra nhưng người bệnh vẫn cần để ý và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tình trạng này làm suy giảm chức năng gan. Đồng thời, cảnh báo các vấn đề liên quan đến bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan hoặc viêm gan cấp, mạn tính. Ngoài ra, chỉ số này giảm cũng báo hiệu nguy cơ mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp, chứng thận hư, giảm khả năng hấp thu.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng nghèo protein cũng làm giảm định lượng Ure trong máu. Nó thường xảy ra chủ yếu ở người ăn kiêng và ăn chay. Phụ nữ có thai cũng thường có kết quả xét nghiệm Ure máu thấp hơn so với bình thường. Nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Bởi thai nhi có thể sử dụng lượng lớn protein của mẹ để phát triển.

6. Tác động của Ure máu đến sức khỏe

Bất kỳ hoạt động tăng giảm nào của Ure máu để có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Cùng BCC liệt kê ngay chi tiết các tác động.

6.1 Tim mạch

Nồng độ Ure máu bất thường có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Chưa kể, nó còn gây trụy mạch, đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt với người bị suy thận giai đoạn cuối.

6.2 Tiêu hóa

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể bị chướng bụng, đầy hơi và chán ăn. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng, họng và đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao có thể gây nên xuất huyết tiêu hóa.

6.3 Hô hấp

Người bệnh thường bị khó thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac). Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê.

6.4 Hệ thần kinh

Tăng giảm Ure máu có thể ảnh hưởng đến thần kinh ở 3 mức độ tăng dần. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh diễn biến nặng có thể rơi vào trạng thái mơ màng, vật vã. Khi tăng cao ở mức độ nặng nhất, người bệnh có thể bị co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.

6.5 Huyết học

Tùy từng giai đoạn và mức độ ảnh hưởng khác nhau, chỉ số ure máu tăng có thể dẫn đến thiếu máu.

6.6 Thân nhiệt

Hàm lượng Ure trong máu thay đổi khiến nhiệt độ cơ thể giảm.

ý nghĩa chỉ số bun với chức năng gan thận

Xem thêm:

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Chỉ số Ure là gì?”. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức độ urea trong máu cũng như chức năng gan và thận. Để hạn chế tình trạng tăng nồng độ ure máu, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cân bằng lượng protein. Đồng thời, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng định lượng ure trong máu là cách hiệu quả để duy trì sức khỏe thận. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

4.9/5 - (12 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...