Hồng cầu là gì? Tế bào máu quan trọng cho các hoạt động sống và trực tiếp đe dọa đến sức khỏe nếu lượng hồng cầu thay đổi thất thường
Hồng cầu là loại tế bào máu phổ biến nhất. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy đến các mô cơ thể. Hồng cầu chiếm 96% tổng số tế bào máu. Không chỉ giữ trách nhiệm chuyển động dòng máu qua hệ tuần hoàn, nó còn mang đến màu đỏ đặc trưng cho máu thông qua huyết sắc tố. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hồng cầu là gì, tầm quan trọng và chức năng của nó trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Hồng cầu là gì?
Một trong những tế bào quan trọng hình thành máu là hồng cầu. Chức năng chính của nó là hô hấp, vận chuyển oxy từ phổi đến các mô nhờ Hemoglobin. Đồng thời, nhận và vận chuyển CO2 từ mô trở lại phổi để giải phóng ra ngoài cơ thể. Enzyme carbonic anhydrase giúp đẩy mạnh tốc độ phản ứng giữa CO2 và H2O tạo H2CO3. Từ đó, nước trong huyết tương mang CO2 dạng HCO3- trở lại phổi. Điều này giúp tái tạo lại CO2 và thải khí.
Với các động vật bậc thấp, Hemoglobin có mặt trong huyết tương. Ở người, Hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu có chức năng đệm kiềm – toan. Đây cũng là chức năng quan trọng của hồng cầu. Nhờ đó, nó có thể thấm vào thành mao mạch và thoát ra nhờ nước tiểu. Hồng cầu do các tế bào máu gốc trong tủy xương tạo ra. Hầu hết những hồng cầu bị phá hủy ở lách.
2. Đặc điểm hình thái
Hồng cầu có dạng hình đĩa tròn (hình cầu) lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 µm (1.000.000 µm = 1m). Nơi dày nhất có độ dày khoảng 2,5 µm. Còn độ dày ở trung tâm không quá 1 µm. Trung bình thể tích rơi vào khoảng 90-95 µm³. Hồng cầu rất dễ biến dạng nhưng không bị rách, vỡ khi di chuyển qua mao mạch chật hẹp. Đặc điểm này của hồng cầu do màng tế bào dẻo dai và còn nhiều chỗ chứa bên trong. Hồng cầu không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Nhờ kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, từng nhóm máu được thiết lập. Trong đó, được phát hiện sớm và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.
Hemoglobin, một loại protein giàu sắt, cũng là thành phần chính của hồng cầu. Nó là yếu tố quan trọng giúp hình thành màu đỏ của máu. Mỗi phân tử hemoglobin chứa 4 nguyên tử sắt. Mỗi nguyên tử này liên kết với 1 phân tử và 2 nguyên tử oxy. Một tế bào hồng cầu chứa 33% Hemoglobin với mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới.
Giai đoạn phát triển từ tế bào tiền nguyên hồng cầu đến hồng cầu lưới diễn ra trong tuỷ xương. Tiếp theo hồng cầu lưới phóng thích ra máu ngoại vi từ 24 – 48 giờ thì mạng lưới biến mất và trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu có thể tồn tại trung bình từ 90 – 120 ngày. Có đến 200 – 400 tỷ hồng cầu bị phá hủy ở gan và lách mỗi ngày. Sau đó, tủy xương sản xuất lượng hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất.
Xem thêm:
- Tế bào là gì? Nền tảng cho mọi hoạt động sống
- Bạch cầu lympho và tình trạng mất cân bằng cảnh báo sức khỏe
3. Số lượng hồng cầu
3.1 Số lượng
Rất nhiều yếu tố khiến số lượng hồng cầu thay đổi. Bao gồm: độ tuổi, giới tính, thời kỳ mang thai, chủng tộc, vùng địa lý,… Tổng số hồng cầu khoảng 3.5 – 6 triệu/ mm3 máu.
- Trẻ sơ sinh: số lượng hồng cầu khoảng 5.8 triệu/mm3 và hemoglobin khoảng 13 – 16 g/dL.
- Trẻ em: tùy theo độ tuổi, số lượng hồng cầu nằm trong khoảng từ 3.6 – 4.8 triệu/mm3. Mức độ huyết sắc tố từ 11 – 12 g/dl.
- Nam giới: số lượng hầu cầu khoảng 4.5 – 6 triệu/mm3. Huyết sắc tố nằm trong khoảng 13 – 18 g/100 dl.
- Phụ nữ: Số lượng hồng cầu khoảng 4 – 5.4 triệu/mm3. Huyết sắc tố khoảng 11.5 – 15 g/100 dl. Tuy nhiên, ở thời kỳ mang thai, con số này sẽ giảm.
Người già, phụ nữ mang thai,… thường giảm chỉ số RBC. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu của bệnh nhân bị thấp khớp cấp, thận, suy tủy và ung thư. Mức độ hồng cầu thay đổi thất thường dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu máu, xuất huyết và một số rối loạn khác.
3.2 Lượng hemoglobin
Nồng độ hemoglobin trong bào tương lên đến 34 g/dL tế bào. Đây là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin. Người khỏe mạnh thường đạt nồng độ tối đa. Thế nhưng, nếu chức năng của hemoglobin bị suy yếu, nồng độ tụt giảm kéo theo thể tích thay đổi. Nồng độ hemoglobin trung bình:
- Ở nam giới: 15 g/dL (13 – 18)
- Ở nữ giới: 14 g/dL (11,5 – 16).
4. “Sinh, trụ, diệt” của hồng cầu
4.1 Cơ quan sản xuất hồng cầu
Trong tuần đầu của phôi, tế bào hồng cầu có nhân được hình thành trong túi noãn hoàng. Ở ba tháng giữa thai kì, gan, lách, hạch lympho giúp tạo hồng cầu. Còn ở tháng cuối thai kỳ, hồng cầu chỉ được tạo từ tủy xương. Dưới 5 tuổi, đây là bộ phận chính tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy xương ống bị mỡ hóa và ngưng tạo hồng cầu. Sau 20 tuổi, hồng cầu được sản xuất trong tủy xương dẹt. Càng nhiều tuổi, chức năng sinh hồng cầu ngày càng suy giảm.
4.2 Chi tiết quá trình hình thành hồng cầu
Các tế bào máu gốc đa năng là nguồn tạo tất cả tế bào máu. Trong đó, không thể thiếu hồng cầu. Các tế bào này bắt đầu sinh sôi. Trong đó, tế bào con vẫn được sử dụng làm tế bào gốc đa năng. Còn đa số lại bị biệt hóa tạo thành các dòng tế bào thành phần máu.
Dưới đây là các giai đoạn phát triển sau tế bào gốc đa năng của hồng cầu:
- CFU-S
- CFU-B
- CFU-E
- Nguyên tiền hồng cầu
- Nguyên hồng cầu ưa base, tích lũy hemoglobin.
- Nguyên hồng cầu đa sắc
- Nguyên hồng cầu ưa acid
- Hồng cầu lưới (nhân hồng cầu cô đặc và trục xuất khỏi tế bào. Hệ lưới nội mô bị hấp thụ. Còn sót lại một số phần chưa hoàn toàn tiêu hủy của một số bào quan như bộ máy Golgi, ti thể,…)
- Hồng cầu trưởng thành
Các tế bào gốc sinh trưởng và sinh sản nhờ các protein. Chúng được gọi là chất cảm ứng tăng trưởng. Interleukin-3 một trong những chất như vậy. Nó tác động đến đa số dòng tế bào máu. Còn các chất khác lại chỉ ảnh hưởng đến một số tế bào. Các chất cảm ứng này không đóng vai trò biệt hóa. Chức năng này được đảm nhận bởi các cảm ứng biệt hóa. Cả chất cảm ứng tăng trưởng và biệt hóa đều được tạo ra từ tủy xương. Hồng cầu lưới xuyên mạch, rời tủy xương và đi vào máu. Các chất còn dư thừa của bào quan bị tiêu hủy từ 1 – 2 ngày.
4.3 Sự hủy hồng cầu là gì?
Một hồng cầu có thể tồn tại trung bình 120 ngày từ khi di chuyển vào máu. Chúng có thể bị các nguyên sinh vật tấn công và phá hủy. Nhất là trùng kiết lị và sốt rét. Bào tương hồng cầu chứa các enzyme giúp chuyển hóa glucose và tạo lượng nhỏ ATP. Ngoài ra, nó còn có một số chức năng sau:
- Đảm bảo màng hồng cầu luôn dẻo dai.
- Duy trì trao đổi ion qua màng.
- Giữ sắt trong hemoglobin ở hóa trị 2.
- Ngăn chặn oxy hóa protein trong hồng cầu.
- Hệ chuyển hóa của hồng cầu ngày càng suy giảm theo thời gian. Điều này khiến màng tế bào dễ bị phá vỡ khi đi qua
- những cơ quan chật hẹp của hệ tuần hoàn. Nhất là tại gan và lách. Tủy đỏ có cấu trúc vành mà hầu hết hồng cầu phải đi
- qua với đường kính 3 µm. Nó rất nhỏ so với đường kính nằm trong khoảng 7,5 µm của hồng cầu. Với người bị cắt bỏ lách,
- số lượng hồng cầu sẽ tăng lên bất thường.
Cơ chế hủy hồng cầu – Sự hủy Hemoglobin
Khi hồng cầu vỡ và Hemoglobin được phóng thích, nó lập tức bị hấp thụ do đại thực bào. Tuy nhiên, chủ yếu là bởi Kupffer ở gan, đại thực bào ở lách và tủy xương. Sau một khoảng thời gian, đại thực bào giải phóng sắt từ Hemoglobin chuyển về máu. Sắt được chở đến tủy xương để tạo hồng cầu hoặc dự trữ tại gan và một số mô. Porphyrin của Hemoglobin biến đổi thành sắc tố mật (bilirubin). Nó theo tĩnh mạch lách đến tĩnh mạch cửa vào gan. Gan sẽ dùng nó để tổng hợp mật hỗ trợ tiêu hóa.
5. Chức năng của hồng cầu
Vai trò quan trọng chính của hồng cầu là vận chuyển oxy (O2) từ phổi đến các cơ quan. Sau đó, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ mô đến phổi để giải phóng khí. Chức năng của hồng cầu gồm:
- Màng tế bào hồng cầu chứa lipid và protein cần thiết để thực hiện hoạt động sinh lý. Qua hệ tuần hoàn, chức năng này được thực hiện trong mạng lưới mao mạch.
- Hồng cầu vận chuyển axit béo, axit amin, glucose từ mao ruột non đến các tế bào, cơ quan khác.
- Đủ lượng hồng cầu khiến da và niêm mạc có màu hồng. Thiếu hồng cầu khiến máu không cung cấp đủ oxy đến các cơ quan. Từ đó, dẫn đến tình trạng da, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, kém tập trung,…
6. Các chỉ số đánh giá tế bào hồng cầu
6.1 Thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV)
Đây là chỉ số dùng để đánh giá kích thước hồng cầu. Trung bình giá trị của MCV khoảng từ 80 – 100 femtoliter (fl). Nếu chỉ số này thấp hơn, chứng minh cơ thể đang gặp một số tình trạng về sức khỏe. Ví dụ như thiếu máu, Thalassemia, suy thận, nhiễm chì,… Còn nếu chỉ số này cao hơn, cho thấy định bệnh hồng cầu to. Thường tìm thấy ở người nghiện rượu, gan, suy giáp, thiếu vitamin B12, acid folic,…
6.2 Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH)
MCH đánh giá màu sắc của hồng cầu như đậm, lợt hay bình thường. Chỉ số này ở người bình thường là 27 – 32 picogram (pg). Kết quả xét nghiệm nhỏ hơn là biểu hiện của bệnh hồng cầu nhược sắc, thiếu sắt, người mang gen Thalassemia… Còn chỉ số cao hơn là dấu hiệu của bệnh hồng cầu ưu sắc. Biểu hiện này thường gặp ở người nghiện rượu, bệnh về gan, thiếu vitamin B12, acid folic…
6.3 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
MCHC cho thấy nồng độ trung bình của huyết sắc tố trên một đơn vị thể tích máu. Chỉ số MCHC ở người bình thường là khoảng 32% – 36%. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 32%, người bệnh rất có thể bị thiếu máu. Nếu lớn hơn 36%, chỉ số này cho thấy cơ thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường.
Xem thêm:
- Bạch cầu miễn dịch là gì? Vai trò và bí kíp cân bằng
- Tiểu cầu là gì? Vai trò và một số tình trạng rối loạn nghiêm trọng
7. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu, thừa tế bào hồng cầu
Duy trì số lượng hồng cầu tiêu chuẩn giúp đảm bảo sức khỏe cơ thể. Do đó, việc thừa, thiếu hồng cầu có thể cảnh báo một số vấn đề về bệnh lý. Hồng cầu thay đổi thất thường do thuốc, thiếu sắt, di truyền, chế độ ăn uống,… Cùng BCC tìm hiểu ngay một số vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa, thiếu hồng cầu.
7.1 Hồng cầu thấp
Hồng cầu thấp thường do bệnh thiếu máu là phổ biến. Đó là khi cơ thể không đủ hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Người mắc bệnh này thường có hồng cầu bất thường về cấu trúc, hình dáng. Các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhiều hoặc không sản xuất đủ nên không hoạt động được đúng chức năng. Người bị bệnh thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi, nhợt nhạt, ớn lạnh, tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt,… Thậm chí là suy tim. Những đứa trẻ không có hồng cầu khỏe mạnh sẽ kém tăng trưởng và phát triển hơn. Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đến cơ sở xét nghiệm và thăm khám.
Một số bệnh lý khác do số lượng hồng cầu thấp bao gồm:
- Ung thư máu như bệnh bạch cầu, ung thư tủy,…
- Suy tủy xương, suy dinh dưỡng
- Bệnh tuyến giáp
- Chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết,…
- Tan máu
- Xạ trị, hoá trị liệu ung thư
- Mang thai
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng và tác dụng phụ của một số loại thuốc,…
- Bệnh di truyền như thalassemia
7.2 Hồng cầu cao
Số lượng hồng cầu tự do cao có thể do lượng oxy bị hạn chế hoặc cơ thể gặp một số bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở người có hồng cầu cao:
- Bệnh đa hồng cầu
- Suy tim, tim bẩm sinh
- Bệnh thận (khối u thận)
- Nồng độ oxy trong máu thấp
- Tiêu chảy, sốt cao khiến cơ thể mất nước
- Ngộ độc khí carbon monoxide do tiếp xúc với khói thuốc
- Mắc một số bệnh lý về phổi như khí phế thũng, COPD, xơ phổi,..
8. Cách gia tăng số lượng hồng cầu là gì?
Hồng cầu chỉ có thể tồn tại trong 120 ngày. Đây cũng là tế bào thường xuyên được thay thế nhất trong cơ thể. Do đó, mỗi người cần có giải pháp thúc đẩy tốc độ sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Trong đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
- Bổ sung vitamin B12 (từ 1-3 mg) từ thịt, trứng, sữa.
- Axit folic (vitamin B9) trong các sản phẩm như chuối, dưa gang, chanh, gan, thận, bò,…
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như các loại hạt, đậu phụ, gan, thịt đỏ, hàu, ốc, lựu,…. Ngoài ra, có thể bổ sung bằng viên uống chứa sắt với định lượng 50 -100 mg.
- Vitamin A (Retinol) hỗ trợ phát triển tế bào gốc hồng cầu, cung cấp đủ lượng sắt tạo hemoglobin. Nó thường có nhiều trong cà rốt, rau xanh đậm, dưa hấu, khoai lang,…
- Rèn luyện thân thể: Tập thể dụng, vận động giúp cơ thể hấp thu thêm lượng lớn oxy. Từ đó, gia tăng khả năng sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin.
- Không sử dụng chất kích thích như hút thuốc, rượu bia: Chúng hạn chế tiết oxy và ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tế bào hồng cầu.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe thường xuyên, ít nhất 1 lần/năm để nắm bắt tình trạng hồng cầu và nguy cơ tiềm ẩn. Từ đó, có giải pháp can thiệp kịp thời.
- Truyền máu: Cần bổ sung lượng máu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Hồng cầu là gì?”. Hồng cầu là những tế bào máu nhỏ chứa hemoglobin, có trách nhiệm mang ôxy và loại bỏ khí carbon dioxide. Sự hiểu biết về hồng cầu giúp nhận thức về nhiều vấn đề sức khỏe, từ thiếu máu đến các bệnh lý nghiêm trọng. Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của hồng cầu và duy trì chất lượng cuộc sống. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.